Hỏi & Đáp Thiền: Thiền khi bạn không muốn thiền?

Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng

Câu hỏi: Làm sao để tôi có thể thiền khi tôi không muốn thiền? Tôi biết câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn. Nhưng đó lại là một vấn đề nghiêm túc của tôi. Bởi vì khi tôi ngồi xuống, tôi chỉ có thể thiền trong một khoảng thời gian ngắn. Rồi tôi trở nên bực bội, các cơ căng cứng, cảm thấy giống như đầu tôi rung giật. Thực sự khó khăn. Rồi sau cuối, tôi đứng dậy. Thực sự rất khó khăn. Tôi đoán là cái tôi trong tôi đang kháng cự lại hay một điều gì đó kiểu như vậy. Tôi cũng không biết nữa. Tôi hy vọng đây không phải là một câu hỏi ngớ ngẩn. Mọi người vẫn có thể ngồi hết khoá thiền. Có lẽ tôi không có ý chí để hành thiền hoặc tôi lười biếng… Xin Sư cho vài lời khuyên về việc này.

Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.

Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 19/03/2015. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=GH24PmL2VKg

Sư Yuttadhammo:  Tôi nghĩ rằng bạn đã bỏ sót một điều. Đó là việc ép buộc bản thân hành thiền. Điều đó không phải luôn luôn là một ý tưởng tốt nhất. Bởi vì nó sẽ gieo trồng ác cảm đối với việc hành thiền, chẳng tốt đẹp gì. Theo những gì bạn nói, nghe có vẻ như bạn không biết điều gì là tốt cho bạn.

Bạn có thể hình dung việc này như là một tiến trình học hỏi của một thanh niên trẻ. Đối với một đứa trẻ, bạn sẽ phải ép chúng học hành. Bạn sẽ phải thúc ép chúng học hành, hay ít ra bạn phải hướng dẫn chúng. Sự ép buộc nói chung thường không có được hiệu quả mong muốn. Và nếu bố mẹ làm quá trong việc ép buộc con cái, chúng sẽ bị “bẻ gãy”, nổi loạn, và tệ hơn nữa là điều đó có thể phá hoại cuộc đời của chúng bởi vì căng thẳng quá mức.

 Bạn nên nhìn vấn đề này theo cách đó. Tâm như là một đứa trẻ con. Chúng ta chẳng bao giờ thực sự trưởng thành, lớn khôn lên cả. Nhiều người chẳng bao giờ thực sự lớn khôn lên cả. Nhiều phần trong con người của chúng ta chẳng bao giờ thực sự trưởng thành. Phần tâm linh của hầu hết mọi người khá là trẻ con. Nếu bạn xác nhận rằng bạn không thích hành thiền, bạn cần phải xem bản thân như là một đứa trẻ con. Bạn có một cái tâm thơ dại của một đứa trẻ. Hầu hết mọi người đều là như vậy.

Vậy nên, khi mới bắt đầu bạn nên có một ít quyết đoán. Và nếu bạn xem tâm mình như là một đứa trẻ, bạn sẽ dạy bảo nó như thế nào? Hy vọng là bạn sẽ không đánh nó hoặc không ép buộc nó, rồi tạo ra các sự căng thẳng và đàn áp lên đứa trẻ của mình. Nhưng một mặt khác, bạn cũng không nên để đứa trẻ ngồi đó ăn kẹo ngọt hay xem phim hoạt hình cả ngày được. Bạn cần cố gắng hướng dẫn nó một cách lành mạnh. Không có một câu trả lời dễ dàng nào khi mới bắt đầu (hành thiền) cả, ngoại trừ một việc là ‘đừng chỉ đơn giản ép buộc bạn hành thiền.’ Cần phải hiểu rằng, bạn vẫn chỉ là một đứa trẻ và nó sẽ không muốn hành thiền. Một mặt khác, cũng đừng nói rằng ‘tôi sẽ không hành thiền’. Rõ ràng rằng đó không phải là trường hợp của bạn. Nếu không, bạn sẽ chẳng hỏi tôi câu hỏi này. Bạn muốn hành thiền, nhưng cùng lúc bạn cũng lại không muốn hành thiền.

