Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng
Câu hỏi: Tối qua, trong lúc hành thiền, con trông thấy trong đầu con những hình ảnh ghê sợ và có cảm giác râm ran như kiến bò trên mặt, bởi vì con sợ. Điều này có thể là do các cuốn phim kinh dị hoặc do những gì đã xảy ra rất lâu, từ nhiều năm về trước. Làm sao con có thể vượt qua nổi sợ hãi này ạ? Mọi thứ đều ở trong đầu của con hết.
Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.
Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 01/12/2011. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=doENZOhP42I
Sư Yuttadhammo: Tôi còn nhớ khi tôi mới hành thiền lần đầu, tôi nghĩ là một số bạn đã biết câu chuyện này, tôi đã xem bộ phim The Godfather (Bố già) ngay trước lúc tôi hành thiền. Trước đó, tôi chưa từng xem The Godfather, nên tôi làm liền một mạch tập 1, 2, và 3. Tôi đã xem những khuôn mặt sẹo bị cắt vụn. Tôi đã không nghĩ là sẽ có vấn đề gì. Nhưng khi hành thiền, tôi đã có trải nghiệm này: có một giọng nói phát ra không biết từ đâu, nói rằng ‘Tao đã nói với mày rằng đừng có quay trở lại đây.’ Đó chính xác là những gì được nói ra, chẳng có ý nghĩa gì cả. Và âm điệu của giọng nói đó thì hoàn toàn ác ý và xấu xa. Nhưng điều này đã không xảy ra sau đó. Nó xảy ra ngày càng ít hơn khi tôi hành thiền.
Điều quan trọng là thực hành một cách đúng đắn. Nhưng nhiều thiền sinh vẫn có các trải nghiệm này, và với họ, điều này thì ngày một nhiều hơn. Đó là bởi vì họ khuyến khích các cảm giác này. Họ trao cho chúng quyền lực. Chúng ta chỉ có thể bị tra tấn bởi những thứ mà chúng ta cho nó quyền lực và chúng ta chỉ có thể bị ám ảnh bởi những điều mà chúng ta cứ muốn kéo dài, khuyến khích chúng có mặt ở trong tâm của chúng ta.
Tôi biết một vài người trở nên điên rồ khi hành thiền. Tôi biết một vị sư, người đã tự tử nhiều lần (cắt cổ tay, tự thiêu, …). Vị sư đó đã thực hành không đúng cách. Tôi nghĩ là bây giờ sư đã ổn hơn và đã bắt đầu điều trị bằng thuốc. Nếu bạn thực hành một cách đúng đắn thì những điều (điên rồ) này sẽ từ từ ra đi.
Nó cũng là một trả lời quan trọng khác cho câu hỏi của bạn, cho ý nghĩ rằng ‘tất cả đều ở trong tâm của bạn’. Khi nghe được tiếng nói hoặc thấy được điều gì đó, mọi người sẽ tự hỏi ‘có phải tôi đang thực sự nhìn thấy nó hay điều đó chỉ là ở trong đầu của tôi?’, ‘tôi đang thực sự nghe tiếng nói đó hay nó chỉ là ở trong đầu của tôi?’. Vị sư mà tôi kể ở trên đã nghe được nhiều giọng nói trong đầu của sư. Đối với vị ấy và cũng như đối với hầu hết mọi người, đó lại là một điều quan trọng. ‘Nó là thật hay nó chỉ ở trong tâm của tôi?‘. Tôi thường nhận được nhiều câu hỏi như vậy từ người Thái. Lý do là họ có định tâm tốt và tâm của họ khá tập trung. Do đó, khi hành thiền, họ cứ nhìn thấy rất nhiều ánh sáng, màu sắc, và hình ảnh. Và họ luôn hỏi tôi rằng, ‘liệu đó có là thực không?’
