Hỏi & Đáp Thiền: Điều khiển suy nghĩ và hơi thở?

Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng

Câu hỏi: Con thấy rất khó để dọn dẹp các suy nghĩ khỏi tâm của con. Nó luôn nổi lên trong đầu con. Con chẳng thể điều khiển các suy nghĩ đó, khi con cố gắng để nhận biết hơi thở mà không điều khiển hơi thở. Rất khó. Bởi vì con nhận biết rõ và con làm điều đó một cách tự động. Xin Sư cho con lời khuyên.

Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.

Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 29/07/2010. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=HkgWBDwUtIM

Sư Yuttadhammo:  Những điều bạn nói là dấu hiệu rõ ràng rằng, bạn đang thực hành thiền một cách đúng đắn. Ý tôi là bạn bắt đầu thấy được cách tâm đang hoạt động. Bạn bắt đầu thấy rằng bản chất của tâm là điều khiển mọi thứ một cách tự động. Nó sẽ cố gắng để điều khiển mọi thứ. Chúng ta cố gắng để điều khiển mọi phần trong trải nghiệm của chúng ta, để chắc chắn rằng nó xảy ra theo cách chúng ta mong muốn nó xảy ra, mà không phải là cách mà chúng ta không muốn nó xảy ra.

Như vậy, phần đầu tiên trong của hỏi của bạn, hay phần đầu tiên trong vấn đề của bạn, ‘suy nghĩ luôn nổi lên trong đầu và không thể điều khiển được’ chỉ ra rằng bạn vẫn có ý nghĩ rằng chúng ta đang cố gắng điều khiển mọi việc. Điều này là tự nhiên. Đó là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần phải điều khiển mọi thứ. Nên khi suy nghĩ khởi lên trong tâm, chúng ta cho rằng điều đó là không đúng. Do đó chúng ta cần cố gắng ngăn nó lại. Đó là một phản xạ tự nhiên của chúng ta. Và đó cũng là cách tiếp cận sai lầm. Đó là điều mà chúng ta bắt đầu nhận ra. Bạn bắt đầu nhận ra rằng, bạn chẳng thể nào điều khiển nó được. Không có cách nào để bạn có thể ngăn tâm bạn khỏi suy nghĩ, ngoại trừ chỉ là tạm thời – nếu bạn thực hành thiền định, loại thiền để chặn các suy nghĩ lại một cách tạm thời. Nhưng nó sẽ không bao giờ là một giải pháp lâu dài. Đây là lý do tại sao chúng tôi dạy mọi người buông bỏ và chấp nhận / thừa nhận trải nghiệm.

Bạn nói rằng, bạn cố gắng để điều khiển suy nghĩ của bạn và không thể làm điều đó. Cùng lúc, bạn cố gắng không điều khiển hơi thở của bạn. Và bạn cũng chẳng thể nào làm được việc đó. Như vậy, đây là một cuộc tranh đấu giữa hai cách nhìn nhận sự vật: cố gắng để điều khiển và cố gắng để không điều khiển. Nhưng kể cả việc cố gắng để không điều khiển cũng là một dạng của việc cố gắng điều khiển, ép buộc bản thân không ép buộc sự vật. Nên sẽ chẳng có cách nào giải quyết cả.

Cách duy nhất để có thể tự do thoát khỏi tình cảnh này là xem xét một cách rõ ràng rằng, việc cố gắng để điều khiển sự vật và hiện tượng mới là vấn đề. Khi bạn quan sát hơi thở phồng, xẹp, và bạn thấy bản thân đang cố điều khiển nó hết lần này đến lần khác (*). Và bạn bị ép buộc để hết lần này đến lần khác đối trị với sự thất vọng, sự thiếu kiên nhẫn, sự đau khổ do phải điều khiển và ép buộc hơi thở. Tâm của bạn từ từ nhận ra rằng, bạn đang dạy bạn như kiểu bạn dạy một đứa bé, bằng cách cho chúng trải qua các trải nghiệm trực tiếp, học theo một cách khó khăn rằng, đó là cách sai lầm để đối trị với các vấn đề trong tâm. Bạn sẽ từ từ buông bỏ và từ từ, hơi thở sẽ tự khởi sinh, tự đến một cách tự nhiên.Sẽ không còn sự điều khiển ở đó nữa.

Bạn không thể ngăn bản thân khỏi việc điều khiển. Những gì bạn cần làm chỉ là xem xét một cách rõ ràng, mà bạn có thể thực hiện thông qua việc có được một suy nghĩ rõ ràng rằng, sự dính mắc và sự ép buộc là nguyên nhân của khổ đau, là đau đớn, căng thẳng và không lành mạnh. 