Bạn thấy vấn đề chứ? Bạn biết thiền là tốt cho bạn. Bạn lớn khôn lên bằng các suy nghĩ trong trí óc. Nhưng một phần của bạn vẫn còn con nít. Vấn đề này chủ yếu là do sự không kết nối của chúng ta với các lợi ích thực sự của việc hành thiền. Chúng ta không phải là những cái máy mà bạn có thể nhập vào các lợi ích của việc hành thiền và rồi nó sẽ được ghi nhớ ở đó. Bạn có thể tự bảo bản thân mình, bạn có thể nghe pháp về lợi ích tuyệt vời của việc hành thiền. Rồi bạn tự bảo rằng ‘yeah, thiền thật là tuyệt vời. tôi muốn hành thiền’. Và 10 phút sau, bạn quên bẵng về điều đó, như thể nó không có mặt trong tâm của bạn. Nó không còn là dữ liệu đầu vào nữa. Rồi bạn sẽ nói rằng ‘tại sao tôi lại hành thiền nữa?’ Bạn chẳng có bất cứ một tham muốn nào cho việc hành thiền. Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn. Bởi vì chỉ 10 phút trước, rõ ràng rằng thiền thật tuyệt và bạn cho rằng đó là một điều tốt đẹp, rằng sẽ thực sự có ích khi bạn tham gia khoá thiền. Rồi bạn lại thực hành. Lại, wow, thiền quá tuyệt vời, thiền giúp bạn quá nhiều. Và rồi trong ngày kế tiếp, bạn lại bỏ thiền. Kiểu như thiền thật vô dụng. Tâm của chúng ta không như một cái máy tính, mà nó thiên về hướng một sinh vật sống hơn. Nó sẽ hoạt động một cách không hợp lý. Nên một phần bên trong tâm sẽ đi lùi và nói rằng ‘okay. tôi không muốn hành thiền, thừa nhận điều đó, rồi lại bỏ qua điều đó, rồi lại ép buộc, …’

Tôi nghĩ rằng trong tiến trình này, điều ý nghĩa ở đây là sự quan sát và thừa nhận. Thừa nhận rằng bạn không muốn hành thiền. Nếu thừa nhận về điều này một cách chân thành, bạn có thể thực sự hành thiền về nó. Bạn thiền về sự bực bội, thiền về sự không thích, rồi bạn sẽ thấy nó bay đi mất, bốc hơi. Cùng lúc khi bạn làm điều đó (thừa nhận việc không thích hành thiền), hãy chú ý hơn vào sự việc rằng bạn không muốn hành thiền, thay vì cố gắng hành thiền cho xong. Cũng hãy tự hỏi mình một cách chân thành và cởi mở, ‘liệu hành thiền là lợi ích cho mình?’ Đem bạn trở lại với câu hỏi mà bạn có lẽ đã trả lời trong quá khứ. Nhưng hãy trả lời lại câu hỏi đó cho bản thân bạn. ‘Tại sao tôi lại hành thiền?’, ‘Điều đó có thực sự lợi ích cho tôi?’. Đừng chỉ theo các câu trả lời mà bạn nghe được trên Internet. Hãy thực sự hỏi bản thân rằng, ‘tôi muốn điều gì trong cuộc đời này? điều này có lợi ích gì cho tôi?’. Sẽ mất khá nhiều công sức để tìm kiếm trong nội tâm, tìm kiếm qua việc tự quan sát… Bạn có thể nói rằng tôi thực sự chỉ muốn chơi thể thao, muốn mây mưa và ăn uống cả ngày. Rồi bạn tự bảo, okay, tôi thừa nhận là tôi muốn tất cả những thứ đó. Nhưng có thực như vậy không? Nếu thực sự chân thành với bản thân, bạn sẽ thấy rằng những điều đó chẳng làm bạn thoả mãn. Nó chẳng thực sự lợi ích cho mình. Và cuối cùng đi đến kết luận rằng tôi muốn hành thiền. Cần có những kiểu tự quan sát và nghiền ngẫm này, [từ trong tiếng Pali] có nghĩa là chỉnh sửa, nghiền ngẫm về các hành động của bạn và đảm bảo rằng bạn đang hướng mình đi theo một con đường đúng đắn.

 Như vậy có 2 phần, cố gắng để rất chánh niệm về sự ác cảm đối với thiền và hiểu ra rằng sau một thời gian, nếu bạn trưởng thành lên, bạn sẽ muốn hành thiền nhiều hơn. Nhưng cần hiểu rằng, khi mới bắt đầu bạn cần phải khéo léo. Bạn đang chơi trò chơi để giúp đứa trẻ con trong tâm bạn lớn khôn lên. Và một mặt khác, cần phải có các cuộc đối thoại với bản thân về việc thừa nhận (rằng bạn không thích hành thiền). Bạn cần phải chấp nhận các sự tranh luận (bên trong) như một thẩm phán. Bạn không thể bỏ qua bên nào cả. Nếu bạn biết rằng phía bên này là có tội, bạn không thể bỏ qua bên đó (bị đơn) và nói rằng tôi sẽ chỉ nghe bên nguyên (đơn). Vì như thế, bạn sẽ xử sai mất. Bạn thấy không, chỉ nghe 1 bên chưa hẳn có kết quả đúng. Chẳng ai có thể chắc chắn cả. Không ai có thể đi ra và nói rằng, anh chàng này là người tốt, khi thậm chí bạn chẳng cho cơ hội để phía bên kia có thể trình bày vụ việc của họ.