Từ quan điểm của Phật giáo, đó là một câu hỏi kỳ quặc – câu hỏi liệu nó có phải ở trong đầu của bạn không? Nó không phải là tất cả về câu hỏi của bạn, nó cũng không phải là tất cả cho câu trả lời cho câu hỏi của bạn. Nhưng nó lại là một điểm quan trọng. Có phải tất cả là ở trong tâm của tôi?
Hãy nhìn xem, chẳng có cái tôi nào cả. Cũng chẳng có gì có thể là của tôi. Không có cái đầu nào cả. Như vậy, câu hỏi này đã thực sự chia thực tại ra thành các phần nhỏ hơn. Đó có phải là trải nghiệm mà bạn có? Vì sao như vậy? Bởi vì bạn chẳng thể hiểu được thực tại bằng một cách nào khác hơn, ngoài việc phải có trải nghiệm thực sự. Đó là một câu hỏi lớn, một câu hỏi cho triết học. Điều gì là thực? Điều gì là thực tại? Tôi chẳng thể hình dung có một cách nào khác hơn để hiểu thực tại, ngoài việc phải trải nghiệm thực tế. Có vẻ là ngớ ngẩn để cho rằng có thể có một định nghĩa khác hơn cho thực tại. Nhưng thực ra là vẫn có các định nghĩa khác. Đây chỉ là định nghĩa mà tôi đưa ra cho bạn, như cách tôi hiểu, là cách mà Đức Phật hiểu về thực tại, rằng thực tại là trải nghiệm.
Như vậy, những khuôn mặt mà bạn nhìn thấy thực ra là sự nhìn thấy các khuôn mặt. Đó là một trải nghiệm thực, trừ phi bạn nói dối với tôi. Đó là trải nghiệm của sự nhìn thấy những khuôn mặt, đúng thế không? Tôi có đúng không khi nói rằng các hình ảnh là thực và nó đi kèm với những con người cho rằng họ là thượng đế? Mọi người hành thiền và nói rằng, tôi đã nhìn thấy thượng đế và do đó, tôn giáo X là sự thật. Và đó là chỗ mà Phật giáo khác với các tôn giáo khác. Thiền Phật giáo khác biệt so với các loại thiền khác ở chỗ mà tôi mới mô tả. Mọi người nhìn thấy thượng đế và trở thành một với thượng đế. Nhưng Phật giáo thì chỉ xác nhận rằng đã có một trải nghiệm của sự thấy. Đó là tất cả những gì bạn có thể chân thành mô tả về trải nghiệm của cái ‘thấy’ đó, mà không thêm vào bất cứ một sự suy đoán nào.
Sự thật của trải nghiệm của bạn là đã có một sự nhìn thấy, cũng tương tự như những gì tôi đang nhìn thấy tại thời điểm này. Khi tôi nhìn vào anh A, có một trải nghiệm của cái thấy, một sự thấy. Và tôi không có ý nghĩ gì về những điều tôi đang nói (nếu tôi chỉ dừng lại ở sự thấy đó). Một ví dụ khác là khi anh ấy nghe giọng của tôi, có một trải nghiệm của cái nghe, sự nghe. Và anh ấy nhìn tôi như thể tôi thật là điên khùng, bởi vì anh ấy không hiểu những gì tôi nói (nếu anh ấy chỉ dừng lại ở cái nghe). Đó mới là sự thật, là thực tại. Trải nghiệm của anh ấy chỉ là một âm thanh. Cũng chỉ giống như trải nghiệm của tôi khi nhìn anh ấy, chỉ là sự nhìn thấy. Điều khác nhau ở đây chỉ là những gì đang diễn ra trong tâm. Đối với trải nghiệm nghe, anh ấy chẳng có ý tưởng gì trong trí óc, ngoại trừ một việc rằng ‘chẳng biết ông khùng điên này đang nói gì đây? tôi không thể biết được ông ấy đang nói gì’. Trong khi tôi thì lại nhìn anh ấy và tôi có thể suy ra rằng, ‘à, đó là anh A’. Nhưng tất cả mọi thứ đó đều xảy ra ở trong não, ở trong tâm. Còn thực tại của trải nghiệm thì vẫn chỉ là những cái thấy / sự thấy, những cái nghe, cho dù bạn có hiểu nó bằng cách nào đi nữa.
