Hỏi & Đáp Thiền: Chánh niệm về hơi thở

Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng

Câu hỏi: Có phải chánh niệm về hơi thở là thực hành dành cho những thiền sinh mới bắt đầu? Chẳng phải mục tiêu là chánh niệm về mọi thứ, chứ không phải chỉ mỗi hơi thở?

Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.

Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 02/10/2011. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=QdM8n3x9vi0

Sư Yuttadhammo: À, điều đó còn tuỳ thuộc vào việc ý của bạn về chánh niệm về hơi thở là gì? Tuần trước, tôi đã trả lời một câu hỏi khác, nói về việc tập trung lên bụng. Hơi thở là một khái niệm. Nó không phải là sự thực hành cho thiền sinh mới. Mà nó là sự thực hành về một khái niệm. Sự thực hành đó chỉ có khả năng để làm tâm định tĩnh. Bản thân nó không có khả năng để dọn dẹp tâm, không có khả năng cho phép nhìn thấy một cách rõ ràng. Bởi vì, nó không tập trung lên danh-sắc, là đề tài liên quan đến câu hỏi mà tôi vừa mới trả lời. Nếu bạn không tập trung lên danh-sắc, bạn sẽ không bao giờ buông bỏ được ý nghĩ về cái tôi, cái ngã cả. Có nhiều kiểu tập thiền trong đó tin vào cái tôi, tin vào thượng đế, tin vào linh hồn. Bởi vì họ không nhìn thấy danh-sắc, họ đã không đi đến sự hiểu biết sâu sắc này, rằng cho dù bạn đang nói về điều gì, dù đó là thượng đế, là linh hồn, là cái tôi, những gì bạn đang thực sự đề cập đến chỉ là về việc thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm nhận và suy nghĩ. Và tất cả những điều đó thì lại không có gì khác hơn là danh-sắc. Nếu chỉ chánh niệm một cách cụ thể và nghiêm ngặt về hơi thở thì đó là thực hành thiền samatha (thiền chỉ, thiền định), là loại thiền chỉ có khả năng làm tâm định tĩnh.

Và như vậy cũng không có nghĩa là việc chánh niệm lên hơi thở không thể được sử dụng để nhìn thấy một cách rõ ràng. Nếu đó là hơi thở, cụ thể là hơi thở mà bạn đang đặt sự tập trung lên, thì đó là thiền samatha. Và đó là trường hợp của hầu hết mọi người. Họ tập trung lên hơi thở và tâm của họ trở nên định tĩnh. Sự định tĩnh đó vẫn có thể là hữu ích và được sử dụng để phát triển sự hiểu biết sâu sắc. Nhưng nó không phải luôn xảy ra như vậy. Nhiều người đã không tiếp tục phát triển trí tuệ sâu sắc theo sau sự định tĩnh mà họ đạt được. Bởi vì khi đó, khi họ đạt được một sự định tĩnh nhất định, họ thoả mãn với nó và nghĩ rằng họ đã đạt ngộ hay một điều gì đó như thế. Nhưng sẽ là khác đi, nếu bạn tập trung lên trải nghiệm lý tính của hơi thở, và đó là lý do tại sao chúng ta tập trung sự chú ý lên sự phồng xẹp của bụng (*). Sự phồng xẹp đó cũng là hơi thở. Nếu ai đó nói rằng đó không phải là chánh niệm về hơi thở thì họ thực sự quá giáo điều. Và đó là điều mà tôi đã nói về hơi thở ở mũi trong tuần trước. Quan sát bụng cũng tương đương với chánh niệm về hơi thở. Có một điều không thực sự rõ ràng là việc kinh sách dạy tập trung sự chú ý lên mũi hay lên bụng? Nhưng những gì rõ ràng trong kinh sách là việc mô tả chánh niệm về sự phồng và xẹp ở bụng. Nó được mô tả ít nhất là ở trong một bản kinh. Tôi sẽ cần phải tìm xem nó có còn được nói đến ở đâu khác nữa không. Nhưng tôi biết nó được mô tả ở trong Kinh Sammaditthi Sutta. Nếu không nhầm thì đó là ở câu chuyện mà Đức Phật dạy về yếu tố gió (một trong tứ đại, bốn yếu tố tạo nên vật chất) trong thân. Sự phồng xẹp chính là yếu tố gió trong bụng. Đó là một phần của yếu tố gió. Nó là một phần của trải nghiệm lý tính của chúng ta và gió được thể hiện qua áp suất. Áp suất đó đến từ bụng.