Tâm sẽ hoạt động giống như vậy, nếu bạn không cho sự ô uế có cơ hội để ‘trình bày’. Có thể là không cần ‘trình bày’ quá nhiều. Nhưng một cách nào đó thì nếu sự ác cảm với thiền đã xuất hiện thì nó đã hơi trễ rồi, đã trở thành tâm bất thiện rồi. Do đó, đẩy đuổi nó đi sẽ không có ích. Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy rằng khi có sự ghét khởi lên trong tâm, điều mấu chốt là chỉ nhìn sự ghét đó khởi lên trong tâm, mà không hề đánh giá, phán xét nó. Đó là cách làm việc của một vị thẩm phán. Họ không phán xét. Thay vào đó, họ quan sát, và họ đi đến kết luận dựa trên sự thật, dựa trên thực tế, mà không dựa trên bất cứ một sự đánh giá (chủ quan) nào. Đó là điều mà bạn thực sự cần làm. Và bạn sẽ cảm nhận được điều này. Bạn sẽ cảm nhận được sự khác nhau trái ngược giữa việc ép buộc bản thân mình làm một điều gì đó (do tin tưởng vào một đấng tối cao, hay do sợ phải bị đoạ xuống địa ngục, hay bởi vì bố mẹ đã dạy, hay bởi theo suy luận trí óc và họ tin vào thượng đế hay một ai đó) và việc bạn thực sự thừa nhận và hiểu được điều đó. Bạn sẽ cảm nhận được sự khác nhau giữa việc hành thiền do bởi nghe ai đó nói, do bởi có niềm tin theo kiểu suy nghĩ trí óc với việc hành thiền do bạn cảm nhận được những điều tốt đẹp mà thiền đem lại cho bạn. Điều đó (sự cảm nhận trực tiếp) thì quan trọng hơn nhiều. Đây là một câu hỏi rất hay. Cảm ơn.

Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.

Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.

English Transcript (quickly jotting down)

[Question] How do I meditate when I don’t want to meditate? Basically, I know it sounds like a foolish question. But it’s a serious issue for me because when I when I sit down, I can do it for like a short time. But eventually it’s like, you know, I get frustrated, my muscles cramp up. It feels like my head is shaking. It becomes just really difficult. So I end up just like, you know, getting, you know, whatever it is. It really gets very difficult. So I guess my ego is against that or something. I guess I don’t know. I hope that’s not a foolish question. People like a man just sitting through it. But, you know, either I don’t have the willpower for it or I’m just lazy. But so is there any advice for that?

I think there’s something we miss and that’s the forcing ourselves to meditate, which can be. You know, it’s not always the best idea. Because you will cultivate a aversion to meditation and that’s no good. Um, that being said in the beginning, you don’t know what’s good for you. You can think of it as the learning process of a adolescent, you know. As a child, you have to force them to learn, you have to push them to learn, not force, but you have to at least direct them, even still, forcing doesn’t generally have the desired effect, and as a result, parents who push their children too hard find them break and rebel or worse, can destroy their lives out of just the intense stress.

But you should look at it that way. The mind, for all intents and purposes, we’re children. We never really grow up. Many of us never really grow up. Many parts of us never really grow up. The spiritual part for most of us is quite young. Especially if you acknowledge that you don’t like to meditate, then you have to treat yourself as a child. You know, you have a child’s mind, which is for most of us, the kids. And so in the beginning, you have to be a little bit insistent. And if you think of it as a child, how would you teach a child. Hopefully, you wouldn’t beat the child or force the child to, you know, into the extent that it caused the child stress and repression. But on the other hand, you wouldn’t just let the child sit around eating candy all day or watching cartoons all day. You’d try to direct them in a wholesome direction. So there’s no easy answer in the beginning, except to answer ‘no, don’t simply force yourself to meditate’. You have to understand that you’re still a child and you’re not going to want to meditate. On the other hand, don’t say, well, then I just won’t meditate. Obviously, I’m sure you know that’s not the case. Otherwise you wouldn’t be asking this question. You want to meditate, you just don’t want to meditate.

