Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng
Câu hỏi: Xin chào và chào mừng các bạn trở lại với chương trình Ask the Monk. Câu hỏi ngày hôm nay là về hôn trầm. Tôi được hỏi về cách đối trị với buồn ngủ khi hành thiền. Có người chia sẻ rằng họ muốn hành thiền và họ đã thử hành thiền. Nhưng họ thấy họ trở nên buồn ngủ mỗi khi hành thiền.
Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.
Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 24/02/2011. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://youtu.be/4jhrqD9kPPY
Tôi nghĩ là tôi đã trả lời về việc này trước đây, nhưng chưa được toàn diện lắm. Nên tôi muốn trả lời lại vào hôm nay, với sự tham khảo từ chính những lời dạy của Đức Phật.
Người hỏi câu hỏi lần này chia sẻ rằng họ muốn sử dụng thiền cho mục đích nghỉ ngơi. Họ muốn có thể nghỉ ngơi, nhưng vẫn tỉnh thức. Và tôi muốn cảnh báo rằng có lẽ đó chính là lý do bạn buồn ngủ khi hành thiền. Bởi vì bạn đã hiểu sai về thiền. Nếu chủ đích của bạn đơn giản là nghỉ ngơi thì đi ngủ có lẽ là cách tốt nhất. Ở một mức độ nào đó, nếu chủ đích duy nhất khi hành thiền là để nghỉ ngơi thì nó cũng sẽ định hướng tâm bạn đi tới đó. Nếu bạn ngồi xuống hành thiền và nói rằng, ‘ok, tôi muốn được nghỉ ngơi’, thì tâm trí của bạn sẽ không xây dựng và phát triển năng lượng. Nó sẽ không trở nên tỉnh thức, tỉnh táo. Nó sẽ có xu hướng đi về phía ‘làm sao để nghỉ ngơi?’ Và kết quả là cảm giác buồn ngủ.
Thiền chắc chắn dẫn đến nhiều điều tốt đẹp hơn chỉ là một trạng thái tâm nghỉ ngơi. Nhưng tâm trí sẽ không đi về hướng đó, trừ phi chủ đích của bạn khi hành thiền là như vậy. Mục đích của hành thiền là để hiểu được thực tại, để có thể đối trị được, để có thể hiểu rõ các khó khăn và các vấn đề mà bạn đang có trong tâm trí cũng như trong cuộc sống của mình. Nếu bạn đi vào thiền với tư duy như vậy thì có nhiều khả năng là tâm trí của bạn sẽ tỉnh táo hơn, sẽ hứng thú hơn, bạn sẽ có khả năng chú ý tốt hơn, ít có khả năng buồn ngủ hơn. Đó là lời khuyên ngắn gọn đầu tiên của tôi: Hãy đánh giá lại mong đợi mà bạn muốn đạt được từ việc hành thiền.
Nghỉ ngơi chắc chắn không phải là mục đích của việc hành thiền, không phải là mục đích cao nhất. Về cơ bản, nếu mục đích là nghỉ ngơi thì sự phản hồi của mục đích đó sẽ khiến bạn buồn ngủ.
Tuy nhiên, kể cả đối với các thiền sinh hành thiền với mục đích để hiểu rõ thực tại như nó đang là, sẽ vẫn có những thời điểm (đặc biệt là trong những khoá thiền với cường độ cao) họ bị hôn trầm và buồn ngủ. Vậy làm thế nào để đối trị với điều này?
Đức Phật đã dạy 7 kỹ thuật mà thiền sinh có thể sử dụng để vượt qua hôn trầm. Chúng thực ra là 7 cách đối trị với 7 loại hôn trầm khác nhau, hay ít nhất là một vài loại hôn trầm khác nhau. Cách tiếp cận của mỗi một kiểu đối trị này là độc nhất. Và hôm nay, tôi sẽ nói về các kỹ thuật này. Nó nằm ở bản kinh [tiếng Pali], The Book of Seven. Như vậy, chúng ta có 7 cách để đối trị với hôn trầm.
