Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng
Câu hỏi: Cách nào là tốt nhất để bắt đầu mà không bị thất vọng?Có vẻ như con không thể duy trì đủ tĩnh tâm được để hành thiền.
Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.
Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 19/09/2010. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=7YLGJdbuWm4
Sư Yuttadhammo: Cách tốt nhất để bắt đầu là tìm đến một thiền viện, nơi mà bạn có thể trải qua một quá thiền dài ngày. Điều đó sẽ giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề mà bạn có thể gặp phải, sự thất vọng, những thứ dẫn đến thất vọng. Khi bạn được học trực tiếp cùng với thiền sư, bạn sẽ có được rất nhiều lời giải thích. Và cường độ của việc hành thiền thực sự cho phép bạn vượt qua rất nhiều thứ chướng ngại khi mới bắt đầu. Quyền năng của việc thực hành là rất lớn và có thể giúp giải quyết được sự thất vọng gây ra bởi một dòng bất tận của các chướng ngại và khó khăn trong thiền. Bạn sẽ cảm thấy được khuyến khích bởi sự thật rằng, chỉ trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, bạn đã có thể vượt qua chúng. Nhưng cho dù bạn có vào khoá thiền hay không đi nữa thì cần phải hiểu rằng, tự bản thân bạn phải trả lời câu hỏi này.
Lý do bạn thất vọng là bởi vì bạn thấy cần phải giữ cho tâm mình được tĩnh lặng. Đó là một sự đánh giá của tâm. ‘Tâm không được tĩnh lặng. Điều đó là không tốt. Do đó, tôi thất vọng và có một điều gì đó sai rồi.’ Đó mới thực sự là vấn đề. Chúng ta có thể nhận ra được vấn đề này thông qua hành thiền. Chúng ta không hành thiền để đạt được một trạng thái cụ thể nào đó của hiện tại, trong đó tâm luôn được định tĩnh và bình an. Mà chúng ta đang cố gắng để tạo ra ý thức về sự thoải mái và bình an, nhưng là một kiểu bình an kéo dài, sự bình an mà trong đó chúng ta hài hoà với chính bản thân mình, hài hoà với tâm mình, và chúng ta không còn có sự đánh giá về trạng thái của tâm nữa.
Những gì chúng ta học được trong thiền cô đọng lại thì chỉ có ba điều mà thôi. Chúng ta học được rằng, mọi thứ bên trong chúng ta hay ngoài kia ở thế giới xung quanh chúng ta đang thay đổi. Chẳng có thứ gì là ổn định, là luôn luôn ở trong một hình tướng nhất định nào đó. Điều gì rồi cũng sẽ đến hồi diệt đi, kết thúc, hoặc là nó sẽ chẳng bao giờ khởi sinh trở lại nữa. Mọi thứ đều không chắc chắn, không ổn định và vô thường.
Điều thứ hai là mọi thứ bên trong chúng ta hay ngoài kia ở thế giới xung quanh chúng ta đều không nhất thiết là thoả mãn. Đó là bởi vì chúng vô thường, bởi vì chúng chẳng kéo dài mãi được. Nên chẳng có thứ gì mà bạn có thể nắm chắc lấy và nói rằng nó sẽ khiến tôi hạnh phúc. Chẳng có thứ gì trên thế giới này có thể là đối tượng của hạnh phúc đích thực của bạn. Hạnh phúc là thứ không có liên quan đến một đối tượng nhất định nào cả, không liên quan đến các hiện tượng bên ngoài nào cả, hoặc là không liên quan đến một trải nghiệm cụ thể nào cả. Hạnh phúc là sự bằng lòng trong đó chúng ta có thể trải nghiệm mọi thứ chỉ như chúng đang là.
Và điều thứ ba mà chúng ta sẽ nhận ra được từ thiền là kể cả bên trong chúng ta hay ở thế giới ngoài kia xung quanh chúng ta, chẳng có gì là thuộc về chúng ta cả. Chẳng có thứ gì trên thế giới này mà chúng ta có thể nói rằng chúng nằm dưới sự điều khiển của chúng ta, rằng chúng thực sự là của chúng ta. Bởi vì hay lắm thì chúng ta cũng chỉ có thể điều khiển nó trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi, và cũng chỉ trong một chừng mực rất giới hạn, như khởi sinh lên một số kết quả dựa trên một số nhân nhất định. Chúng ta chẳng thể ép buộc tâm chúng ta luôn yên lặng. Khi cố làm điều đó, chúng ta sẽ thấy rằng nó chỉ tạo nên căng thẳng và đau khổ mà thôi. Chúng ta chẳng thể nào ép buộc cơn đau không bao giờ khởi sinh, chẳng thể ép buộc hạnh phúc ở lại, chẳng thể ép buộc mọi thứ luôn xảy ra theo cách mà chúng ta mong muốn.
