Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng
Câu hỏi: Xin giải thích lý do của việc thực hành thiền đi trước, rồi sau đó mới tới thiền ngồi? Liệu có thể đổi ngược lại, nếu điều đó thuận tiện hơn cho thiền sinh không? Có vẻ như đối với tôi, khó hơn để tập trung khi đi thiền. Tôi rất dễ mất tập trung khi đi thiền. Bởi vì có thêm một giác quan nữa được thêm vào. Tôi thử nhắm mắt, nhưng điều đó cũng không có tác dụng.
Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.
Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 10/12/2011. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=aucEZdM9DKE
Sư Yuttadhammo: Bạn sẽ mất cân bằng. Vâng, đừng nhắm mắt khi thiền đi. Bạn sẽ mất cân bằng. Tôi nên lưu ý bạn về điều đó trước khi bạn thử tập thiền đi.
Đây là một vấn đề “cổ điển”. Trong câu hỏi của bạn, có một vấn đề tôi thấy cứ liên tục được lặp lại (ở nhiều người). Đó là vấn đề về mục đích hành thiền. Mục đích hành thiền của bạn là sự tập trung. Điều đó là sai lầm. Mục đích không nên là sự tập trung. Và đây là điều cần phải nhắc đi nhắc lại mãi. Không chỉ là sự tập trung, mà còn là các cảm giác phúc lạc, cảm giác định tĩnh. Đó là những gì chúng ta tìm kiếm ở trong thiền, và đó thực sự là một trở ngại lớn trong việc hành thiền. Đó là sự dính mắc. Đó là tham ái. Bạn muốn trải nghiệm của bạn khác đi so với những gì nó đang là.
Tuy điều này không trực tiếp trả lời câu hỏi của bạn, nhưng nó chỉ ra một phần của vấn đề mà bạn đang có: chẳng có gì sai với việc thiền đi cả. Những gì bạn có thể thấy được khi thiền đi, ít ra cũng là các đặc tính vô thường, khổ và vô ngã ở trong tâm. Vô thường, bởi vì tâm luôn thay đổi. Tại một thời điểm, tâm bạn đang có mặt ở chân và “bùm”, đột nhiên tâm đi mất, giống như thử hai tâm trí đó chẳng có gì liên quan gì với nhau. Khổ, bởi vì nó không phải là điều bạn muốn, nó không đúng với mong muốn của bạn. Và vô ngã, bởi vì bạn chẳng thể kiểm soát được nó. Bạn không thể khiến nó xảy ra theo cách bạn muốn nó xảy ra. Ví như bạn nói rằng, ‘bây giờ, tôi sẽ chánh niệm từ đây cho đến chỗ bức tường’, và chỉ 2 bước sau bạn đã quên mất, tâm của bạn đã đi mất. Hoặc nếu không may mắn thì bạn sẽ dành thời gian từ đây cho đến chỗ bức tường kia chỉ để ép buộc tâm bạn chánh niệm. Có người thực sự làm điều đó. Và họ nói rằng, ‘tôi có thể chánh niệm, tập trung từ đầu này cho đến đầu kia của bức tường’. Và họ nghĩ rằng đó là một thành quả. Nhưng thực ra những gì họ đạt được chỉ là sự đau đầu.
Sự mất tập trung này phải tự ra đi một cách tự nhiên. Bạn không thể đàn áp nó và buộc nó ra đi. Làm như vậy chỉ mang lại thêm sự vô minh, thiếu hiểu biết mà thôi, với ý nghĩ ‘tôi có thể kiểm soát được tâm trí’. Sự tập trung đúng đắn phải đến từ sự hiểu biết một cách tự nhiên. Từ samadhi không nên được dịch là sự tập trung, nó có nghĩa là chú ý. Nó cũng chung với gốc từ có nghĩa là cân bằng, quân bình. Điều quan trọng không phải là trở nên tập trung. Mà là quân bình sự chú ý với nỗ lực bỏ ra.