Cách thứ nhất mà Đức Phật đã chỉ dạy là đổi đối tượng hoặc xem xét đối tượng mà bạn đang quan sát (khi hành thiền). Bởi vì, một trong những lý do rõ ràng nhất khiến một thiền sinh hôn trầm là do tâm của họ bắt đầu lang thang. Bạn bắt đầu ngồi thiền với việc tập trung vào một đối tượng cụ thể. Nhưng rồi tâm của bạn bắt đầu lang thang và từ từ rơi vào trạng thái tiệm cận với ranh giới của việc ngủ và dẫn đến cảm giác buồn ngủ. Nếu rơi vào trạng thái đó, điều quan trọng là hướng tâm về điều bạn đang chú ý khi tình trạng buồn ngủ xảy ra, để đưa tâm bạn trở về tập trung lên đối tượng lúc ban đầu. Và cần cẩn thận để không bị rơi vào việc (tiếp tục lan man) nghiền ngẫm về các suy nghĩ đã khiến tâm bạn lang thang. Thường là bạn bắt đầu nhớ lại những điều mà bạn lo lắng hoặc quan tâm. Điều đó dẫn tới việc tâm của bạn lang thang, suy ngẫm, và cuối cùng là trở nên mệt mỏi, trở nên buồn ngủ. Nên Đức Phật đã dạy rằng hãy cẩn thận đừng cho các suy nghĩ như vậy (bất cứ suy nghĩ nào khiến bạn mệt mỏi) có đất diễn. Tránh các suy nghĩ đó và không phát triển các suy nghĩ hoặc các trạng thái tâm đó. Dĩ nhiên, cách tốt nhất để làm được điều này là trở về lại với việc hành thiền mà bạn đang thực hành (cụ thể là đem tâm về lại với đối tượng mà bạn đang chú ý quan sát). Và Đức Phật cũng đã dạy, nên đối trị trực tiếp với chính hôn trầm, thay vì cho phép các suy nghĩ tạo ra hôn trầm. Tập trung vào hôn trầm và xem xét nó (trực tiếp). Khi làm như vậy, bạn sẽ bỏ được nguyên nhân của hôn trầm và bản thân hôn trầm sẽ tự diệt đi. Sự chú ý và sự nhận biết tỉnh táo về hôn trầm chính là sự đối trị. Và bạn sẽ thấy rằng khi bạn quan sát hôn trầm, bởi do sự thay đổi trong tư duy, hôn trầm sẽ tự diệt đi. Nên, bạn cần hướng sự tập trung vào chính hôn trầm. Điều đó khá hữu ích. Nhưng điều quan trọng là tránh các suy nghĩ tạo ra hôn trầm.
Cách thứ hai, nếu việc đem tâm trở lại với thiền (trong trường hợp này là đem tâm trở lại với đối tượng đang quan sát) và điều chỉnh việc thực hành không hiệu quả (để vượt qua hôn trầm), bạn có thể quay trở về lại với các lời dạy của Đức Phật hoặc các lời dạy của vị thầy của bạn. Hãy xem xét lại các lời dạy đó, nghiền ngẫm về nó, ví dụ 4 nền tảng của chánh niệm (tứ niệm xứ), thân, thọ, tâm và pháp, về cách chướng ngại, hay các cảm giác. Tập trung vào những điều Đức Phật hoặc vị thầy của bạn đã dạy. Và nghiền ngẫm. Ví như niệm thân… Chúng ta tập trung trên thân bằng cách nào? Nghiền ngẫm về những gì bạn có thể đã thiếu sót, đã bỏ qua khi (thực hành) nhận biết về thân? Bạn có thực sự quan sát sự dịch chuyển của bụng hoặc cảm nhận được tư thế ngồi, hơi thở hay bất cứ đối tượng trên thân nào (mà bạn đang sử dụng để quan sát khi hành thiền?). Bạn có thực sự cảm nhận khi có một cảm giác đau? Bạn có thực sự chú ý vào điều đó, ví dụ nhắc thầm rằng ‘đau, đau’? Nếu bạn cảm thấy hạnh phúc hay định tĩnh, bạn có thực sự đang chú ý vào cảm nhận đó, hay là thay vào đó bạn đang để cho nó kéo bạn vào trạng thái mê mờ, trạng thái của mệt mỏi và hôn trầm? Tham khảo lại các lời dạy và nghiền ngẫm về chúng trong tâm của bạn. Xem xét chúng và liên hệ trở lại với việc thực hành của bạn. So sánh việc thực hành của bạn với các lời dạy. Nếu bạn có thể làm điều đó, thì hệ quả thứ nhất có được là: việc nghiền ngẫm về những điều tốt đẹp có thể đánh thức bạn và nhắc nhở bạn những gì nên làm. Hệ quả thứ hai là nó sẽ cho phép bạn điều chỉnh lại việc hành thiền của bạn.