Ok, hy vọng câu trả lời là hữu ích với bạn. Hãy tiếp tục hành thiền. Đây là bước đầu tiên trong thiền. Bước đầu tiên trong việc buông bỏ là thấy rằng bạn đang dính mắc. Và tôi khuyến khích bạn xem xét một cách cẩn thận và nhìn thấy các cảm giác sinh khởi trong khoảng thời gian bạn cảm thấy hơi thở đang bị cưỡng ép. Bạn có giận hay bực bội không? Bạn có căng thẳng không? Phản ứng của bạn với những cảm giác đó là gì, khi bạn đang ép buộc hơi thở. Cố gắng đừng trở nên bực bội và cố gắng không nghĩ rằng, việc hành thiền của bạn đang không đúng. Cố gắng kiên nhẫn và sử dụng cơ hội này để xây dựng sự kiên nhẫn của bạn đối với việc hành thiền và cố gắng xem xét kỹ càng sự vật và hiện tượng. Để sự vật và hiện tượng xảy ra như cách nó đang xảy ra. Nếu thấy bạn đang ép buộc sự vật và hiện tượng, cứ để bản thân làm điều đó, rồi hãy cảm nhận sự đau đớn đi kèm, rồi lại ép buộc, rồi lại đau khổ. Và bạn sẽ học hỏi được từ trải nghiệm đó, để trong tương lai, bạn có thể chắc chắn rằng, khi bạn cưỡng ép sự vật và hiện tượng, đau khổ là điều sẽ xảy ra.

(*) Sư Yuttadhammo thực hành và dạy pháp hành của Ngài Mahasi Sayadaw trong đó dùng từ ngữ cụ thể – mantra – để niệm các đối tượng trong tứ niệm xứ khi hành thiềnVí dụ như khi đi thì niệm ‘bước chân phải, bước chân trái’

Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.

Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.

English Transcript (quickly jotting down)

Question: Hi, so welcome back to Ask a Monk. Today’s question is from the [aaa123]. I find it difficult to clear my mind of thought as they always pop into my head. And I can’t control it, when I try to be aware of my breathing but not control it. This is also very hard. Because I’ve become conscious and I automatically do so. Any tips?

Actually, this explanation is a clear indication that you’re practicing correctly. And what I mean by that is you’re starting to see the way your mind works. You’re starting to see that the nature of the mind is to automatically control things. It will try to control everything. We try to control every part of our experience to make sure that it is the way that we want it to be and not be the way that we don’t want it to be. So the first part of your question or the first part of your your problem, as far as thoughts popping into your head and not being able to control it, shows that you still have the idea that we’re trying to control things. And this is natural. This is the way that we look at things. We think we have to control everything. So when thought enters the mind, that’s wrong. Trying to stop it is, of course, our natural reflex. And that’s the wrong way to approach things. That’s what we’re starting to realize. You’re starting to realize that you can’t control it. There’s no way that you could possibly stop your mind from thinking, except temporarily if you practice tranquility, meditation to suppress the thoughts temporarily. But that is never a permanent solution. And in the end, this is why we teach people to let go and to accept the experience. So then when you try to go the other way at the same time. So on the one side, you’re saying you’re trying to control your thoughts and can’t do it. On the other side, you’re saying you’re trying not to control your breath, but you can’t do that either. So this is the fight between the two ways of looking at things, you know, trying to control and trying not to control the correct ways to not control, but even trying to not control is a form of trying to control, you know, forcing yourself to not force things. So there’s no way out of that.

The only way to become free from this is to see clearly that trying to control things is a problem. And as you watch the breath rising, falling, and you see yourself controlling it again and again and again. And you’re forced to start over again and again and again and forced to deal with the frustration, forced to deal with the impatience, the suffering involved with controlling, involved with forcing the breath. Your mind was slowly realize it’s like you’re teaching yourself as you would teach a child by direct experience, learning the hard way that this is the wrong way to deal with things. You’ll slowly let go and you slowly, naturally the breath will come by itself and there will be no more controlling.

You can’t stop yourself from controlling. All you can do is see clearly which you can get by this clear thought that clinging to things and forcing things is a cause for suffering. It’s something that is painful and stressful and is unhealthy.

OK, so I hope that helps. Keep up the good work. This is the first step in meditation. The first step in letting go is to see that you’re clinging. And I would encourage you to look carefully and see what your emotions are during the time that you feel like your breath is being forced. Are you angry or are you frustrated? Are you are you stressed? What is your reaction to this when you’re forcing things. And try not to get frustrated and try not to think that, you know, somehow your practice is wrong. Try to be patient and use it as a reason to build up patience in your practice and try to look at things and let things be the way they are. When you’re forcing things, let yourself force them, you know, see that you’re forcing and feel the pain and forcing and feel the suffering and just come to learn about that experience. So that in the future you can be clear that when you force things, this is what happens. OK, again, keep up the good work. Glad to hear that someone’s actually meditating.

Leave a Reply