Hỏi & Đáp Thiền: Tâm ở bụng và cách thở?

Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng

Câu hỏi: Sư có dạy rằng, ‘khi tập trung vào sự phồng, xẹp, tâm của bạn không nên ở trong đầu, mà nên ở trên bụng’, điều đó có nghĩa là gì? Sư có thể giải thích thêm chi tiết được không?

Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.

Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 09/05/2011. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=lCA9U_nBWQI

Sư Yuttadhammo: Hello, chào mừng bạn trở lại với chương trình Ask a Monk. Có lẽ một số trong các bạn để ý thấy rằng tôi đã không đăng bài trong nhiều tháng vừa rồi. Tôi đã dành cho mình một khoảng thời gian độc cư và xử lý một vài việc. Tôi cũng có đi đây đó chút ít, sắp xếp vé máy bay và tôi sắp đi sang Mỹ. Các bạn biết đấy, tôi không chỉ ngồi làm video không thôi. Nên có một điều tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn, những ai đang mong đợi các video kế tiếp. Tôi chỉ muốn chắc chắn một điều rõ ràng rằng, mục đích không phải là lắng nghe các lời dạy về Phật pháp hoặc lắng nghe các bài pháp thoại. Mọi người tải về các file thu âm, các thư viện của vô số bài pháp thoại hoặc đọc đi đọc lại toàn bộ kinh sách Phật pháp. Điểm mấu chốt không thực sự nằm ở đó. Tôi hy vọng những câu hỏi đặt ra và các câu trả lời mà tôi đưa lại là để phục vụ cho mục đích của việc thực hành thiền tập. Như vậy, cuối cùng thì thực sự không phải là có bao nhiêu câu hỏi được trả lời, có bao nhiêu video được đăng, có bao nhiêu bài pháp mà bạn nghe được. Mà là bạn thực sự dành được bao nhiêu thời gian để thực hành thiền tập và tâm trí của bạn, cái biết của bạn rõ ràng đến mức độ nào trong khoảnh khắc hiện tại.

Nên, nếu bạn đang tìm kiếm cho bước kế tiếp, nó không phải chỉ là ngồi nghe thêm các video. Tôi sẽ tiếp tục đăng thêm. Có nhiều câu hỏi mà mọi người gửi đến. Nhưng bước kế tiếp (đối với bạn) là tìm cách để có thời gian hành thiền thực sự. Và khi bạn thực sự bắt đầu để gắn bó với việc thực hành, gần như không có nhiều câu hỏi nữa. Hầu hết các câu hỏi sẽ tự có câu trả lời. Nên, tôi chỉ muốn chắc chắn một điều rằng, tôi vui khi trả lời các câu hỏi. Nhưng sẽ không thực sự đáng bỏ ra công sức này, nếu mọi người tiếp tục quay lại với nhiều câu hỏi hơn, thay vì tìm kiếm câu trả lời mà thực ra là nằm ở bên trong (sự thực hành). 

Một điều khác là có nhiều câu hỏi kỹ thuật không thể trả lời được. Bạn có thể ngồi xuống, hành thiền và rất dễ dàng có những câu trả lời kỹ thuật cho các câu hỏi đại loại như, ‘tôi nên làm gì trong trường hợp này’, ‘tôi nên làm gì trong trường hợp kia?’ Bởi vì thường thì điều đó rất chủ quan, ‘đây là kỹ thuật gì?’ Trừ phi bạn cố thử áp dụng và kiểm tra nó trên thực tế, bạn sẽ không thể nói rằng thực hành kiểu này hay kiểu kia thì được nhiều lợi ích hơn? Những câu hỏi kỹ thuật luôn được chào đón. Tất cả mọi câu hỏi đều được chào đó. Chỉ đừng dành toàn bộ thời để đặt các câu hỏi. Bạn nên dành hầu hết thời gian để tìm câu trả lời (mà chủ yếu là nằm trong việc thực hành). Và sau đây là một số câu trả lời cho một vài câu hỏi kỹ thuật. Ngắn gọn thôi. 