Cách thứ ba để đối trị với hôn trầm là tụng niệm các lời dạy. Tôi biết được từ trải nghiệm của mình rằng điều đó rất hữu ích. Ví dụ, khi bạn đang lái xe. Tôi nhớ lúc tôi lái xe vào ban đêm và cố gắng chánh niệm, quan sát đường, điều khiển vô-lăng, bẻ lái, xem xét và các cảm giác khởi lên, … và tôi thấy mình bị trôi đi. Bởi vì, đôi khi sự định tĩnh quá mức mà không có đủ năng lượng làm tôi trở nên buồn ngủ. Khi nó xảy ra, tôi đã tụng niệm các lời dạy của Đức Phật, tụng các đoạn kinh. Đó thực sự không phải là một bài tập trí óc, nó tựa như bạn đang hát. Mọi người bật radio và hát theo radio, khi họ lái xe vào ban đêm. Điều đó giúp bạn tỉnh táo. Và dĩ nhiên, trong trường hợp tụng niệm, bởi vì đó là các lời dạy của Đức Phật, nó sẽ tiếp thêm sinh lực, cho bạn thêm năng lượng, thêm sự khuyến khích mà bạn cần. Nghiền ngẫm về Đức Phật, nghiền ngẫm về những lời dạy của Ngài, nghiền ngẫm về việc hành thiền.
Nếu điều đó vẫn không hiệu quả thì cách thứ tư mà Đức Phật chỉ dạy là làm một điều gì đó chân tay. Kéo tai để tỉnh táo trở lại. Xoa đầu, xoa tay, mátxa và kéo giãn cơ thể một chút để giúp bạn tỉnh táo trở lại, làm cho máu lưu thông và cho bạn một ít năng lượng vào cơ thể. Bởi vì điều đó có thể là nguyên nhân. Cơ thể của bạn có thể đã mệt mỏi hoặc căng thẳng. Một vài người còn có thể tập yoga (để giúp cơ thể tỉnh táo trở lại). Tôi nghĩ rằng đó là một kỹ thuật rất hữu ích để làm bạn tỉnh ngủ. Nhưng bởi vì các kỹ thuật khác nhau sẽ dẫn đến các phương hướng khác nhau, tôi không đề nghị tập yoga một cách quá mức, khi kết hợp với thiền vipassana. Nhưng chắc chắn là không có gì nguy hại khi tập yoga, và chắc chắc rằng việc đó có thể giúp cho thêm năng lượng cần thiết để hành thiền. Như vậy, Đức Phật đã dạy mátxa và xoa mặt, kéo tai, … (để đối trị với hôn trầm).
Nếu điều đó vẫn không có tác dụng thì có một cách khác nữa, Đức Phật dạy rằng hãy đứng dậy, kiếm một ít nước và rửa mặt, xoa nước lên mặt, vào mắt và đưa mắt nhìn ra mọi hướng. Đức Phật dạy rằng, hãy nhìn xung quanh. Đó là một cách để làm bạn tỉnh ngủ và kích thích tâm trí để có thể thoát khỏi trạng thái nặng nề của sự tập trung. Đưa mắt nhìn ra mọi hướng. Nhìn xung quanh bạn. Hãy đi bộ và nhìn ngó xung quanh, xem điều gì đang xảy ra, nhìn lên các vì sao. Hôn trầm đến vào ban đêm, nếu vậy thì hãy nhìn lên bầu trời. Nhìn các vì sao, tinh tú. Đó là một cách để bẻ gãy sự tập trung nặng nề này, đem đến cho bạn một trạng thái tâm linh hoạt hơn, để buông bỏ sự mê mờ, hôn trầm. Ngài dạy rằng, nếu bạn làm điều đó, có khả năng hôn trầm sẽ diệt mất và bạn có thể tiếp tục với việc hành thiền.