Vì sao đây lại là một điều quan trọng cần phải giải thích? Bởi vì, nó không phải là những gì bạn định nghĩa về thiền. Khi bạn nhìn thấy một điều gì đó, nó nên chỉ là sự nhìn thấy. Khi bạn có một cảm giác kiến bò trên mặt, vâng, bạn có một cảm giác kiến bò trên mặt. Nó cũng quay trở lại câu hỏi về việc bằng cách nào, và đó cũng lại là một điểm quan trọng mà tôi không nghĩ ai trong chúng ta đã đề cập đến, bằng cách nào chúng ta kết nối những điều này lại với nhau? Giả sử bạn có cơn đau trong thân và bạn có các ký ức. Và rồi bạn có thể đi đến một giả thuyết / lý thuyết nghe hoàn toàn là hợp lý để cho rằng chúng có sự kết nối với nhau. Nhưng giả thuyết đó lại chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cho bạn cả. Mà thực ra, nó lại làm hại bạn. Bởi vì bạn đã vừa tạo nên một thứ mới. Bạn vừa tạo nên một mối liên kết mới. Bạn có hai trải nghiệm và bạn vừa tạo ra trải nghiệm thứ ba mà thực ra không tồn tại. Bạn đã vừa tạo ra một sự tồn tại, là sự kết nối giữa hai trải nghiệm mà bạn có trước đó. Và đó mới là nơi mà vấn đề khởi sinh. Đó là nơi vấn đề bắt đầu tồn tại. Nếu bạn chỉ có sự đau và một ký ức (hai điều này riêng rẽ), bạn không có vấn đề nào cả. Khi đó, bạn có một ký ức, đó là bạn đang suy nghĩ. Và bạn có sự đau, đó là bạn có sự đau. Khi bạn có cảm giác kiến bò trên mặt, nghĩa là bạn có cảm giác kiến bò trên mặt bạn. Khi bạn có các hình ảnh, nghĩa là bạn có các hình ảnh. Chúng chỉ là sự nhìn thấy.
Bạn có thể đọc qua các bản Kinh Phật giáo và đó là những gì bạn sẽ tìm thấy. Và đó là một điểm cực kỳ quan trọng. Tôi nghĩ rằng đó là điểm cốt lõi để có thể hiểu được tư tưởng Phật giáo và pháp thiền Phật giáo. Và đó cũng là nền tảng để chúng ta xây dựng và phát triển việc hành thiền của chúng ta. Nếu bạn phát triển việc hành thiền theo cách này, giả sử là bạn học thuộc lòng nó và hành thiền dựa trên ý tưởng cốt lõi này, sẽ không có cơ hội để cho mọi thứ trở nên tệ hơn cũng như mang đến các vấn đề cho bạn hoặc bất cứ điều gì làm bạn sợ hãi.
Những gì bạn đang làm khi bạn cho phép khởi sinh sự sợ hãi chính là do bạn đang nuôi nấng nó, tạo ra các căng thẳng. Năng lượng khởi sinh trên nền tảng của sợ hãi đang nuôi nấng nó. Đó là lý do tại sao tôi cho rằng tạo nên tham muốn, nghĩ rằng năng lượng đó sẽ giúp bạn thực ra là một ý tưởng tồi. Bởi vì, năng lượng đó thực sự đang củng cố, làm mạnh thêm thói quen của tham muốn, làm mạnh mẽ hơn thói quen của sợ hãi. Khi bạn cho sợ hãi sự khởi sinh, bạn chỉ có thể trở nên sợ hãi hơn vào lần kế tiếp. Bởi vì, năng lượng đó sẽ làm rối tung não của bạn, làm rối tung tâm của bạn. Nó có quyền lực đến tâm như vậy. Bạn cần năng lượng không tốt đó để “liên kết cứng” thông tin này vào não của bạn. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói.
