Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng
Câu hỏi: Khi hành thiền, nếu thiền sinh thấy sân giận đang khởi sinh, nhịp thở tăng lên, cau mày, thay đổi tâm trạng, đau đớn, liệu thiền sinh có nên cố gắng chủ động loại bỏ chúng bằng các suy nghĩ tích cực, tâm từ, làm hơi thở chậm lại, … hay chỉ cần quan sát nó và nhìn nó ra đi?
Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.
Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 09/02/2012. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=eBVk0-pwlF0
[Sư A]: Tôi nghĩ rằng điều này còn tuỳ thuộc … Nếu nó chỉ xảy đến trong thiền, thì tôi sẽ bám vào nó và quan sát nó. Nhưng nếu thiền sinh là một con người với nhiều sân giận một cách tự nhiên, người nóng tính hoặc sân giận là một điều gì đó thường trực trong cuộc sống của họ, thì tôi nghĩ là nên thực hành thiền tâm từ hoặc những thứ như vậy, cùng với việc hành thiền vipassana. Nếu nó chỉ khởi sinh trong khi bạn ngồi thiền thì tôi khuyên là chỉ cần ngồi với nó và quan sát nó mà thôi.
Sư Yuttadhammo: Một câu trả lời hay và cô đọng. Nếu nó cứ tiếp tục xảy ra khi thiền thì bạn có thể sử dụng thiền tâm từ. Giả sử là bạn đang thực hành thiền vipassana, quan sát sự giận dữ, và niệm thầm ‘giận, giận’ (*), đang rõ biết về nó, rằng sân giận đang sinh lên và sẽ diệt đi. Bạn không chỉ nhận biết được sân giận mà còn nhận biết được cả sự đau đớn và những thứ khác kéo theo với sân giận. Bởi vì, sân giận chỉ là một phần rất nhỏ của những gì chúng ta thường có khi nhịp thở tăng lên. Đó không phải là giận, đó là nhịp thở tăng nhanh, sự cau có. Những điều đó là lý tính. Cái đau trong đầu, cái đau trong thân, sự căng thẳng trong thân là những thứ khác thường đi chung. Mấy thứ đó thì lại không phải là sân giận. Nó chỉ là lý tính, là thân, là cảm nhận.
Khi bạn thấy những điều này phát triển, bạn có thể nghiêng về phía tập thêm thiền tâm từ. Bởi vì đó là lý do chúng ta có các loại thiền này, các loại thiền bảo vệ chúng ta, những thiền sinh. Chúng ta thực hành thiền tâm từ gửi đến tất cả mọi sinh vật sống, tới những người mà chúng ta có vấn đề với họ. Khi bạn gặp khó khăn với một ai đó, ở cuối thời thiền của bạn, bạn có thể khẳng định lại chủ đích của bạn. Bạn thiết lập lại tâm của mình một cách đúng đắn. Ví dụ như khi bạn đang hành thiền vipassana, rồi bạn nghĩ về một ai đó. Nó khiến bạn thực sự giận dữ, và bạn niệm rằng ‘giận, giận’. Rồi tâm của bạn thực sự không còn ngăn nắp nữa. Khi đó bạn không thực sự chánh niệm. Bạn niệm ‘giận, giận’, và bạn thật sự giận dữ. Nhưng nếu bạn thiết lập lại tâm của mình một cách đúng đắn với thiền tâm từ hoặc tương tự, quyết tâm để tự bảo rằng, ‘không, chủ đích của tôi là con người đó sẽ hạnh phúc, rằng họ không nên bị khổ đau.’, ‘chủ đích của tôi là họ nên đạt được, chứ không phải mất mát.’ Khi bạn gửi đi các suy nghĩ yêu thương này, bạn xác nhận lại chủ đích của bạn. Rồi đến khi bạn trở lại hành thiền vipassana, bạn rõ ràng về chủ đích này. Nếu sân giận quay lại, bạn rõ ràng biết rằng đó chẳng phải là những gì bạn muốn. Điều đó khiến mọi thứ được dễ dàng hơn.