Nếu bạn tập trung sự chú ý lên khía cạnh đó của hơi thở, trải nghiệm lý tính liên quan đến hơi thở, thì nó chắc chắn là vipassana, là thiền vipassana, thiền tuệ, thiền minh sát. Và đó không phải là một bài tập chỉ dành cho thiền sinh mới.

Có một điều chúng ta cần phải nhận ra trong thiền rằng, chúng ta thực sự chẳng đi đâu cả. Chúng ta không cố gắng để đi đến một nơi nào cụ thể cả. Con đường này giống như một con đường gồm nhiều ngã đi vào bên trong. Bát chánh đạo không mang bạn tới một nơi chốn cụ thể nào cả. Bạn không đi ra ở ngoài kia. Bạn quay trở lại bên trong mình, cho đến khi tâm không đi đâu nữa cả. Có người gọi đây là con đường hướng vào bên trong (inward path). Và có một nhà xuất bản ở Malaysia có tên là Inward Path, là một cái tên rất hay. Bởi vì đó là nơi mà con đường sẽ dẫn tới. Nên chẳng thực sự có một thứ gì gọi là thực hành cho thiền sinh mới cả.

Bất cứ thứ gì hữu ích vào thời điểm bắt đầu, nếu nó thực sự là hữu ích, nó sẽ dẫn dắt bạn trên toàn bộ hành trình. Ngay từ khi mới bắt đầu, bài tập mà bạn thực hành đầu tiên có tiềm năng dẫn dắt bạn đến cuối con đường. Bởi vì, chừng nào sự tập trung là lên danh và sắc, thì nó sẽ mang bạn hoặc là nó có tiềm năng mang bạn đi trong suốt hành trình đến đích cuối. Đó là một cách để trả lời câu hỏi của bạn.

 Nhưng trong thực hành thì sự tập trung lên bụng sẽ không mang lại sự hiểu biết sâu sắc, không mang lại sự nhận biết được sự thật. Vấn đề là chừng đó thì chưa đủ. Ý nghĩ tránh những thứ khác (ngoài hơi thở) là một điều tốt. Nhưng nó không phải là điểm quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất là tâm thì năng động hơn nhiều. Và tâm sẽ thất bại, ít nhất là vào thời điểm mới bắt đầu, để nắm bắt được đầy đủ thực tại của những gì đang được trải nghiệm. Bởi vì tâm bị phân tán, chạy lung tung khắp nơi, đặc biệt là khi mới hành thiền, nên bạn cần phải cho nó một đề mục, một đối tượng để đặt sự chú ý lên đó. Nên thực ra, chúng tôi không bao giờ khuyên bất cứ ai chỉ tập trung sự chú ý lên bụng. Nếu họ đang thực hành anapanasati (một loại thiền định tập trung sự chú ý và tỉnh thức vào hơi thở), thì họ đang thực hành thiền với mục đích đạt được sự định tĩnh. Và họ cũng có các lý thuyết khác với thiền vipassana. Nhưng ý tưởng thì hầu như là cố gắng để định tĩnh trước. Và nếu bạn đạt được sự định tĩnh, bạn sẽ đánh mất phần còn lại. Bạn sẽ cố gắng lãng tránh, cố gắng bỏ qua những thứ còn lại (ngoại trừ đề mục mà bạn đang hành thiền, mà trong trường hợp này là hơi thở). Bạn đang cố gắng để vào trạng thái tâm hợp nhất (trance). Từ trance này có thể là một từ không đúng. Nhưng đại loại là như vậy. Ý tôi là bạn đang cố gắng để tâm bạn đạt tới một mức độ mới của trải nghiệm, một mức độ được điều kiện hoá của trải nghiệm. Và điều đó ngăn chặn khá nhiều thứ, nó cắt đi mất rất nhiều các phần trải nghiệm khác mà chúng ta có thể có.