Đó là bởi vì chúng ta không nhìn ra được ba điều này, bởi vì chúng ta nghĩ rằng thế giới xung quanh chúng ta hoặc một số thứ là thường còn, là thoả mãn, là điều khiển được. Điều đó làm khởi sinh sự thất vọng. Rằng chúng ta chẳng thoả mãn, rằng chúng ta luôn luôn tìm kiếm, luôn mong muốn, mà chẳng thể nào hạnh phúc thực sự.
Do đó, thực ra, câu trả lời cho câu hỏi của bạn là thông qua việc hành thiền, bạn sẽ thấy rằng, vâng, bạn chẳng thể nào giữ cho tâm bạn tĩnh lặng được. Và đó là một điều tốt. Khi bạn nhận ra rằng đó là bản chất của nó, thay vì là một vấn đề, bạn sẽ thay đổi, tâm của bạn sẽ thay đổi. Hiện tại thì bạn đang trong trạng thái tâm mâu thuẫn và điều đó xảy ra khi bạn hành thiền. Nó trở thành mâu thuẫn bởi do cách mà bạn nghĩ mọi thứ nên là. Bạn nghĩ rằng tâm của bạn nên là điều khiển được. Bạn nghĩ rằng bạn có thể nói nó dừng suy nghĩ lại và rồi tâm trở nên yên lặng. Nhưng bây giờ thì bạn đang thấy rằng thực tế thì lại không phải là như vậy. Bạn đang nhìn thấy sự thật. Và nó là rõ ràng từ những gì bạn nói. Bạn chẳng thể nào giữ cho tâm bạn được tĩnh lặng. Vấn đề là bạn có sự đánh giá rằng nó chẳng tĩnh lặng đủ. Câu hỏi mà bạn cần phải hỏi là đủ theo tiêu chuẩn nào? Nó đủ so với tiêu chuẩn của bạn, với sự đánh giá của bạn, với nhu cầu của bạn? Và vấn đề cũng không phải là sự xáo động trong tâm của bạn. Vấn đề là sự đánh giá của bạn. Bạn tự nói với mình rằng điều này là không chấp nhận được, nó không đủ sự tĩnh lặng. Khi bạn có thể chấp nhận sự thật rằng đó là một phần của tự nhiên và nó được tạo ra bởi cách bạn sống cuộc sống của bạn, bởi những thứ bạn đã làm khiến nó xảy ra theo cách đó, khi đó bạn sẽ bắt đầu nhận ra rằng, nó thực ra chẳng phải là một vấn đề. Nó chẳng phải là vấn đề của bạn khiến bạn cần phải làm một điều gì đó để sửa chữa. Nó chẳng phải như vậy. Và thực tế là chẳng có điều gì sai với một cái tâm năng động cả. Đó chỉ là bản chất của tâm. Vấn đề là chúng ta cảm thấy rằng nó cần phải ở trong một trạng thái khác. Khi bạn có thể thấy nó như nó đang là và để yên cho nó theo cách nó đang là, bạn sẽ không trở nên thất vọng nữa.
Đó cũng là dấu hiệu bạn đang thực sự thực hành tốt, là dấu hiệu bạn đang thực hành đúng. Sự thật là bạn đang thấy mọi thứ không như theo cách mà bạn nghĩ chúng nên là. Bạn đang thấy rằng tâm không nằm dưới sự điều khiển của bạn. Và từ từ, khi bạn tiếp tục thực hành theo cách này, bạn sẽ vượt qua được sự thất vọng của mình. Hiện nay thì bạn đang chiến đấu với nó. Và khi bạn chiến đấu với nó hết lần này đến lần khác, tâm của bạn từ từ nhận ra, sẽ bắt đầu bảo rằng ‘Okay, hãy để yên cho nó theo như cách nó đang là’. Tôi chẳng thể điều khiển được nó. Đó chỉ là bản chất của tâm. Đó chẳng phải là vấn đề. Đó là cách mà nó đang là. Và rồi bạn ngừng việc cố gắng ép buộc mọi thứ. Bạn dừng lại việc cố gắng để điều khiển mọi thứ. Và đó thực sự là chìa khoá dẫn đến sự giác ngộ trong Phật giáo.
Tôi hy vọng câu trả lời trên là hữu ích. Tôi khuyến khích bạn tiếp tục hành thiền như thế. Việc hành thiền của bạn khá rõ ràng và bạn đang đi đúng hướng. Nên chỉ cần tiếp tục như vậy. Một cách từ từ, một cách kiên nhẫn, bạn sẽ có thể vượt qua sự thất vọng này. Hãy niệm thầm, ‘thất vọng, thất vọng’ hoặc ‘giận, giận'(*). Nếu bạn suy nghĩ nhiều quá, chỉ cần niệm ‘mất tập trung, mất tập trung’. Rồi sẽ đến thời điểm mà bạn có thể chấp nhận nó và tiếp tục đi tới.
(*) Sư Yuttadhammo thực hành và dạy pháp hành của Ngài Mahasi Sayadaw trong đó dùng từ ngữ cụ thể – mantra – để niệm các đối tượng trong tứ niệm xứ khi hành thiền. Ví dụ như khi đi thì niệm ‘bước chân phải, bước chân trái’
Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.
Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.
