Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng
Lời người dịch: Đây là một câu hỏi của thiền sinh mà tôi nghĩ rằng nhiều người sẽ cần câu trả lời. Nên tôi đã vừa ghi xuống bài tiếng Anh vừa dịch Việt (mà chủ yếu là thoát ý, chứ không chặt chữ). Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.
Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.
Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.
Bài pháp ngắn này nằm trong chương trình Ask a Monk và được đăng tải trên Youtube vào ngày 12/09/2011. Phần English transcript ở cuối bài.
Làm sao để quân bình các năng lực khi hành thiền?
Câu hỏi: Làm sao chúng ta có thể cân bằng các năng lực, trí tuệ, sự cân bằng, tự tin? Làm cách nào chúng ta có thể giữ được ở trung đạo?
Tôi đã dạy về việc cân bằng các năng lực. Nó ở trong cuốn sách nhỏ của tôi, Thiền như thế nào: Bước đầu đến với bình an. Rất nhiều điều trong cuốn sách là những gì Thầy của tôi dạy. Thầy dạy chỉ cùng những điều đó hầu như mọi ngày, chẳng thay đổi chút nào. Và những điều đó không phải dựa trên các ý tưởng của Thầy. Mà đó là những gì Đức Phật dạy cho mọi người. Và có vẻ như chúng ta có thể hệ thống hoá lại. Tôi chỉ muốn chia sẻ thông tin đến mọi người. Bởi vì khi mọi người biết về một sổ tay hướng dẫn hành thiền, họ có thể bắt đầu từ đó.
Như vậy là đã có các giải thích chuẩn cho việc làm sao quân bình các năng lực. Và hy vọng nó đã được chuyển tải trong cuốn sách. Nhưng có một điều đã không được chuyển tải trong cuốn sách. Đó là sự so sánh tương tự các năng lực này như những con ngựa và người đánh xe (trong một cỗ xe ngựa). Tự tin, tinh tấn, định tâm, trí tuệ được ví như bốn con ngựa, và chúng đi cặp với nhau: tự tin và trí tuệ, rồi sau đó đến tinh tấn và định tâm. Bốn con ngựa này được sắp xếp với nhau trong một cỗ xe ngựa và cần phải đồng tâm với nhau để cỗ xe có thể đi một cách đúng đắn.
Như vậy, bạn cần làm gì để xe có thể chạy một cách đúng đắn và có thể kiểm tra tình trạng các con ngựa trong xe? Bạn sẽ cần một người đánh xe, người điều khiển bốn con ngựa. Và người đó chính là năng lực thứ năm, chánh niệm. Đó là cách chúng ta nên hiểu về phương thức (làm cách nào). Những gì được dạy về 5 năng lực này thực ra lại không nói nhiều về phương thức, mà chủ yếu là dạy về khi nào, tại sao, và bằng cách nào chúng ta áp dụng chánh niệm. Bởi vì, nếu bạn chánh niệm, các năng lực này sẽ được quân bình một cách tự nhiên. Sẽ không có sự mất quân bình của các năng lực ở trong một người có chánh niệm rõ ràng. Chỉ khi chúng ta mất chánh niệm, sự mất quân bình mới xảy ra bởi vì bất cứ lý do gì. Do đó, điều quan trọng là nếu bạn có quá nhiều tự tin, điều đó sẽ dẫn đến tham muốn và rõ ràng điều đó sẽ dẫn đến việc theo đuổi chủ đích của chính bạn. Thầy của tôi luôn dạy rằng điều đó sẽ dẫn đến tham muốn. Nhưng tôi nhớ đã đọc đâu đó một cách giải thích khác… đó là bạn có xu hướng tin và theo đuổi chủ đích riêng của bạn.