Ngược lại, nếu bạn đọc Kinh Tứ niệm xứ (Satipatthana Sutta), bản kinh về bốn nền tảng của chánh niệm, ý tưởng lại là cần làm điều ngược lại. Rằng nếu bạn cảm thấy giận hay khó chịu, thì bạn biết rằng bạn giận hay khó chịu. Do đó, bạn tích hợp mọi thứ vào với việc hành thiền của bạn. Đó là loại thiền mà tôi đang dạy. Như tôi đã có nói, tôi sẽ không bao giờ bảo mọi người tập trung chỉ vào bụng. Chúng tôi cũng sử dụng nó, như bạn nói, làm bài tập cho thiền sinh mới. Nhưng những điều tôi đang nói thì lại không phải là thực hành cho thiền sinh mới. Mà nó có tiềm năng mang bạn đi trên toàn bộ con đường. Sự tập trung vào phồng xẹp có thể được gọi đúng hơn là một ví dụ của thực hành, thay vì gọi nó là thực hành hay bài tập cho thiền sinh mới. Nó chỉ là một trong vô số những cách thiền mà bạn có thể tập.

Khi bạn đã học được cách để hành thiền như vậy (quan sát phồng xẹp), thì chúng tôi bắt đầu bảo bạn rằng, ồ, thực ra, ngay từ đầu, chúng tôi đã nói về các cảm giác, về tâm, về pháp. Có bốn niệm xứ là nền tảng của chánh niệm bao gồm: kaya (thân), vedana (thọ), tâm (citta), và pháp (dhamma). Nếu bạn đọc cuốn sổ tay hành thiền của tôi, bạn sẽ thấy nó. Tôi nghĩ là tôi đã giải thích khá rõ ràng rằng thực ra bụng chỉ là một ví dụ. Nhưng tại sao tôi lại nhấn mạnh về nó ở thời điểm bắt đầu? Đó là bởi vì quyền năng của nó, của sự phồng xẹp này. Tôi nghĩ là rất nhiều người đã bỏ lỡ về điều này. Làm sao có thể tưởng tượng được rằng chỉ cần đơn giản niệm thầm với bản thân rằng ‘phồng, xẹp’ và rồi những hiểu biết, những trí tuệ sâu sắc có thể đến từ điều đó. Tôi từ chối rằng đó là bài tập dành cho người mới bắt đầu. Bởi vì tôi không muốn bạn nghĩ rằng đó là điều đầu tiên chúng tôi đưa cho bạn, và sau đó chúng tôi sẽ đưa cho bạn các thực hành khác. Chúng tôi không muốn bạn nghĩ rằng đó chỉ là bài tập đầu tiên hay đó chỉ là bước đầu tiên.

Chỉ đơn giản quan sát sự phồng xẹp và sau đó, nó có thể dẫn dắt bạn đến với sự giác ngộ. Và chắc chắn là cho bất cứ ai thực hành bài tập này, nó sẽ khiến bạn thay đổi cách bạn nhìn thấy thực tại. Và điều đó lại thường là một vấn đề cho mọi người. Có một video mà tôi đã thu hình và tôi rất hài lòng về nó. Bởi vì nó cần được làm và cần được nói ra. Nó liên quan đến vấn đề này. Tên của nó là “Trải nghiệm về thực tại” hay một điều gì đó như vậy. Cơ bản thì nó nói về thiền và những trải nghiệm không tốt mà chúng ta gặp phải. Nhưng thực ra, các trải nghiệm đó lại là các thực hành đúng đắn. Trong video đó, tôi đã nói về phồng xẹp như là một ví dụ. Bởi vì sau một hồi quan sát phồng xẹp, nó trở nên căng thẳng, nó trở nên khó chịu và chúng ta chẳng thể điều khiển nó, và rồi chúng ta cố gắng điều khiển nó. Do đó, chúng ta nghĩ rằng thiền là không tốt, là kinh khủng, là sai lầm cho chúng ta. Hoặc có thể là chúng ta không phù hợp với thiền. Tôi luôn thích thú cách mà các học trò của tôi ở Thái Lan luôn nói với tôi rằng, ‘con chẳng phù hợp với phồng và xẹp’ hay là ‘con không thấy nó phù hợp.’ Họ thấy thú vị hơn với việc đếm hơi thở. Vì nó bình yên hơn, đáng tin cậy hơn. Bởi sau khi đếm một thì sẽ là hai, là ba, là bốn. Nó thực sự khá yên lòng. Nhưng nếu là phồng và xẹp thì bạn chẳng biết được điều gì sẽ đến kế tiếp. Nên nó thôi thúc bạn bỏ đi.