Câu hỏi: Sư có dạy rằng, ‘khi tập trung vào sự phồng, xẹp, tâm của bạn không nên ở trong đầu, mà nên ở trên bụng’, điều đó có nghĩa là gì? Sư có thể giải thích thêm chi tiết được không? 

Tâm trí thì không phải ở dạng vật lý. Tâm là đặc tính của trải nghiệm, là khía cạnh của trải nghiệm để biết về một điều gì đó. Nên, khi tôi nói rằng tâm nên đặt ở bụng, điều đó không thực sự là đúng. Bởi vì tâm thì không chiếm một không gian nào cả, nó không đến đây hoặc đến ở kia. Đó chỉ là một khoảnh khắc trong đầu, một khoảnh khắc ở bụng. Tâm không di chuyển. Nó chỉ biết đối tượng. Ý tưởng về không gian chỉ xuất hiện khi bạn đề cập đến khía cạnh vật lý (thân thể). Và điều đó thực ra cũng chỉ là khái niệm, theo một ý nghĩa nhất định nào đó. Thực tại sau cuối chính là trải nghiệm trên thân và tâm, và điều đó không chiếm một không gian nào cả. Không gian chỉ là một qui ước khi chúng ta nói về cảnh giới thế gian này. Như vậy, ý tôi là nên cảm nhận như thể tâm đang ở trên bụng, theo nghĩa là bạn thực sự biết được sự phồng lên ở bụng. Khi bạn nói ‘phồng’, khi đó tâm nhận biết và đó là sự phồng xuất hiện trong tâm với một sự nhận biết rõ ràng rằng điều đó (sự phồng) là gì? Bởi vì đó là điều tâm sẽ làm khi nó nhận biết một điều gì đó, ngay lập tức nó sẽ nhận ra, thông qua các ngõ căn bản của thực tại bao gồm: nhìn, nghe, ngửi, nếm, cảm nhận, và suy nghĩ.

Nhưng thường thì nó (không dừng lại ở các ngõ vào căn bản đó) mà tiếp tục tiến trình đi đến nhìn nhận rằng điều đó là tốt hay xấu, là tôi, là của tôi. Hay nhận định đó là thoải mái, đau đớn, có lợi, có hại, … Tâm thực hiện tất cả mọi sự đánh giá và phân loại này và rồi nó lại tạo ra mọi loại mong muốn tiếp theo, dựa trên các đánh giá đó. Sau cuối, tất cả mọi điều này dẫn đến khổ đau, căng thẳng, và bận rộn.

Những gì chúng ta cố gắng làm khi thực hành thiền là chỉ đơn giản nhận ra chúng (ngay từ các ngõ vào căn bản của thực tại) và dừng lại ở đó. Như vậy, phản ứng trong tâm chỉ nên là “phồng”, chứ không nên là ‘sự phồng ở bụng tôi trơn tru’, ‘sự phồng ở bụng của tôi bị kẹt (không được trơn tru)’, ‘tôi không cảm thấy thoải mái’, ‘tôi nên thử điều này, điều nọ để sự phồng được lâu hơn, hay nhanh hơn’, hay ‘tôi nên cố giữ tốc độ (phồng / xẹp) này xảy ra một cách đều đặn.’, … Nếu bạn chỉ đơn giản ghi nhận sự việc như chúng đang là, sẽ không có điều gì như vậy khởi lên.

Như vậy, việc nói rằng ‘nó (tâm) nên đặt ở trên bụng’ là để tránh tạo ra các suy diễn về tâm trí, mà bạn sẽ bắt não của bạn làm việc, rồi bắt đầu tạo ra các khái niệm, qui ước hay một sản phẩm nào đó của tâm trí dựa trên sự phồng (của bụng). Bởi vì, rất dễ để ngồi đó và nói với bản thân, ‘phồng, xẹp’. Nhưng sẽ rất khó để thực sự biết được rằng đó là sự phồng lên (của thành bụng). Bình thường thì sự nhận biết phồng, xẹp của chúng ta rất hời hợt. Và rồi chúng ta chìm vào suy nghĩ, chúng ta trở lại với tâm, làm việc với các hoá chất trong não bộ để tạo ra sự thích thú, cơn đau hay căng thẳng, … Các sự tương tác đó với các suy nghĩ của chúng ta, với các phản ứng của chúng ta chỉ là từ một đối tượng rất đơn giản, chỉ là sự phồng lên (của bụng).