English Transcript (quickly jotting down)
Question: Hi. Welcome back to Ask a Monk. Today’s question comes from JKIX22, who says, what is the best way when you’re starting out not to get frustrated? I can’t seem to keep my mind quiet enough.
One thing to say is that the best way to start out is to find a meditation center where you can undergo intensive meditation course. Because that’ll help you to work out a lot of the issues that you have, the frustration, the things that lead to frustration. When you’re with the teacher, you get a lot of direct explanation. And the intensity of the practice really allows you to overcome so much of what gets in your way in the beginning. There’s such a power to the practice that rather than being frustrated by the seeming endless stream of hindrance and difficulty. You feel encouraged by the fact that in a matter of days or weeks, you’re able to overcome it.
Barring that, or even when you do go to do a meditation course, it’s important to understand that you’re really, in a sense, answering yourself. The reason that you’re frustrated is because in this case or in generally, there’s a need to keep the mind quiet. There’s a judgment of the mind. The mind is not quiet. That’s bad. Therefore, I’m frustrated and therefore there’s something wrong. And that’s really the problem. That’s what we come to see in meditation. We’re not practicing meditation to attain the specific state of being, where the mind is always calm and peaceful. We’re trying to create a sense of ease and peace, but lasting peace, peace with where we’re able to be at peace with ourselves, at peace with the mind, where we’re no longer judging the state of mind.
What we learned in the meditation boils down to three things. We learn that everything inside of ourselves and in the world around us is changing. There’s nothing which is stable, which is going to always be in a certain way. There’s always going to exit or is never going to arise. Everything is uncertain and unstable and impermanent. The second thing is that both inside of ourselves and in the world around us, everything is necessarily unsatisfying. Because it’s impermanent, because nothing lasts. So there’s no one thing that you can hold on to and say that’s going to make me happy. There’s nothing in this world that can be the object of your true happiness. Happiness has to be unrelated to objects, unrelated to external phenomenon or unrelated to a specific experience. Happiness has to be a contentment that is able to experience all things equally as they are. And the third thing that we realize in the meditation is that both inside of ourselves and in the world around us, there’s nothing that is that belongs to us. And there’s nothing in the world that we can say is under our control that is truly ours. Because at best, we’re borrowing it or we’re in control of it for a short time and we’re only in control of it in a very limited sense, in terms of giving rise to certain effects based on the uncertain causes. We can’t force our minds to always be quiet. When we try, we find we only create tension and suffering. We can’t force pain to never arise. We can’t force happiness to stay. We can’t force things to always be the way we want.
It’s because we don’t see these three things, because we think that the world around us or certain things are permanent, that certain things are satisfying and certain things are controllable or under our control, that we create, we give rise to frustration. That we’re not satisfied, that we’re always seeking and searching and wanting and needing, that we’re not truly happy. So really, the answer to your question is that through the practice you will see that yes, you can’t keep your mind quiet and that’s a good thing. And when you realize, it’s a good thing to realize that. Because when you realize that and you realize that that’s the nature of it, rather than a problem, when you change, when your mind shifts. Because right now you’re in this conflict state and this is what happens when you meditate. It comes in conflict with the way you think things should be. You think that your mind should be controllable. You think you should be able to say stop thinking and the mind quiets down. And now you’re seeing that reality is not that way. You’re seeing the truth. And it’s clear from what you say. You can’t keep your mind quiet. The problem is you have this judgement saying that it’s not quiet enough. The question that you have to ask is quite enough for what? Is quite enough for your standards, for your judgment, for your need? And the problem is not the noise in the mind. The problem is your judgement of it is the fact that we say to ourselves, it’s not acceptable, it’s not quiet enough. Once you can accept the fact that it’s a part of nature and it’s created by your way of life, the things you have done to make it that way, then you start to realize that it’s not really a problem for say or it’s not your problem in the sense that you have to do something to fix it. It’s just not truly like that. And in fact, there is nothing particularly wrong with an active mind. That’s just the nature of it. The problem is that we feel the need for it to be in a different way. Once you can see it for what it is and let it be the way it is, you won’t become frustrated.
So in a sense, you’re actually practicing well. And it’s a sign that you’re actually doing things properly. The fact that you’re seeing that things are not the way that you thought they were. You’re seeing that the mind is not under your control. And slowly, as you practice in this way, you overcome your frustration. Right now, you’re fighting. And as you fight on and on and on, your mind slowly starts to give in, starts to say, OK, OK, OK, let it be the way it is. I can’t control it. And that’s just the nature. That’s not a problem. That’s the way it is. And then you stop trying to force things. You stop trying to control things. And that’s really a key to the realization of enlightenment in Buddhism.
So I hope that helps. And I’d like to encourage you, because from my point of view, your practices is quite clear and you’re on the right path. So just keep going. And slowly and patiently, you’ll be able to overcome this frustration. Try to say to yourself, frustrated and frustrated or angry, angry. If you’re thinking a lot, just say to yourself, distracted and distracted. So that you get to the point where you’re able to accept it and move on. OK, all the best.