Đó là sự khác nhau giữa cách nhìn và sự uế nhiễm của tâm. Nếu bạn tin rằng sự sân giận của bạn là chính đáng, cách nhìn đó sẽ giữ sự uế nhiễm ở lại với bạn. Người này đã làm tôi đau đớn và họ nên chịu khổ đau. Điều đó là đúng. Họ phải bị khổ đau, bởi vì… Rồi nó giữ sự sân giận lại đó. Nên bạn sẽ chẳng thể đối trị nó được. Cho dù bạn niệm ‘giận, giận’ bao lâu đi nữa, nó cũng vẫn sẽ không bao giờ ra đi. Đó là một ví dụ về sự hữu ích của thiền tâm từ, nó không chỉ kìm nén và thay đổi trạng thái tâm, mà còn thay đổi luôn cả cách nhìn. Bởi vì, khi bạn niệm rằng ‘nguyện cho họ được hạnh phúc’, bạn nghiêng về suy nghĩ rằng họ nên được hạnh phúc, rằng việc họ được hạnh phúc là đúng đắn. Bạn niệm với bản thân rằng, ‘điều đó là đúng đắn’, ‘đó là điều mà tôi thực sự tin vào’.
(*) Sư Yuttadhammo thực hành và dạy pháp hành của Ngài Mahasi Sayadaw trong đó dùng từ ngữ cụ thể – mantra – để niệm các đối tượng trong tứ niệm xứ khi hành thiền. Ví dụ như khi đi thì niệm ‘bước chân phải, bước chân trái’
Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.
Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.
English Transcript (quickly jotting down)
Question: During meditation, if one feels anger building up, breathing increases, frowning, mood changes and pain, should one try to actively discard them with positive thoughts, metta, calming the breath, etc., or just watch it and see that also passes away?
[Yuttadhammo Bhikkhu] You want to start to finish?
[Bhikkhu A] I think this could depend if it’s just happening in meditation, then I say stick with it and watch it. If a person is naturally angry, person maybe has an explosive temper or something just in normal life, then I think practicing metta and such, along with their normal practice can be good. But if it’s just something arising while you’re sitting in meditation, then I just say sit with it and watch it.
[Yuttadhammo Bhikkhu] And it’s a very good and succinct answer, doesn’t have much to do really. But I would say one thing is that on top of that if it continues to come up in meditation, you can use lovingkindness, suppose you practice vipassana meditation and watch the anger saying to yourself, angry, angry, being clear about it as just being something that has arisen and will cease and so on, not just being aware of the anger, but also being aware of the pain and the other things involved, because anger is only a very small part of what we ordinarily consider to be the breathing increases. That’s not anger, that’s breathing increasing, the frowning. That’s not anger. That’s physical. The pain in the head, the pain in the body, the tension in the body. That’s also … none of it is anger. It’s physical and it’s body and it’s feelings.
But when you see when you see that this sort of thing is building up, you might want to inclined towards augmenting your practice with loving kindness. And it’s for this reason that we have these meditations as the [Pali] the meditations which protect you. So we will practice loving kindness to all beings, to beings that we have problems with. When you have a difficulty with someone, then at the end of your meditation, you’ll reaffirm you might not even call it loving kindness, but you could say a reaffirmation of your intentions. You’re setting your mind in the right way. So, suppose you’re practicing vipassana meditation and when you think of someone, you get really angry and you say angry, angry. And so your mind is bent out of shape. When your mind has been out of shape, you’re not really being mindful. You’re saying angry, angry, but you’re really angry. When you set your mind in the right way with with loving kindness or what appears to be loving kindness, it’s also a determination [Pali], saying to yourself, ‘no, my intention is that this person should be happy, not that they should suffer’. My intention is that they should gain, not that they should lose and so on. When you when you send these loving thoughts, you’re reaffirming your intention. So that when you go back and practice with vipassana, you’re clear about this. And when the anger comes up, you’re clear that that’s not what you want and that really makes it easier.
It’s the difference between view and defilement. The view locks the defilement in place when you believe that your anger is justified. This person hurt me and they should suffer, that’s proper for them to suffer, because of… Then it locks the anger. You can’t deal with it. You can say angry, angry, angry as much as you want. It’ll never go away. So this is an example of how loving kindness can be useful, not only to suppress and to change the mind state, but also to change one’s view. Because when you say to yourself ‘may they be happy’, you’re inclining to a view that they should be happy, that it’s proper for them to be happy. You’re saying to yourself, this is what is correct. This is what I truly believe in, as an example.