 Nên cần cảm nhận như là tâm của chúng ta đặt ở sự phồng lên của bụng. Bởi vì có một sự nhận biết rõ ràng ở khoảnh khắc của sự dịch chuyển phồng lên mà chúng ta thấy đang xảy ra ở bụng, cũng như có thể nhận biết rõ ràng sự xẹp xuống. Như thế, chỉ đơn giản gọi lên sự phồng xẹp và bạn ý thức được về nó trong khoảng 1 giây, sau đó bạn ở trong tâm tiếp tục với việc ghi nhận phồng, xẹp, và bạn thực sự biết phồng, xẹp. Đó là một mánh khoé để làm việc với tâm. Khá là khó khăn, nếu bạn chưa bao giờ thực hành điều này. Và cũng sẽ cần thời gian thực tập để làm hoàn hảo, cần thời gian để phát triển kỹ năng này. 

Câu hỏi: OK, và đây là câu hỏi kế tiếp. Khi hành thiền, nên thở như thế nào? Liệu có thể chỉ hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng?

Okay, thở như thế nào? Câu trả lời đơn giản nhất là thở giống như khi bạn thở một cách bình thường, khi bạn thư giãn, khi bạn không suy nghĩ, khi bạn không ép buộc hơi thở, khi bạn không chạy, khi bạn ngồi yên. Bởi vì, ý tưởng hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng nghe có vẻ như dựng lên (ép buộc), giống như bạn đang chủ động ý thức. Bạn đang cố gắng một cách có ý thức để hít vào và thở ra. Nếu bạn đang làm việc đó (cố thở) mà không hề có ý thức cố ý nào hết thì không có vấn đề gì. Nhưng ngay lúc bạn bắt đầu nói, hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, rồi bạn mở miệng để cố gắng thở ra bằng miệng (trong khi bình thường thì bạn thở ra bằng mũi). Khi đó, tâm của bạn không thực sự ở giây phút hiện tại nữa. Nó không ở cùng với hơi thở, nó không ở cùng với bụng. Nó không ở trong thân, không ở với thực tại nữa. Nó (tâm) đang ở cùng với mong muốn của bạn, điều khiển hơi thở. Kiểu như là, ‘thở ra bằng miệng, hít vào bằng mũi’. Điều đó không tự nhiên. Tiến trình này (tiến trình điều khiển hơi thở) nằm ở bên trên tiến trình của sự quan sát. Bạn không còn đơn giản chỉ quan sát sự dịch chuyển. Mà điều đó (việc quan sát sự dịch chuyển) lại là những gì chúng ta đang thực sự cố gắng làm.

Bạn nên hiểu một cách rõ ràng về pháp hành. Hành thiền (trong trường hợp gọi tên ‘phồng, xẹp’) chỉ đơn giản là quan sát một sự dịch chuyển đang xảy ra. Và trong kỹ thuật (pháp hành) mà tôi thực hành, không quan trọng những gì xảy ra ở đây, trên mũi. Chúng tôi không tập trung vào khía cạnh đó của hơi thở (những gì xảy ra trên mũi khi thở). Chúng tôi tập trung ở bụng, phần cơ thể phồng lên, xẹp xuống khi hơi thở đi vào, đi ra. Không có gì khác nhau (trong việc có thể nhận biết hơi thở). Nếu bạn thực hành chánh niệm về hơi thở bằng cách tập trung vào mũi, tôi thấy cũng giống nhau. Bạn tập trung vào một phần thân đang thở. Và bạn không nên cố kiểm soát bản chất của hơi thở. Bạn chỉ nên quan sát nó.