[Ni sư]: Tôi muốn thêm một điều rằng nếu bạn muốn vượt qua được sự sợ hãi, bạn cần phải chấp nhận nó như nó đang là, chỉ là ‘sự sợ hãi’. Bạn cần phải đối diện với nó. Có một điều sẽ xảy ra khi chúng ta sợ hãi. Đó là chúng ta cứ làm cho nó lớn chuyện thêm. Chúng ta làm cho nó trở nên to lớn hơn những gì nó thực sự đang là. Sợ chỉ là một cảm giác của sự sợ hãi. Điều đó chẳng có gì thực sự đặc biệt. Nó không phải là một tình huống đe doạ cuộc sống thực sự và nó chỉ diễn ra trong tâm. Nếu chúng ta thấy nó chỉ như nó đang là, nếu chúng ta không làm nó lớn chuyện lên, nếu chúng ta không xem nó như là một việc cá nhân, nếu chúng ta không nghĩ rằng ‘ồ, tôi sợ rằng tôi sẽ cần phải làm một điều gì đó… nó sai quá’ thay vì chỉ cần chấp nhận nó như nó đang là thì sẽ dễ dàng hơn nhiều để có thể buông bỏ nó.
Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.
Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.
English Transcript (quickly jotting down)
Question: Last night when I was meditating, I saw scary images in my mind and tingling sensation in my face because of being afraid. Maybe it’s because of scary movies, but this is a very sorry meditating so many years ago in the past. How do I overcome this being afraid and it is all in my head?
I remember when I first meditated, and I think some of you know, my story, how I was watching The Godfather movies right before I went to practice meditation, I’d never seen The Godfather. So I watched one, two and three all together. And then I watched scarface to top it off. I don’t think it has much to do with it. But then when I was meditating, I had this experience of a voice saying, you know, just totally out of the blue and out of nowhere, just saying, ‘I told you not to come back here’. That’s almost exactly what it said, which has no meaning. And it was just this totally mean and vicious sort of voice. But that sort of thing didn’t happen later, and it certainly happened less, these kind of things certainly happened less and less and less as I practice. Important thing is to practice correctly. On the other hand, there are meditators for whom these things happen more and more and more. And there’s no doubt about why that is. It’s because they’re encouraging them. They’re giving them power. We are only tortured by those things that we give power and we are only haunted by those things that we perpetuate, that we promote in ourselves.
So I know people who have gone crazy meditating, I know one monk who tried to kill himself several times, slit his wrists, set himself on fire, totally wrong practice, totally out to lunch. I think he’s gotten a lot better now and he started taking some medication for it and so on. But if you’re practicing correctly, this will slowly go away. The point is that and it’s another important answer to your question, the idea of is it’s all in my mind. Because when people hear voices or they see things, they wonder, am I really seeing or is it all in my mind? Am I really hearing voices or is it all in my mind? This monk I’m talking about heard voices. And to him and to most people, it’s an important point. Is it real or is it in my mind and I used to get this a lot with the Thai people because Thai people have good concentration and their minds are fairly focused. And so they do see a lot of bright lights and colors and pictures. And they’re asked they always ask me, is it real?