You see the problem. You you know, it’s good for you. You’re all grown up intellectually, but part of you is still, you know, a child. Um, a big part of it is our disconnect with the actual benefits of meditation. We’re not machines where you can input the benefits of meditation and have that stick. You can tell yourself you can listen to a talk on how great meditation is and just say, yeah, meditation is awesome, I want to meditate. Ten minutes later, you’ve forgotten it. And it just won’t be in your psyche. That won’t be an input. So you’ll be saying, why am I doing this again? You know, you just don’t have any desire for it, which is kind of absurd, because just ten minutes ago you were clear. Meditation is awesome. I’m clear that it’s a good thing. It’s really going to help me that can go on in the meditation course. You’ll be practicing. Wow, this is so wonderful. Meditation just helps me so much. And then the next day I like I’m going to leave. This is useless. This is what am I doing. Because we’re organic. This is because the mind is is biological at the start, not biologically, but basically the mind is a part of the organism and, it’s not like a computer. It’s going to act irrationally. And so a part of it, you know, part of it is going to be stepping back. And saying, OK, yes, I don’t want to meditate, I acknowledge that, ignoring that and pushing on.

Um, and I guess the meaning is except that part, accept or not accept but but observe and acknowledge is the word. Acknowledge that part that I don’t want to meditate. And you’ll find if you can truly acknowledge that, that you’re able to actually meditate on it. You meditate on the frustration, meditate on the disliking, and you find it evaporates. At the same time as you do that, as you accept or not accept, acknowledge, you know, and focus more on the fact that you don’t want to meditate than on actually meditating through it. Um, at the same time, you know, you ask yourself the question honestly and openly. Is meditation good for me? Bring yourself back to that question that you’ve probably answered in the past. But answer it again for yourself. Why am I doing this? You know, is it really good for me? And don’t just accept some answer that you heard on the Internet, but really ask yourself, you know, what do I want in life? Is this really going to benefit me? And sometimes that takes a little bit of soul searching, soul searching, a bit of introspection, you know, and saying, no, I really just want to play sports and have sex and eat food all day. Well, but then you say, OK, yes, I acknowledge I want all that. But but really? And then you say to yourself, then if you’re honest with yourself, you say, but no, that doesn’t actually satisfy me. That isn’t actually benefiting me. And so eventually coming to the conclusion that meditation is something I want to do. So there’s room for having this sort of introspection and reflection, um, sort of [in Pali] means, adjusting, you know, reflecting on your activity and ensuring that you’re directing yourself in the in the right way.

So I guess two parts, you know, try to be very, very aware of the aversion to the meditation and understanding that after some time you really if you do grow up, and again, this is an insult most of us are in this situation. As you grow up, you’ll want to meditate more. Um, but understand that in the beginning you’re going to have to finesse, you know, and you’re going to have to play games to help the child grow up. And on the other side, also have these kind of philosophical, um, conversations with yourself about, you know, I don’t know if it’s so much a conversation, but it’s still just an acknowledgement. You know, you have to accept the argument like a judge. And you can’t just ignore one side. If you know this side is guilty, then you can’t just ignore them and say, I’m only going to listen to the prosecution. That you’ll be a mistrial. You see, it’s not the outcome, isn’t it? No one is sure. No one is going to come out and say, yes, it was proven that this person was good, that you didn’t even give them a chance to present their case.

The mind is like that if you don’t give the defilement and their chance to speak. Hmm, maybe not quite so much. But in a sense, yes, once the aversion, for example, to meditation arises and it’s too late. It’s already unwholesome. So pushing it away isn’t going to help. This is why the Buddha said when there’s aversion arises in the mind, the key is to to see that aversion has arisen in the mind, not to judge it at all. This is how a judge works. They don’t judge, they observe, and they come to a decision based on the facts, not based on any kind of judgment. So that’s really what you have to do. And you’ll feel this. You’ll feel that the difference between forcing yourself to do something and just, you know, it’s like how religious people feel when they’re kind of believing in God just because they’re afraid to go to hell or because their parents have told them or because they know intellectually they believe in God or whatever, as opposed to actually truly, um, accepting something or understanding something. You’ll feel this you’ll feel the difference between accepting meditation because someone told you or because intellectually you believe it’s right and actually getting a sense of how good meditation is for you, it’s much more important. So it’s a very good question. Thank you.

One thought on “Hỏi & Đáp Thiền: Thiền khi bạn không muốn thiền?

Leave a Reply