Nếu bạn thực hành với một mục đích khác, ví dụ để phát triển các khả năng siêu nhiên, năng lực huyền diệu, sức mạnh của tâm, hay các trạng thái phúc lạc của thiền, thay vì chỉ đơn giản là hành thiền để hiểu rõ sự vật hiện tượng như chúng đang là, thì việc kiểm soát (hơi thở) theo một cách nhất định nào đó có thể là hữu ích. Bởi vì điều đó sẽ phát triển định tâm của bạn. Trong pragna yoga, tôi không chắc cách phát âm lắm, họ hay thực hành các hơi thở sâu. Và khi tập võ, chúng tôi cũng thực hành các hơi thở sâu. Ý tưởng là làm chậm hơi thở của bạn lên đến 1 phút hoặc cỡ đó. Trong trường hợp này, một vài người còn nghĩ đến việc có thể hít vào ở một bên mũi và thở ra ở bên kia. Và điều đó cho bạn một năng lực tuyệt vời. Nhưng đó lại không phải là những gì chúng ta đang tìm kiếm ở đây (trong việc hành thiền vipassana). Bởi vì các quyền năng đó thường đi kèm với sự thiếu hiểu biết (vô minh), bản ngã, với suy nghĩ về ‘tôi’, ‘đây là tôi’, ‘đây là những gì tôi đang làm’, thông qua việc kiểm soát các ý tưởng, suy nghĩ. Điều đó có thể có tác dụng một thời gian. Nhưng rồi cuối cùng nó sẽ phải kết thúc và diệt đi.

 Thực sự là không có một cái ngã, một cái tôi, cái của tôi nào ở đó cả. Và những kiểu (thực hành) vô minh như thế này là một sự lãng phí thời gian (nếu mục đích của bạn là thực sự muốn nhìn thấy bản chất của thực tại). Tệ hơn là điều đó sẽ dẫn bạn đến con đường sai lầm. Nó ngăn bạn khỏi sự hiểu biết về sự vật và hiện tượng, ngăn bạn khỏi sự buông bỏ, ngăn bạn khỏi sự thấy biết sự vật và hiện tượng như nó đang là. Do đó, hơi thở nên phải được tự nhiên. Nó nên giống như nó xảy ra khi bạn ngủ, hay khi bạn thư giãn, hay khi bạn không suy nghĩ gì cả. Hơi thở nên tiếp tục theo cách tự nhiên như vậy.

Và điều bạn sẽ nhận ra là có sự khác nhau giữa hơi thở bình thường và hơi thở khi thiền. Vấn đề là khi hành thiền, hơi thở của bạn bị ép buộc, bị kiểm soát. Vấn đề nằm ở đó. Và đó là lý do tại sao chúng ta hành thiền. Bởi vì, bất cứ khi nào chúng ta tập trung vào một điều gì đó (đối tượng quan sát), sẽ có một tiến trình bên trong cơ thể chúng ta chú ý vào điều đó. Chúng ta không thể như bình thường được, không thể chỉ đơn thuần quan sát và nhận biết về đối tượng. Chúng ta phải kiểm soát, phải chiếm hữu, …. Đó sẽ vẫn còn là vấn đề, cho đến khi chúng ta học được rằng, đó là đau khổ, là bất toại nguyện. Điều đó gây ra căng thẳng, gây ra mọi rắc rối trong cuộc sống của chúng ta. Khi chúng ta có thể nhận ra điều đó, hơi thở của chúng ta sẽ trở về trạng thái bình thường. Toàn bộ cơ thể chúng ta, trí óc chúng ta, con người chúng ta sẽ trở về bình thường.