Đức Phật dạy rằng, bạn có thể thiền đi, chuyển sang thiền đi. Đó cũng là lý do nên thực hành thiền đi, cũng như cho phép bạn phát triển tinh tấn và năng lượng. Nếu chỉ thực hành thiền ngồi, bạn sẽ dễ bị buồn ngủ. Nếu kèm với thực hành thiền đi, khi thiền ngồi (trở lại), bạn sẽ cảm thấy như được sạc thêm năng lượng. Đây là cách thứ năm.
Phương pháp thứ sáu là một kỹ thuật thiền, và nó có thể không áp dụng được cho hầu hết các thiền sinh mới bắt đầu. Nhưng nếu bạn đã thực hành thiền tập một thời gian, bạn có thể thử cách này. Tôi nghĩ rằng các thiền sinh mới cũng có thể thử. Kỹ thuật này cần tâm bạn suy nghĩ (tưởng tượng) về ban ngày khi đang là ban đêm, sẽ chuyển đối tượng thiền sang sự nhận biết ánh sáng, mặc dù trời đang tối vào ban đêm. Bởi vì đêm tối là thứ sẽ kích hoạt bạn liên tưởng về thời điểm buồn ngủ trong ngày và làm cho chúng ta trở nên hôn trầm. Tâm trí của chúng ta sẽ (tự động) kích hoạt thói quen buồn ngủ, nếu đang là buổi tối. Nên bạn sẽ cần đánh lừa bản thân, bạn nói với bản thân rằng trời sáng hoặc bạn tưởng tượng (với mắt nhắm lại) về ánh sáng, tưởng tượng về sự nhận biết và cảm nhận ánh sáng. Các vị sư đã từng bảo với tôi rằng, tôi nên hành thiền với đèn bật sáng và tôi cho rằng điều đó có thể hỗ trợ tôi. Tôi đã thử, nhưng điều đó không có vẻ hữu ích lắm (trong trường hợp cá nhân tôi). Nhưng tôi cho rằng nó có thể có tác dụng, ít nhất ở một chừng mực nào đó. Ở đây, điểm mấu chốt là thực sự gieo vào tâm trí bạn rằng: đó là ánh sáng, có ánh sáng. Bởi vì điều đó sẽ kích hoạt năng lượng trong tâm của bạn. Đó là một hình thức kích thích năng lượng. Tưởng tượng ánh sáng khi trời tối để mang ý tưởng vào tâm của bạn.
Nếu đã hành thiền một thời gian, bạn có thể thực sự thấy các ánh sáng xuất hiện. Một vài người rất bị mất tập trung bởi các ánh sáng, các màu sắc, hay các hình ảnh này. Và chúng tôi thường phải nhắc nhở thiền sinh: không đi trệch ra khỏi đường và chỉ xác nhận các ánh sáng này như là ‘thấy, thấy’, để nhắc nhở rằng đó chỉ là các tác nhân kích thích thị giác. Rằng đó không phải là các cảm giác huyền diệu, không phải là các trải nghiệm huyền diệu. Và chắc chắn rằng, đó không phải là con đường dẫn đến giác ngộ. Đó không phải là con đường đúng đắn. Nhưng trong trường hợp này (trong ngữ cảnh đối trị với hôn trầm), nó có một số lợi ích nhất định, giúp mang lại năng lượng và tinh tấn. Nó có cách sử dụng, dù đó không phải là con đường đúng đắn. Đó là cách thứ sáu.