Đó là điều mà thiền hành hỗ trợ được. Thiền ngồi là tốt, là điều tốt nên làm. Nhưng nếu thiền ngồi trong một thời gian dài, nó sẽ khiến bạn hôn trầm. Tại thời điểm đó, bạn nên đứng dậy và thiền đi. Thiền đi giúp phát triển năng lượng, nhưng nó cũng sẽ có vấn đề là làm bạn mất tập trung. Nên khi bạn cảm thấy mất tập trung, bạn có thể quyết định ngồi xuống và trở lại thiền ngồi. Đây là phần thú vị. Để quân bình các năng lực khi hành thiền, chúng ta cần thực hành cả hai. Khi thiền ngồi, bạn có thể trở nên lười biếng, hôn trầm và mắc kẹt trong sự định tĩnh và bình yên, có thể nhập vào các trạng thái thiền định. Nên, bạn đứng dậy, thiền hành và điều đó sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trên. Và thực ra, nó có thể giúp bạn vượt qua sự dính mắc vào các trạng thái phúc lạc. Bởi vì nó bẻ gãy chúng và buộc bạn trở nên khách quan. Chúng ta thích thiền ngồi, hay thiền nằm hơn, bởi vì chúng ta có thể đi vào các trạng thái tâm bình yên, thậm chí đi cả vào giấc ngủ. Chúng ta cần cả hai, cả thiền ngồi và thiền đi. Điều quan trọng chúng ta cần làm là quân bình. Vì sao chúng ta thiền hành trước? Đó không phải là một nguyên tắc cứng nhắc, mà theo tôi hiểu là dựa trên lời dạy của Đức Phật về những lợi ích của thiền đi.
Lợi ích thứ 5 của thiền hành là sự chú ý của tâm được kéo dài thêm ra. Bởi vì nó năng động. Theo như Đức Phật chỉ dạy thì nó (định tâm có được khi thiền hành) có khả năng kéo dài vào tới khoá thiền ngồi. Điều bạn nhận ra là không chỉ như thế, mà nó còn hoạt động như là một công cụ giúp bạn quân bình, khi thay đổi từ cuộc sống thường nhật vào một vị trí tĩnh. Nếu bạn bắt đầu thiền tập từ một ngữ cảnh năng động xung quanh, khi đang làm việc, và trực tiếp vào ngồi thiền, bạn sẽ thấy nó quá cực đoan. Đó là lý do tại sao mọi người thấy mình gật gù và tuột khỏi thiền hoặc chìm vào suy nghĩ ngay sau đó. Thiền hành sẽ đóng vai trò như một khúc đệm ở giữa. Thiền đi thì không định tĩnh một cách hoàn hảo. Nhưng đó lại là một cách để khiến việc thiền ngồi trở nên dễ dàng. Với sự chú ý có được, sự quân bình của tâm đến từ việc thiền hành được cho là sẽ kéo dài thêm ra và điều đó làm tăng hiệu quả cho thời thiền ngồi. Điều này có thể được kiểm chứng. Nếu bạn thực hành như vậy một thời gian, bạn có thể thấy rằng, đến thời thiền ngồi, bạn cảm thấy như được sạc với nhiều năng lượng hơn. Rồi bạn ngồi một cách sẳn sàng để có một tâm trí trong trẻo. Bạn sẽ thấy rằng bạn có một tâm trí trong trẻo. Nhưng đó không phải là một nguyên tắc cứng nhắc. Bạn nên thử nghiệm.
Trong cuộc sống thường nhật, đôi khi bạn muốn bỏ hoàn toàn việc thiền hành. Bởi vì bạn đã phải đi bộ cả ngày và bạn hoạt động cả ngày rồi. Và có khả năng là bạn chỉ muốn thiền ngồi. Nên, bạn không cần phải theo nguyên tắc này (thiền hành trước) một cách cứng nhắc, đặc biệt khi cuộc sống của bạn như thế.
Đức Phật dạy rằng đó là điều chúng ta nên làm, thiền hành rồi thiền ngồi, thiền hành rồi thiền ngồi, khi bạn đang (theo chương trình) thực hành thiền với cường độ cao. Chỉ cần ngủ 4 giờ trong ngày. Và bạn có 20 giờ còn lại để hành thiền, đi, ngồi, đi, ngồi. Đó là cách Đức Phật giải thích về việc hành thiền. Tại sao chúng ta thiền hành trước? Tôi nghĩ là bởi vì lợi ích của nó cho việc thiền ngồi.