 Và khi chúng ta biết chánh niệm về một đối tượng nào đó, nó sẽ không thay đổi. Khi chúng ta nhận biết được hơi thở, nhận biết bụng phồng và xẹp cứ như là chúng ta không hề chú ý đến nó, nó không thay đổi một chút nào. Điều này là quan trọng. Đó thực sự là điều chúng ta nhắm đến. Như vậy, chắc chắn không phải là ý hay khi cố để ép buộc hơi thở theo cách này hoặc cách khác, ngoại trừ nếu bạn đang thực hành loại thiền khác (không phải là thiền vipassana). Nếu bạn đang cố gắng để hiểu sự vật và hiện tượng như chúng đang là, hãy để hơi thở tự hoạt động và ghi nhận khi nó không tự nhiên, khi nó không bình thường, hoặc khi nó bình thường. Và bạn sẽ thấy rằng đó là nơi có sự vô minh, sự thiếu hiểu biết, là nơi có ý nghĩ của việc kiểm soát, ép buộc, … Đó là một thói quen. Chúng ta phát triển, hành thiền để thoát khỏi các thói quen đó. Bởi vì, khi bạn thấy rằng đó là sự không thoải mái, đó là nguyên nhân của đau khổ, điều đó gây ra sự kiểm soát, bạn sẽ buông bỏ nó, sau khi quan sát được nó nhiều lần. Cuối cùng thì tâm của bạn sẽ thay đổi thói quen. Nó sẽ nói không (với các thói quen gây ra đau khổ đó). Bởi vì điều đó (sự kiểm soát, ép buộc) không dẫn đến hạnh phúc. Nó thực dẫn đến căng thẳng và đau khổ.

[Bỏ qua đoạn cuối]

Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.

Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.

English Transcript (quickly jotting down)

Hello, welcome back to Ask a monk. I assume some of you have noticed that I haven’t really been posting on the in the past few months. And it’s mainly because I’ve been trying to take some time alone and there have been other engagements. I was traveling a little bit and I had to get a ticket and now I’ll be traveling to America. So, yeah, it’s you know, it’s kind of broken up. I’m not just sitting around making videos. So one thing I wanted to say is that for people who are waiting for the next videos or looking for me to make more videos, I just want to be sure that be clear that the purpose is not to listen to the Buddhist teaching or to to listen to talk. People who download mp3s and vast libraries of dhamma talks or who read the whole of the Buddhist teaching again and again… It’s not really the point. So the questions that have been asked, the answers that I’m giving, I’m hoping that they’re for the purpose of taking away to practice meditation. So really, in the end, it’s not about how many questions are answered or how many videos are posted, how many talks you listen to. It’s how much time you actually spend practicing and how clear is your mind and your your awareness of the present moment. So if you’re looking for the next step, the next step is not just to sit around waiting for more videos. I will be doing more. There’s a lot of a lot of questions people have been asking. The next step is to to find a way to take time to actually practice. And once you’ve really and begin to engage in the meditation practice, there aren’t nearly so many questions. Most of the questions that you have answers themselves. So just to make sure that, you know, I’m happy to answer questions. But it’s not really worth it, if people just come back with more and more questions, rather than seeking out the answers which are ultimately within.

So but another thing that comes up, which is great about having this forum to answer questions, is that there are a lot of technical questions which can’t be answered. You can sit down and practice and very easily come up with the technical answer, what should I be doing here? What should I be doing there. Often because it’s it’s quite subjective, you know, what is the technique here? And unless you try it and test it out one way, you won’t be able to tell whether it’s more beneficial to do it this way or that way. It’s the technical questions are always welcome. So all questions are welcome. Just don’t spend all your time asking questions you should spend most of your time finding the answers too. So here are some answers to a couple of technical questions that should be short.

Question: First of all, when you say your mind shouldn’t be in our head, but in our stomach when we contemplate rising and falling, what do you mean? Can you elaborate it more?

The mind is not physical. The mind is that quality of experience or that aspect of experience that knows that is aware of something. So when I say that the mind should be in the stomach, that’s not really correct. Because the mind doesn’t take up space and it doesn’t go here or there. So there’s one moment in the head, one moment in the stomach. It doesn’t move. It is aware of the object. The idea of space only arises when you’re talking about the physical. And that’s really, in a sense, only a concept. The ultimate reality is the experience which has a physical and and a mental, and that doesn’t take up space. Space is only a convention when we’re talking about in the physical realm. So what I mean by that is that it should feel like the mind is in the stomach in the sense that you’re really knowing the rising. So when you say to yourself rising, that’s the mind recognizing and this is the rising into the mind with a clear awareness of what that is. Because this is what the mind does when it becomes aware of something, it immediately recognizes it. First of all, as the basic realities of it, seeing, hearing, smelling, tasting and thinking. But generally it will go on to recognize it as good, bad, me, mine. You know, a source of pleasure, a source of pain, something that is beneficial, something that is harmful and so on, and so it makes all sorts of judgments and categorizations and it creates all sorts of intentions based on this and eventually leads to to suffering and stress and busyness.