Nếu điều đó không hiệu quả, Đức Phật dạy hãy nằm xuống. Và cách mà Đức Phật nằm là nằm một bên, không phải nằm úp, cũng không phải nằm ngửa. Tôi không chắc chắn là khi nằm có nâng đầu lên hay không. Tôi không nhớ là điều đó được đề cập đến. Nhưng cách mà tôi thường thực tập là nâng đầu lên bằng khuỷu tay. Đó là một kỹ thuật mà tôi đã thấy người khác áp dụng, và các vị sư cũng áp dụng. Nó có vẻ như có thể giữ cho bạn được tỉnh táo. Nếu buồn ngủ, đầu của bạn sẽ bắt đầu gục xuống tay và bạn tỉnh lại một cách nhanh chóng. Sẽ hơi đau khi mới thực hành điều này. Bạn cần phải thực tập. Đó là một kỹ thuật trên thân. Và bạn cần phải tập dần, tương tự như việc ngồi bắt chéo chân. Cũng có thể nằm một bên và không nâng đầu lên, nhưng ít nhất cũng kiên quyết nhổm lên. Đức Phật dạy rằng bạn nằm xuống giống như bạn đầu hàng tại thời điểm đó. Bởi vì bạn cảm thấy không thể vượt qua hôn trầm. Nên, bạn sẽ chấp nhận điều đó, rằng bạn có thể sẽ ngủ gục. Nên bạn nằm xuống và nói, tôi sẽ tỉnh dậy sau bao nhiêu phút, hay bao nhiêu giờ, nếu tôi ngủ. Bạn nói bạn sẽ ngủ bao nhiêu giờ hoặc bao nhiêu lâu mà bạn nghĩ bạn sẽ làm và rồi thức dậy sau đó. Kiên quyết như vậy trước khi đi vào giấc ngủ. Chỉ suy nghĩ về sự việc rằng bạn sẽ thức dậy trở lại khi đến thời điểm đó. Rồi bạn sẽ thấy rằng nếu bạn kiên quyết theo cách này, tâm trí của bạn thực sự có thể đánh thức bạn dậy vào đúng thời điểm đã định trước. Điều đó thật kì diệu, khi tâm trí có thể đánh thức bạn dậy vài phút ngay trước thời điểm mà bạn dự định sẽ tỉnh dậy. Và Đức Phật dạy rằng, sau đó hãy tỉnh dậy, kiên quyết nói với tâm bạn rằng, bạn sẽ không hôn trầm nữa. Bạn không bị dính mắc vào sự thoải mái khi nằm xuống nữa. Bởi vì một trong những thứ mà chúng ta bỏ sót, đó là chứng nghiện giấc ngủ. Nhiều người thích nằm nhiều giờ đồng hồ và ngủ rất nhiều. Bởi vì sự thoải mái trên cơ thể mà giấc ngủ đem lại. Vấn đề là các sự thoải mái trên cơ thể cũng giống như bất cứ mọi sự thoải mái nào khác trên cơ thể đều không thường còn, không tồn tại mãi. Và không phải cứ ngủ càng nhiều thì bạn càng thoải mái. Thực ra (ngủ nhiều khiến) bạn sẽ cảm thấy chán nản nhiều hơn, mê mờ nhiều hơn, ít năng lượng hơn, ít sáng sủa và ít bình yên hơn. Bạn cảm thấy mất tập trung hơn, ít tỉnh thức, ít tỉnh táo hơn.
Như vậy, cách cuối cùng mà Đức Phật đã dạy là nằm xuống. Nếu bạn phải áp dụng nó, bạn chỉ cần nằm xuống và nói với bản thân rằng, tôi sắp ngủ và đi vào giấc ngủ. Bạn cần phải nghiêm ngặt với việc sẽ thiết lập bản thân để ngủ trong bao lâu. Và sau đó, khi tỉnh dậy, bạn tiếp tục với việc hành thiền.
Đức Phật đã dạy các kỹ thuật như trên để các thiền sinh có thể áp dụng nhằm đối trị với hôn trầm. Như vậy, thay vì chia sẻ các suy nghĩ của chính tôi về vấn đề này hoặc một điều gì đó dựa trên nền tảng Phật pháp một cách mơ hồ, ở đây, các bạn trực tiếp có hẳn các lời dạy của Đức Phật mà hy vọng tôi đã chuyển tải một cách tốt nhất đến các bạn. Cảm ơn về câu hỏi và hy vọng những điều trên là hữu ích.
Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.
Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.
English Transcript (quickly jotting down)
Hello and welcome back to Ask the Monk. Today’s question is about drowsiness. So I was asked, ‘how to deal with falling asleep when meditating?’. Someone said they would like to be able to meditate and they’ve tried, but they find themselves falling asleep every time.
I think I’ve addressed this before, but not comprehensively. So I’d like to do that now, sort of referring back to the Buddhist teaching. The person who asked the question this time, said that he or she would like to use the meditation for the purpose of feeling rested. So they want to be able to find rest, but still be alert. And I’d like to caution that may be the reason why you’re falling asleep when you meditate. Because you’ve got the wrong understanding of what meditation should be. If your intention is to simply rest, then falling asleep is probably the best way to do it. To an extent, I mean, I guess the point is if that’s the only intention that you go into the meditation with and that’s the direction that your mind is going to go, if you sit down and meditate and say, OK, I want to feel rested, your mind is not going to develop energy. It’s not going to be be awake and alert. It’s going to start to tend towards the only way that it knows how to rest, and that is to fall asleep.
There are better ways in meditation, I think certainly does lead to much more of a rested mind state. But the mind won’t go in that direction unless your intention going into the meditation is to use it for the purpose of meditating. And that is to understand reality and to be able to deal with the difficulties and the problems and to understand the difficulties and the problems that you have in your mind and in your life. If you go into the meditation with this mindset, this sort of mind set, then your mind is more likely to be alert and to be interested, and you’re more likely to be able to pay attention, less likely to fall asleep. So that’s the first bit of advice I would give is to try to re-evaluate what you expect to get out of meditation. Resting is certainly not in the purpose of practicing meditation, not the best aim. And at its core, if that’s the aim going into it, it’s, as I said, going to have these sorts of repercussions causing you to sleep. Nonetheless, for those meditators who have made up their mind and come to understand what it is that meditation is for and are using it for the purpose of coming to understand reality as it is, there are times, especially when doing intensive meditation, that you find yourself feeling drowsy and even falling asleep. So how do you deal with this?
Well, the Buddha gave seven specific techniques that one can use to overcome drowsiness. And they’re actually seven different sort of types. They deal with seven different types of drowsiness or at least a few different types of drowsiness. Each one is unique in its approach. And so I’d like to, in this case, refer directly back to this. It’s [in Pali], in the Book of Seven. So we have seven ways of dealing with drowsiness.
So the first way that the Buddha said is to change your object or to examine the object of your attention, because one of the most obvious reasons why someone might become drowsy is because their mind has begun to wander. When you’re sitting in meditation, you begin by focusing on a specific object, but your mind starts to wander and slowly fall into a more trance, like state, that is bordering on sleep and eventually will lead one to fall asleep. Now, when that is the case, it’s important to think about what it was that you were considering when you were feeling drowsy and to change that, to go back to focusing on the original object and to be careful not to let yourself fall into the reflection on these on speculations, speculative thoughts that are going to lead your mind to wander. Often, it’s the case that we’ll start to remember things that we’re worried about or concerned about, and that will lead our minds to wander and speculate and eventually get tired and, you know, falling asleep. So the Buddha said, be careful not to give those sorts of thoughts, any ground, whatever thought it was that was causing you to feel tired, to avoid that thought and not develop that train of thought or state of mind. Of course, the best way to do this is to come back to your meditation technique and especially to deal with, as the Buddha said, the drowsiness itself, instead of allowing the thoughts to build the drowsiness, focus on the drowsiness and look at it. When you do that, you’re you’re letting go of the cause of the drowsiness and the drowsiness will disappear by itself. Also, the attention and the alert awareness of the drowsiness is the opposite. And you’ll find that the drowsiness as you watch it, because of the change in the mindset, the drowsiness itself goes away. So you can try to focus on the drowsiness itself, which it’s quite useful. But most important is to avoid the thoughts that were causing it to become drowsy.