From a Buddhist point of view, it’s a peculiar sort of question, though, the question of whether it’s in your head. This isn’t all of your question. It isn’t all of the answer. But it’s an important point. Is it all in my head? See, there’s no me. So there can be no mine. There’s no head. So the question really breaks down reality. Is that experience that you had? And why it is because how else can you understand reality? It’s a big question. It’s a question for philosophy. What is real? What is reality? I can’t imagine any other way of understanding reality than that which is experienced or experience. It seems to be absurd to think that there could be any other definition of reality. And of course, there are many different definitions of reality. So, the one I’m giving you, I hope, and as I understand, is the Buddha’s understanding of reality, that reality is experience. And so those faces that you saw were really a vision of faces. You really or there really was an experience, unless you’re lying to me, an experience of seeing faces, right? Am I correct that images or images that was real, it goes along with these people who say they saw God. People practice meditation and say, I saw God and therefore, religion X is the truth. Know, I saw Jesus and therefore Christianity is the truth. Jesus came and talked to me. And this is where Buddhism is, I think should be seen as different, Buddhist meditation should be seen as different from a meditation of the sort that I described. One sees God and becomes one with God or someone. Because Buddhism was a yes, there was an experience of seeing. But that’s all you can honestly say about it without entering into speculation.
The truth of your experience is that there was a vision just like what I’m seeing now. When I look at [name of the person], there’s a there’s an experience, a vision. I have no idea what I’m saying. And so as an example, when he hears my voice, there’s an experience of hearing. And he’s looking at me like I’m crazy because he doesn’t understand it. But that’s the truth. His experience is just a sound. Just like my experience of looking at him is just seeing. The difference is what goes on in the mind. He has no mental idea, except what’s this crazy guy saying? I can’t can’t make out what he’s saying. And I look at him and I can make out that’s [name of the person]. But this is all happening in the brain, in the mind. The reality of the experience is still just a seeings, still just a hearing, no matter how you understand it. So why this is an important thing to explain is because that’s what shouldn’t define your meditation. When you see something that should be just seeing. When you have a tingling sensation in your face, yes, you had a tingling sensation in your face. It also goes back to the question about how and it’s an important point that I don’t think either of us mentioned is that how we make these connections. So you have the pain in the body and you have the memory. And you can come up with a theory which is totally sound to say that they are connected. But that theory does you no good whatsoever. It in fact does you harm. Because you’ve created something. You’ve created a link. You have two experiences and you’ve created a third one that doesn’t exist. You’ve created a third entity, which is the connection between these two. And that’s where the problem arises. That’s where problem first comes into being. When you have just a pain and just a memory, you have no problem. When there’s a memory, you’re thinking when you have the pain, you have pain. When you have the tingling in your face, you have the tingling in your face. When you have the pictures or the images, you have images. They’re seeing. You can read through the Buddhist sutta and this is what you’ll find. And this is an incredibly important point. I think that one that is core to understanding of Buddhist thought and meditation. And it’s the basis on which we should develop our meditation. If you develop meditation in this way, there’s no chance, assuming that you keep it in mind and take it to heart and do based your meditation on this idea, there’s no chance that such things will get worse and lead to any problem that anything that you should be afraid of. What you’re doing when you give rise to the fear is feeding it, creating a tension and a stress. And, you know, the energy that arises based on the fear is giving power to that. This is why I would say that creating desire, thinking that the energy is somehow going to help you is really a bad idea. Because that energy is actually strengthening the habit of the desire. That it’s strengthening the habit of the fear.
When you give rise to fear, you’re only going to become more afraid next time. Because the energy is messing with the brain, right? And it’s messing with the mind. It has a power to it. And, you know, you need the energy to hardwire the information into the brain. So. I think that’s all I have to say about that.
[Bhikkhuni] I want to add here that if you want to overcome that being afraid, then you have to accept it as what it is, as just being afraid. You have to face it. And one thing that happens when we are afraid is that we make a big deal out of it. We are making more out of it than it actually really is. Being afraid is just a feeling of being afraid. This is nothing really special. It’s not a real life threatening situation or so it’s going on in the mind. When we see it as it is, I lost a little bit what I wanted to say, but it’s then much easier to let go of it, when we don’t make such a big deal out of it, when we don’t take it personal, when we don’t think, ‘oh, I’m afraid I have to do something that’s wrong instead of just accepting it as it is.