[Skip the part from the other bhikkhuni]
Tôi nghĩ rằng nhiều người, những thiền sinh mới không thích thiền đi. Rồi đến một thời điểm trong quá trình thực hành của bạn, đột nhiên mọi thứ thay đổi. Đột nhiên bạn ghét thiền ngồi. Và thiền hành trở nên thực sự thú vị. Bởi vì thiền ngồi đã trở nên quá căng thẳng. Nhưng khi mới bắt đầu, mọi người có xu hướng thích thiền ngồi hơn. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Bởi vì ngay từ đầu, mọi người xây dựng một sự ghét bỏ cho việc thiền hành. Và sẽ phải mất thời gian để giải thích lợi ích của thiền hành và khuyến khích mọi người thử thiền hành.
Không, chúng ta không lo lắng về sự tập trung. Chúng ta đang cố gắng để hiểu, xem xét sự mất tập trung, vượt qua nó và rồi để nó ra đi. Và cuối cùng thì “bum”, bạn nhận ra rằng thật buồn cười, bạn thực sự thích cả thiền hành và thiền ngồi. Điều đó hơi mắc cỡ chút ít, nhưng bạn cần phải bỏ đi sự thiên lệch này (việc không thích thiền hành). Bởi vì nếu không, bạn sẽ bắt đầu kiểu như, ‘tôi không biết liệu thiền hành có phù hợp với tôi. Tôi nghĩ thiền hành là một thứ kì cục mà vị sư này đã tự phát minh ra.’ Nên rất đáng để nhắc nhở bạn về điều này, nếu bạn có bất cứ nghi ngờ gì về thiền hành. Mọi thứ sẽ thay đổi và sẽ tới thời điểm bạn nhận ra rằng tâm bạn thay đổi. Đột nhiên bạn thích thiền hành hơn. Và bạn cảm nhận như được sạc thêm năng lượng, tỉnh táo hơn, tỉnh thức hơn, thay vì chỉ ngồi thiền, phí thời gian để đối trị với cái đau. Cuối cùng thì mọi thứ rồi cũng được quân bình trong thiền.
Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.
Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.
English Transcript (quickly jotting down)
Question: A technical question, what is the reason to do first walking meditation and then sitting? Is it okay to do the reversed, if that’s more convenient for someone? Seems to me it’s harder to concentrate during walking and become distracted much easily. Because there’s one more sense included. I’ve tried to close the eyes, but it doesn’t work.
You lose your balance. Yes. Don’t walk with closed eyes. You lose your balance. Something I should’ve told you before you tried it. Well, the classic problem that you’re, um, you’re proposing here are the classic problem with your question that comes up time and again is your goal. Your goal is concentration. That’s wrong. The goal should not be concentration, and this is something that has to be repeated again and again. Mostly because not only concentration, but happy feelings, pleasant feelings, calm feelings. So what we’re looking for in meditation, which is really a huge hindrance. It’s an attachment. It’s a desire. You want your experience to be other than what it is. This isn’t directly answering your question, but it’s pointing out a part of the problem that you’re having, that the walking there’s nothing wrong with the walking. What you’re seeing in the walking is at the very least, impermanent, suffering and non-self of the mind that you can’t keep the mind… The mind is changing all the time. So one moment you’re with the foot and then boom, all of a sudden you’re gone, seeming like the two minds had no relationship with each other. Suffering, it’s not the way you want it to be. It’s not according to your desire. And non-self, you can’t control it. You can’t make it be the way you want to be. So you think now I’m going to be mindful from here to the wall and two steps later you’ve forgotten and you’re gone. If you’re lucky, if you’re not lucky, you’re going to spend the next from here to the wall, forcing yourself to be mindful. And some people actually do that. And they say, I was able to be mindful, concentrated from one end of the wall to the other, one wall to the other. And they think that’s some kind of accomplishment. And really all they’ve accomplished is a headache.
This distraction has to go away naturally, you can’t repress it and force it away. You’re just giving rise to more delusion. The idea that I can control the mind. The proper concentration has to come naturally through understanding. The word samadhi is best not translated as concentration, the word samadhi means focus. And it means focus, because sama has to do with saying. It comes from the same root as the word same meaning leveled, balanced. The important thing is not to become concentrated. It’s the balance of concentration with effort.