So what we’re trying to do in the meditation is to simply recognize it and to stop there. So the response in the mind should only be rising, shouldn’t be arising and, you know, my stomach is smooth, the rising is smooth or it’s stuck and it’s uncomfortable or this or that or the idea of trying to, I should make it longer. I should make it shorter. I should try to keep it a constant speed and so on. None of these things will arise, if you’re simply recognizing for what it is. So the point of saying that it should be in the stomach is to avoid making it a mental exercise, where you put the brain to work and start to create a concept or a convention or a mental creation based on the rising. Because it’s very easy to sit there and say to yourself, ‘rising, falling’. But it’s very difficult to actually know that this is the rising. This is the calling. And to have a strong awareness, normally our awareness of the rising or the falling or of anything is very superficial. So we know it. And then we’re off on a tangent, thinking and we’re back up in the head, working with actually with the chemicals in the brain to create pleasure and the ones that create pain and stress and so on. And the interactions with our thoughts and our our reactions to what we should have been a very simple object, which would be the rising.

So it should feel like the mind is in the rising in the stomach because there is a clear awareness at that moment of a rising motion which we understand to occur in the stomach and the falling for the clear awareness of it. So you can really tell the difference, the difference between simply saying it and you know it for a second, and then you’re up in the brain doing rising and falling and actually knowing, rising, falling. And that’s really the trick. It’s something that’s quite difficult, if you’ve never done it. And it’s something that takes time to perfect and time to develop.

Question: OK, and another question. I’m going to pack them together here because they’re they’re fairly simple. Second one is sorry. Could you please answer a few questions? Thanks. Only one question. Oh, two questions. When meditating, how to breathe? Can only breathe through your nose or inhale through the nose, exhale through your mouth?

OK, how to breathe the I suppose the simplest answer is to say however you normally breathe when you’re relaxed, when you’re not thinking, and when you’re not forcing the breath, when you’re not running, when you’re sitting still normally how do you breathe? Because the idea of breathing in, breathing in through your nose, inhale through the nose and exhale through the mouth, that sounds like a construct that sounds like you’re actively conscious. You’re making a conscious effort to breathe in and breathe out the other. We normally don’t breathe that way. If you subconsciously, unconsciously breathe that way, then there’s no problem with it. But as soon as you start to say, OK, into the mouth, into the nose, out through the mouth or mouth or through the nose or whatever, you want to do it and you start to say, you know, opening your mouth and trying to breathe through the mouth when normally you breathe through the nose or vice versa, then your mind doesn’t really with the present moment. It isn’t with the breath, it isn’t with the stomach. It isn’t with the body, with reality. It’s on this intention. OK, now through the mouth, now through the nose, it’s not natural. So you have this process on top of the observation. You’re no longer simply observing the motion, which is really what we’re trying to do here. And it should be clearly understood that that’s where the practice is. The practice is in simply observing a motion that is already occurring. And so in the technique that I follow it, it doesn’t really matter what what goes on up here. We’re not focused on this aspect of the breathing. We’re focused on the stomach aspect, the aspect of the contact with the body and the expansion of the body based on the breath going in. And then the contraction based on that going out. So shouldn’t have any difference. But if you’re practicing mindfulness of breathing, I would say you’re focusing on the nose. I would say the same, you’re focusing on the breath area. Then you shouldn’t try to control the nature of the breath. You should be watching it.