The second way is … if this practical method doesn’t work, of reverting back to the practice and adjusting your practice, you can go back to the teachings that the Buddha taught or that your teacher gave us, so on. And to go over them in your mind, to think about, for instance, the four foundations of mindfulness, the body, the feelings, the mind and the various dhamma, of the hindrances, of the emotions or so on. Focus on what it was that the Buddha taught or what it is that your meditation teacher taught. And go over them. Also the body. How do we focus on the body? Think about maybe ways that you are lacking and things that you are missing in terms of awareness of the body. And are you actually able to watch the movements of the stomach or be aware of the sitting position? Or the breath or whatever is your object? Um, are you actually aware of the feelings when there’s a painful feeling or are you actually paying attention to it, for instance, saying to yourself, ‘pain, pain’? Or if you feel happy or calm, are you actually paying attention or are you letting it drag you down into a state of lethargy instead, state of fatigue and drowsiness and the same with the mind. So to refer back to the teachings and think about them in your mind, examine them and relate them back to your practice and compare your practice to the teachings. And that if you do that, first of all, just thinking about these good things will wake you up and remind you of what you should be doing. And second of all, it will allow you to adjust your practice.
The third way is if that doesn’t work, or another way to deal with drowsiness is to actually recite the teachings. And I know from experience that this is quite useful, for example, when you’re driving. I remember when I would be driving somewhere at night and trying to be mindful, watching the road and steering, turning, seeing and emotions that arise and so on, that I would find myself drifting because sometimes there would be excess concentration and not enough effort and I’d be falling asleep. When that happened, I would actually recite the Buddhist teachings. And we do this chant, chants that we have of the Buddhist teachings and we actually recite them. So it’s not really an intellectual exercise, but it’s something akin to, um, singing songs. When people turn on the radio and sing along when they’re driving late at night, it’s something that will wake you up. But also, of course, because it’s the Buddhist teachings, it’s something that will invigorate you and give you effort and give you, um, the encouragement that you might need, thinking about the Buddha, thinking about his teachings, thinking about, um, the meditation practice and so on.
If that still doesn’t work, the fourth method, the Buddha said, is to start to get physical. And the Buddha said, you pull your ears or the technique of waking you up, kind of stretching your cranium, rub your arms around your body, massage yourself and maybe stretch a little bit, um, to kind of wake you up, to get the blood flowing and to give yourself a little bit of physical energy. Because that might be the cause. Your body might be tired or so on. Your body might be stiff, for instance. Some people might even go so far as to practice yoga. I think it could be a very useful technique to waking you up. Because it’s a different technique and actually might lead in a different direction. I wouldn’t recommend extensive practice of yoga in combination with, um, insight meditation. But there’s certainly nothing harmful in practicing it. And certainly in moderation for the purposes of building the energy necessary to practice meditation. But at any rate, the Buddha said massaging and rubbing and pulling your ears and so on.
If that doesn’t work, another way to deal with drowsiness, the Buddha said, is to actually stand up and go get some water, pour water on your face, rub water into your eyes and look to all directions. The Buddha said, take a look around. This is a way of kind of waking you up and stimulating your mind to sort of get rid of this heavy state of concentration. Look in all directions. Look all around you. Go and look around, see what’s going on and look up at the stars, he said. Drowsiness comes at night, so go and look up at the sky. Look up at the stars. Look up at the constellations. It’s a way of breaking up this heavy concentration, giving yourself a more flexible state of mind, to break, to to throw off the lethargy, the drowsiness. He said if you do that and it’s possible that the drowsiness will well disappear and you’ll be able to continue with your practice.
You can do walking meditation, the Buddha said. A part of this is to switch to doing walking meditation. That’s one of the reasons for walking meditation as well, and allows you to develop effort and energy. If you sit all the time and it’s easy to fall asleep. If you do walking as well, you’ll find that when you do the sitting, you feel charged afterwards. So this is the fifth method.