 Đó là tất cả những gì tôi muốn nói. Đó là điều đầu tiên chúng tôi yêu cầu thiền sinh thực hành và bạn có thể tập trung nhiều đề mục khác nữa. Mà cuối cùng thì bạn sẽ tập trung chú ý lên tất cả mọi thứ. Nhưng đừng vứt bỏ phồng xẹp. Luôn quay trở lại với nó. Nó là một đề mục tuyệt vời và là duy nhất. Nó luôn ở đó. Nó luôn có ở đó để dạy bạn một điều gì đó, các tầng của sự vật. Nó có thể dạy bạn một cách đáng kinh ngạc.

(*) Sư Yuttadhammo thực hành và dạy pháp hành của Ngài Mahasi Sayadaw trong đó dùng từ ngữ cụ thể – mantra – để niệm các đối tượng trong tứ niệm xứ khi hành thiềnVí dụ như khi đi thì niệm ‘bước chân phải, bước chân trái’

Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.

Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.

English Transcript (quickly jotting down)

Question: Ok, is mindfulness on the breath, a beginners practice? Isn’t the goal to be mindful of everything, not just the breath?

Well, it depends what you mean by mindfulness on the breath, mindfulness of the breath, I guess. I don’t… I’m not sure if I said it. I did another answer, another question. I think last week on, I think something of the sort why we focus on the abdomen. That’s what it was, right? So I did talk about it that the breath is a concept. So it’s not a matter of being a beginner’s practice. It’s a matter of being a conceptual practice, a practice that only has the potential ability to calm the mind. And it doesn’t by itself have the ability to clear the mind, to allow one to see clearly. Because it’s not focused on namarupa, which is related to the question I just answered. If you’re not focusing on namarupa, you’ll never get rid of this idea of self, the ego. You know, there are many meditative contemplatives out there who believe in yourself, who believe in God, who believe in the soul and so on, and have this this view. Because they haven’t seen namarupa. And they haven’t come to have this profound realization that it doesn’t matter what you talk about, if you talk about God or a soul or a self, what you’re really talking about is seeing, hearing, smelling, tasting, feeling and thinking which are all nothing more than namarupa. Mindfulness specifically or strictly about the breath is a samatha practice,  a practice which only has the potential to calm the mind.

And now that doesn’t mean that what we generally call mindfulness of the breath can’t be used to see clearly. But if it’s the breath, specifically the breath that you’re focusing on, then it is. And for many people, this is the case. They focus on it and their mind becomes calm. That calm can be useful. It can be used to develop insight, but it doesn’t have to be. And many people don’t develop subsequently insight. And there’s content with the calm and they think they’re enlightened or so on and so on. But if you focus on the physical experience of the breath, and this is why we focus on the stomach rising, falling. Because that’s the breath. Anyone who says that’s not mindfulness in the breath is really being dogmatic. And this is what I was saying about the nose, right, last week. The stomach is equally mindfulness of breathing it. You know, if the texts say focus on the nose or focus on the stomach, it’s not really clear. But  what’s clear in the text and what I didn’t mention I said it promised I was going to say last week was where the in the texts, they talk about mindfulness of the rising and falling in the abdomen. And it’s in one Sutta at least. But I have to look it up where else it is. It’s in the Sammaditthi Sutta, I believe if I’m not wrong, where story, Buddha talks about the winds in the body and it’s something that the Buddha has talked about. The wind in the body, the wind element. And it’s the rising and falling or sorry, the winds in the stomach. This is the part of the wind element. And so it’s a part of our physical experience and by wind means the pressure, so the pressure that comes in the stomach. And specifically mentioned in the Sammaditthi Sutta… I’m not a scholar by any means.

So if you’re focusing on that aspect of the breadth, the physical experience that relates to the breath, then it certainly is Vipassana, it’s insight meditation. And it’s not a beginners practice. Because one thing we have to realize in meditation is that we’re really not going anywhere. We’re not trying to get somewhere. The path is like this imploding path. The eightfold noble path doesn’t doesn’t take you somewhere. You’re not going out there. You’re coming back inside until the mind doesn’t go anywhere. Some people call it the inward path. And there’s the Buddhist publishing group in Malaysia called the Inward Path, which is a really good name. Because that’s where this path is leading. So there’s really no such thing as a beginners practice, anything that is useful in the beginning, if it’s really, truly useful, it’s going to lead you all the way.

