“Xử lý” cảm xúc tiêu cực

Em chào Anh,

Anh có thể chia sẻ cho em một chút về cách Anh đã làm để mình có thể sống trung thực với cảm xúc và việc bị cảm xúc làm chủ, cảm xúc điều khiển – kéo đi.

Em cảm thấy mình không phải là người chân thật nhưng thật sự em vẫn chưa biết làm ntn khi nghe bài pháp Cảm xúc và Người chân thật. Em cảm thấy trong mình có sự mâu thuẫn

Hello em,
Để trả lời câu hỏi của em thì tuỳ ở từng người thôi. Anh có một số suy nghĩ như sau nhé.

  • Với bản thân anh, một cách nào đó, trong người anh đã có sẳn niềm tin về việc trung thực và sống hướng thiện rất mạnh. Anh cũng không hiểu sao anh lại có được thuận lợi đó. Khi anh lấy cái Strengths Finder 2.0 assessment, anh thấy top 5 strengths của anh có theme Belief, nghĩa là 1 cách nào đó anh đã có sẳn trong người 1 set of core values, đã có sẳn, rất mạnh mẽ. Do anh có sẳn trong người các cá tính này nên việc nhận biết cảm xúc và không để cho nó làm hại mình, đặc biệt là các cảm xúc mang tính có thể dẫn dắt đến các hành động về đạo đức thì anh dễ bắt được và tự nhắc mình không làm chuyện tổn hại về mặt đạo đức. Đó có lẽ là điểm may mắn của anh.
  • Cũng vì các cá tính ở trên, khi anh chọn nơi làm việc hoặc sau này, khi tự xây dựng công ty của mình, anh đều lấy nền tảng đạo đức, hay từ dễ hiểu hơn là đàng hoàng, làm tiêu chí để chọn nơi làm việc cũng như xây dựng nơi làm việc của mình. Do đó, trong công việc, anh không gặp nhiều khó khăn để che dấu cảm xúc của mình. Vì thực tế mà nói, chỉ khi đồng nghiệp mình làm bậy thì mình mới giận và không đồng ý mà thôi. Và sẽ hoàn toàn là hợp lý khi thể hiện cảm xúc của mình, thay vì che dấu đi.
  • Trong cuộc sống cá nhân thì có những cảm xúc nó sẽ dẫn đến các hành động có hại cho mình và người xung quanh. Cái này thì cần phải rèn luyện cho bản thân ngày càng tỉnh táo hơn. Việc hành thiền, thư giãn đều đặn nó như một cái giảm xóc, để khi có các cảm xúc cực đoan, thay vì phản ứng ngay thì nó đã giảm chấn xuống mức độ chưa đến nổi kéo mình đi, làm hại mình và các mối quan hệ. Một tác dụng khác của việc thư giãn và quan sát thân, tâm thường xuyên đó là việc các cơn giận nó không ở lại được lâu. Ví dụ như trước kia, khi xích mích, có thể mất đến 2 ngày anh mới hoàn toàn bình ổn trở lại thì từ từ nó giảm còn 1/2 ngày, thậm chí chỉ tầm 5-10 phút là xong.
  • Trong 1 bài giảng của Sư Tâm Pháp, bài Sống tích cực thì phải, Thầy có chia sẻ 1 câu thần chú cứu vớt không biết bao nhiêu người qua bao giây phút cực đoan: “Đó chỉ là 1 cảm xúc.” Nếu kịp nhận ra đó cũng chỉ là 1 cảm xúc, nó đến rồi đi, và nó không phải là mình thì mình sẽ biết tạm thời dừng lại, PAUSED. Và khi có thể bình tĩnh hơn, sáng suốt hơn, em có thể chọn cách phản ứng tốt hơn, thay vì chỉ theo quán tính. Hoặc đè cảm xúc mình xuống, và không phản ứng gì cả. Không phản ứng gì cả cũng chưa chắc đã là tốt nhé. Tuỳ lúc, tuỳ cảnh thôi.
  • Trong EI (Emotional Intelligence – Trí thông minh cảm xúc) thì người ta khuyên như thế này: đầu tiên thì phải tìm cách nhận biết được, nhận diện được cảm xúc của mình, sớm nhất có thể. Việc đó thì có lẽ là thực hành chánh niệm, thực hành thư giãn và quan sát thân và tâm mình liên tục là công cụ tốt nhất. Việc thư giãn thường xuyên còn giúp em kiểu như xả hết những cực đoan, căng thẳng mà một cách nào đó đã tích tụ trong người em bấy lâu nay. Và khi những “áp lực” vô hình đó bớt đi thì em cũng dễ dàng hơn để “xử lý” các cảm xúc tiêu cực mới.
  • Sau khi nhận diện được cảm xúc thì mình nên có khoảng lặng cần thiết để giảm bớt sức nóng của cảm xúc. Cái đó, trong 2 bài em đề cập có nói đến. Trong EI thì họ đề nghị nên tìm cách cảm nhận và diễn tả cảm xúc của mình ra ngoài. Một số đề nghị bao gồm việc em có thể ghi xuống cảm xúc hiện tại của em. Em có thể tìm người bạn thân của mình để tâm sự, xả xì nó ra, nói nó ra. Em có thể sử dụng những khoảng lặng đều đặn trong ngày (như chơi thể thao, uống trà, uống cafe, hoặc làm một hobby nào đó) để để bình tâm lại. Và một cách đơn giản nhất là đôi lúc chỉ cần ôm gối, hét to vào gối vài lần để các năng lượng tiêu cực nó ra bớt thông qua việc hét to đó.
  • Rồi sau hết thảy, khi em có thể bình tâm được, yên lặng được để nhìn nhận những gì đã xảy ra và có kết luận cho riêng mình về việc mình cần làm để mọi thứ tốt hơn cho bản thân và người khác. Khi đó, việc em làm kế tiếp sẽ trở nên dễ dàng và có lợi ích hơn nhiều.

Vài đề nghị như trên, em xem có hữu ích không thì áp dụng nhé. Cần nhất là tìm một môi trường làm việc tích cực. Vì nếu mình không thể chuyển hoá tích cực trong người mình nhanh chóng được thì ít nhất nên tìm cách ngăn không cho tiêu cực vào nữa, bớt dần bớt dần, trong lúc tiếp tục thanh lọc và chữa lành chính bản thân.

Leave a Reply