The sixth method is a specific meditation technique, and it’s probably not applicable for most beginner meditators. But if you’ve been practicing meditation for a while, and I suppose even as a beginner, you could attempted. The technique is to think of day as night, to resolve on the meditation or the awareness of light, even though it’s dark at night. Because, of course, night is the darkness is something that triggers a recollection of, oh, now it’s time to fall asleep and causes us to start to feel drowsy. Our mind triggers the drowsiness routine and based on the fact that it’s dark. So you trick yourself, you tell yourself that it’s light or you you envision, with your eyes closed, you can imagine light or become aware of light. I know there are monks who told me that you should do meditation with a bright light on and I suppose this could help as well. I’ve tried it. It doesn’t seem that useful, but I suppose it could be, at least to some extent. But here the point is to actually get it in your mind that it’s light, that there is light. Because that will trigger the energy in the mind. It’s a way of stimulating energy, he said, thinking of those at night to think of it as day and to get an idea in your mind. If you’re actually been practising meditation for a while, you can actually begin to envision bright lights. Some people even get very distracted by these lights or colors or pictures or so on. And we have to remind meditators not to get off track and to acknowledge them as ‘seeing, seeing’ to just remind yourself this is a visual stimulus. It’s not a magical sensation, magical experience, or certainly not the path that leads to enlightenment. It’s the wrong path. But in this case, it has a limited benefit of bringing about energy and effort. It has its use, even though it’s not the path. And that’s the sixth method.
If that doesn’t work, the Buddha said lie down. And the Buddhist way of lying down was to lie down on your side, not in your stomach, not on your back with lying down on one side. And I’m not sure you can prop your head up or you. I don’t think that’s mentioned. But the way I would often do it is to actually prop my head up on my elbow. And it’s a technique that I’ve seen other people use and monks use. And it seems to very much keep you awake. If you start to fall asleep, your head starts to fall off your arm and you wake up quite well. It’s also quite painful in the beginning. It’s something you have to develop. Um, it’s a physical technique. Then you have to develop, just like sitting cross-legged. But, um, at any rate, lie down on one side and perhaps not propping the head up, but, uh, at the very least resolving on getting up. The Buddha said you’re lying down and you’re kind of given up at this point. Because you’re feeling like you can’t overcome the drowsiness. So you’re going to accept that you might fall asleep. So you lie down and you say, I’m going to get up in so many minutes or so many hours, if it’s time to sleep. You say I’m going to sleep for four hours or however long you’re going to sleep and I’m going to get up at such and such a time. When you resolve, think about before you go to sleep. Think only about that, the fact that you’re going to get up so that when that time comes, you’ll find that if you resolve in this way, actually your mind is able to somehow wake you up at that time. It’s amazing how how advanced the mind really is that you find yourself waking up a few minutes before the hour that you were going to wake up or how many minutes you were going to sleep or so. And then the Buddha said, and then get up, he said, resolve in your mind, I will not give in to drowsiness and I will not become attached to the pleasure that comes from lying down. Because one of the things that we miss, um, one of the great addictions that we miss is the addiction to sleep. Many people like to lie down for many, many hours and sleep a lot, and it’s because of the physical pleasure that comes from it. But the problem with this physical pleasure is like all physical pleasures, it’s not permanent, it’s not lasting. And it’s not the case that the more you sleep, the more happy you feel. You, in fact, feel more depressed and more lethargic and less energetic, less bright and at peace with yourself, you feel more distracted and less awake and alert. So, the Buddha said this is the last one. You have to make it. Um, you can’t just lie down and say, I’m going to go to sleep, and fall sleep. You have to be strict about it, that I’m going to set myself how long I’m going to sleep. And then when I wake up, I’m going to get up and go on with my practice.
The Buddha said this is the way that a person should deal with drowsiness. So rather than give my own thoughts on it or something that’s vaguely based on the Buddhist teaching, there you have directly as best as I could translate and paraphrase and expand upon it the Buddhist teaching on how to deal with drowsiness. So thanks for the question. Hope that helps.
One thought on “Hỏi & Đáp Thiền: Đối trị với buồn ngủ (hôn trầm) khi hành thiền?”