And from the very beginning, the practice that you start with has the potential to take you all the way to the end. Because as long as it’s focusing on nama and rupa, it’s going to take you or it has the potential to take you all the way to the end. That’s one way of answering.

But, in practical terms, the problem with focusing on the stomach is not that that it’s not going to bring about insight and realization of the truth. The problem is that it’s not enough. And well, the idea of avoiding other things is a good point. But it’s not really the most important point. The most important point is that the mind is more active than that. And the mind will fail to, at least in the beginning, will fail to fully grasp the reality of what it’s experiencing. And because the mind is distracted and because the mind is running all over the place, especially in the beginning, that you have to give it some other objects to pay attention to. So I mean, in that sense, really, it’s true. And we never recommend for anyone to focus simply on the the abdomen. If you’re talking about someone, if you’re questioning about someone who practices anapanasati, then generally they’re practicing anapanasati for the purpose of gaining calm. And they have different theories on this as well. But mostly the ideas that they’re going to gain calm first. And if you’re going to gain calm, then, yeah, you do lose the rest. You’re trying to avoid them and you’re trying to ignore them. Because you’re trying to enter into a trance state or a state. Maybe not exact, maybe trance is pejorative word. But it’s sort of a trance. I mean, you’re trying to get your mind into a new level of experience, a conditioned level of experience. And that blocks out quite a bit. It cuts off quite a bit of our spectrum of experience.

On the other hand, if you read the Satipatthana Sutta, the discourse on the four foundations of mindfulness, it seems like the idea is to do the opposite. That if you feel angry or upset, then you know that you’re angry or upset. And therefore you do incorporate everything into your practice. That’s the practice that I teach. I would never, as I said, we don’t tell people to focus simply on the stomach. We use that as well. Yeah, as you said, the beginners practice. But what I was saying it’s not a beginners practice is that it has the potential to take you all the way. But maybe better than a beginners practice… it’s an example practice. It’s just one of an infinite number of practices that you could undertake.

Once you learn how to do that, then we start telling you, well, actually, in the beginning, we’ll tell you about the feelings, about the mind, about the dhamma. There are four satipatthana: kaya, vedana, citta,dhamma. If you’ve read my booklet on how to meditate, you will see that. I think I explained that quite clearly, that actually the abdomen is just an example. But why I stress in the beginning? Because what was on my mind was the the power of this, the rising and the falling. And I think a lot of people missed that. How incredible it can be to simply say to yourself, rising and falling and the profound insight that can come from it. Why I deny that it’s a beginner’s practice is because I don’t want you to think that just because, you know, it’s the first thing that we give you and then later we give you other practices that it was only the first thing or it was only the first step.

Simply watching the rising and the following can can lead you to enlightenment. And it certainly leads everyone who practices it to change the way they look at reality. And that’s often the problem. There’s one there’s one video I did that I was really happy about. Because it’s one that really needs to be done and needs to be said. It’s in regards to this. What was it called? Experience of reality or something. I titled it some silly name. But it was basically what is the meditation and all of those bad experiences that we have that are actually right practice. And basically, I hope in that video or I think in that video I talked about, how the rising and falling is a good example. Because it becomes stressful and it becomes unpleasant and we can’t control it and we try to control it. And therefore, we think this meditation is bad and terrible and wrong for us. And maybe we’re just not good at it. I love how my students from Thailand would always tell me, I’m just not suited to the rising and falling or I just don’t find it suitable. [Thai]. The word [Thai], which means I’m just not into it, basically, which is always funny. Because it means that they’re not having fun with it. It’s much more fun to count in one, out one, in two, … It’s much more peaceful, much more dependable. Because you know, that after one comes two and then three and then four. It’s quite reassuring, actually. But when you are rising, falling, you don’t know what’s going to come next. And so it forces you to let go.

That’s all I wanted to say. But it is the first thing we give and there’s a lot more that you can focus on. And in the end, you should really be focusing on everything. But don’t discard the rising and falling. Always come back to it. It’s a wonderful, fairly unique object. I suppose. It’s always there and it’s always there to teach you something, you know, and the layers of things that it can teach you is quite incredible.

Leave a Reply