That’s what walking does. Because sitting meditation is a great, great thing to do. But if done for an extended period of time, it can make you drowsy, at which point you should get up and do walking again. Walking meditation is great for developing energy, but it can have the problem of making you distracted. So when you feel distracted, you might decide to sit down and do it to do sitting instead. This is the good part of what you’re saying. What you’re seeing is that in order to balance the faculties, this is why we do both of them, in sitting, you can become lazy and drowsy and got caught up in the in the calm and the tranquility, you can fall into a trance, in certain states. So getting up and walking can help you to break that up. And in fact, it can help you to overcome this attachment to pleasant states. Because it breaks it up and it forces you to be objective. We like the sitting because you can be like lying even better, not because you can enter into very peaceful states lying down, even falling asleep. Why we do walking first? So that’s why we do them both. But that’s not really a question important to talk about why we do the most is for balancing. Why we do walking first? Not a hard and fast rule, but my understanding is it’s based on the Buddhist teaching of what are the benefits of walking meditation.
The fifth benefit of walking meditation is that the focus of mind lasts for a long time because it’s dynamic. It’s in according to the Buddha, it has the ability to last on into the sitting meditation. So what you’ll find not only that, but also it’s a segway from ordinary life into a static position. If you go from a dynamic, working in the world and acting in the world directly to sitting, you find it so extreme. This is why people find themselves nodding off and and then drifting off or even getting lost in thought. The walking meditation is halfway between. It’s not perfectly still. It’s a way of easing your way into the sitting. But combined with the fact that the focus that comes, the balance of mind that comes from the walking meditation is said to last for a long time, that it actually augments the sitting meditation. And this is verifiable. If you do it for some time, you should be able to see that by the time you get to do sitting, you feel charged, you feel like you’ve wound up or charged your batteries. And your sitting posture, you know, you’re already ready to have a clear mind. You should find that you have a clear mind. But it’s not a hard and fast rule. And you’re welcome to experiment.
When you’re living in daily life, when you’re living an ordinary life, sometimes you want to give up the walking entirely because you’re just walking all day or you’re active all day. And it can be that you might just do the sitting meditation. So you don’t have to keep it as a hard and fast rule, especially when your life dictates. The Buddha said that this is the way we should do, we should practice the walking and sitting, walking and sitting is when we’re doing intensive meditation, sleep, lie down only four hours out of 24 hours. Then you’ve got 20 hours to do, walking, sitting, walking, sitting. That’s how the Buddha explained we should do meditation. Why we do it first, I think is is because of the benefits it has in sitting.
[Answer from the other bhikkhuni] In my meditation experience, I found that doing the walking before the sitting is, as you said, bringing the sitting to focus.
[Yuttadhammo Bhikkhu] I think many people, so many beginners don’t like the walking. And there will come a point in your practice where suddenly that changes. Suddenly you hate the sitting and the walking is actually nice because the sitting is too intense. And then it goes back again and back and forth. But in the beginning, people tend to prefer the sitting. That changes not in not so long of a time. And it makes it seem so absurd. Because people in the beginning they’ll start to develop a grudge for walking. And you have to spend all your time explaining to them the benefits of walking and encourage them to try it. And no, no, we’re not really worried about concentration. We’re trying to understand and to see the distraction and to overcome it and to let go of it. And then eventually, boom, they’ll come to you and say… you know the funny thing today, I really, really like the walking and the sitting, and so they’re kind of embarrassed and they’ve totally had to give up this bias that they had. Because they started to believe. I don’t know if this meditation’s for me. I think walking meditation to some crazy thing that this monk invented himself or something. So that’s worth keeping in mind in case you have this kind of doubt about walking meditation. That will change and there will come this kind of humorous time where you realize that where your mind changes and suddenly like the walking better and you feel more charged and more alert and more awake and sitting, you just wasting your time or you’re dealing with pain or so on. Eventually, of course, that all levels out and it all becomes meditation.
One thought on “Hỏi & Đáp Thiền: Tại sao (nên) thực hành thiền đi trước?”