And I suppose if you were practicing for another purpose, if your purpose was to develop certain super mundane or supernatural states, magical powers or develop great strength of mind or great and bliss and special meditative states, as opposed to simply trying to understand things as they are, then some control can be useful because it develops your concentration. You know, prana yoga. I don’t know how they say it. They’re very much into deep breaths. And when I did martial arts, we were into deep breaths and so on. And the idea was to slow your breath down to one minute for breath and so on. So in that case, you know, some people even I think, can breathe in through one nostril and out through the other. They have down just that aside. And this gives you great power. Now, this is not what we’re looking for here, because this power is is most often accompanied by delusion. The ego, the idea that I, that this is me, this is I am doing it, through the control idea and it works for a while, but eventually it breaks apart and it breaks down and falls apart and disappears.

And so it isn’t really a self or an ego or me or mine. And this kind of delusion is simply a waste of time. And worse, it leads you on the wrong path. It keeps you from understanding things and letting go of things, seeing things as they are. So, no, the breath should be natural. It should be, I would say, however it happens when you’re asleep or however it happens when you’re just relaxed, when you’re not thinking about it, it should continue on in that in that manner. And what you’ll see is the difference between your normal breath and your meditative breath is the problem that when you’re meditating, that your breath is force, your breath is controlled. And that’s the problem. And that’s why we’re meditating, because anytime we focus on something, there be something inside of us and we pay attention to it. We can’t we’re unable ordinary beings to simply observe and be aware of it. We have to control. We have to obtain possessed and so on. And this is the problem once until we learn that this is suffering. This is a cause for stress, but this is a cause for all of the troubles in our lives. Whether we’ll always have to have difficulties, troubles and stress. Once we realize this, then our breath will come very much back to normal. Our whole body of all our brain, the whole of our being will be very much more natural.

And when we focus on when we are aware of something, it won’t change. When we’re aware of the breath, the stomach rising and falling would be as if we weren’t even paying attention to it. It won’t change in the slightest. Now, this is important. This is the really what we’re aiming for. So, definitely it is not a good idea to try to force it in one way or another unless you’re practicing those kinds of meditation. If you’re trying to understand things as they are, let the breath go as it will and notice when it’s not natural, when it’s not ordinary, when it’s not an unconditioned. And you’ll see that that’s where there is there is delusion. There is the idea of control, of forcing and so on. And it’s a habit. It’s something that we’ve developed and that we’re trying to do away with. Because once you see that it’s unpleasant, that it’s a cause for suffering that’s forcing this control, you’ll let go of it after you repeatedly observe this. Eventually your mind will change the habit. It will say, no, this is not leading to happiness. It’s actually leading to stress and suffering. OK, so there’s two questions. I’ll try to answer some more now. Actually, I’m thinking I’m going to bring my video camera, this little portable video camera that this was donated three years ago and has seen a lot of use. And it’s good little camera. I think I’ll bring it with me when I go to America because I’m not going to be doing so much. So probably I’ll have some time to answer some videos on the road and there’s some questions on the road, and I’ve got I think I’ve still got about 100 questions to answer. I’m sorry. I mean, I’d like to open it up. I’d like to take questions and answer questions that people have. What do you do when you’ve got 100 waiting in the. It just keeps piling up and piling up. So you’ll have to bear with me. And I know a lot of people have as a result of closing it down or stopping to accept questions, they’ve started sending questions to me directly, which I really can’t do. That’s the reason for that’s even worse for me, because then they have to answer the same question when each person asks it. And so I find myself with a far bigger workload than I’m actually actually able to handle. So this is the best I can do. If you really have questions and this is what I’d really like to see, come on out. Come on over to Sri Lanka. It’s a beautiful place. I haven’t seen any, at least one poisonous snake, a couple of scorpions, lots of leeches, but other than that, it’s no, no, no worries here. If you come on over, you can ask all the questions you like, and I’m happy to answer them, as long as you dedicate yourself to the meditation practice and join us in our practice. OK, so thanks for tuning in. All the best.

One thought on “Hỏi & Đáp Thiền: Tâm ở bụng và cách thở?

Leave a Reply