Nếu bạn muốn một điều gì đó, bạn nghĩ là nó đúng… Kiểu người nghĩ điều gì đó đúng bởi vì … nó đúng. Và bất cứ điều gì như vậy đến với họ, họ xem là đúng, ý tốt. Và họ thực hiện mà không suy nghĩ, kiểm tra, xem xét hoặc nghiền ngẫm. Như Đức Phật đã dạy, đó là kết quả của hành động. Đó là một bài giảng mà Ngài dạy Rahula, con trai của Ngài. Đó là một bài giảng nổi tiếng. Ngài đã hỏi Rahula, ‘Gương thì để làm gì?’ Rahula đã trả lời, ‘Dạ, gương là để soi’. Và Đức Phật dạy rằng, điều đó cũng giống với việc con cần phải nghiền ngẫm tất cả các hành động của con. Bạn cần sử dụng chánh niệm để nghiền ngẫm về tất cả các hành động của mình. Khi bạn làm một việc gì đó, nói một điều gì đó, khi bạn suy nghĩ một điều gì đó, bạn nên nghiền ngẫm một cách chánh niệm về các hành động đó.
Liệu làm như vậy là tốt? Liệu nói như vậy là tốt? Liệu suy nghĩ như vậy có tốt không? Kết quả sẽ là gì? Và nếu tất cả chúng ta đều làm điều này, chúng ta đều có thể thấy được điều gì làm chúng ta hạnh phúc và điều gì làm chúng ta đau khổ. Khi bạn có quá nhiều tự tin, bạn không làm điều này. Và sẽ là rất khó khăn để đối phó với loại người này. Bởi vì họ thực sự tin vào những gì họ đang làm, những gì họ đang nói, và những gì họ đang suy nghĩ mà không hề xem xét những điều có hại mà họ đang gây ra cho bản thân mình và những người khác.
Điều đó giải thích cho rất nhiều vấn đề đang xảy ra trong thế giới này, nếu bạn có quá nhiều “trí tuệ”, theo kiểu bạn chưa nhìn thấy, chưa chứng thực trong thực tế, nhưng lại đọc về nó, suy nghĩ về nó, hoặc hiểu về nó một tri thức (máy móc). Bởi vì nó có vẻ như là một kiểu hiểu rõ trực tiếp. Người đọc xong toàn bộ kinh điển Phật pháp có thể nghe có vẻ như một vị đã giác ngộ? Có vẻ như họ biết hết mọi thứ và họ có thể dạy dỗ. Và những ai thực hành có thể giác ngộ. Nhưng họ lại không có sự kiểm chứng, do đó họ không có được sự tự tin. Kết quả sẽ dẫn tới sự nghi ngờ, họ sẽ luôn suy nghĩ, luôn tự hỏi: con đường là gì, điều này là gì? Họ có nghi ngờ.
Người có quá nhiều sự tinh tấn, nhưng không đủ định tâm sẽ trở nên trạo cữ (không tập trung). Điều này cũng tương tự như điều tôi vừa giải thích. Đôi khi, không phải sự nghi ngờ, mà chỉ là suy nghĩ rất nhiều. Bạn thấy có quá nhiều năng lượng và bạn hành thiền một cách sai lầm. Nó là nhưu vậy. Có một số mẹo để đối trị với tất cả các trở ngại này.
Khi giảng bài Kinh Tứ niệm xứ (tôi có các khoá học về Kinh tạng), tôi có dạy về vấn đề này, về các năng lực khi hành thiền. Tôi đề nghị các bạn tham khảo các bình luận về Kinh Tứ niệm xứ. Có một cuốn sách tên là The Way of Mindfulness. Đó là một cuốn xuất sắc đáng để mọi người đọc. Cuốn sách không phải được viết bởi tác giả. Đó là một bản dịch và tổng hợp những bài kinh và các bình luận bởi Soma Thera. Nếu bạn đọc đến phần 5 năng lực với các bình luận, sách có đề cập nhiều cách khác nhau để bạn có thể cải thiện tình hình. Một số đề nghị hơi kì cục, nhưng nói chung, các đề nghị đều tốt. Và tất nhiên là sách không thể bao gồm tất cả mọi đề nghị có thể. Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ là có một số cách không được đề cập trong sách. Nếu một người có nhiều định tâm, nhưng không đủ tinh tấn, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Họ nên đứng dậy và thiền hành. Những cách như thế … Bạn có thể quân bình bằng cách như vậy.
Nhưng cuối cùng thì cũng chẳng có gì sẽ hiệu quả. Không một cách nào có được kết quả cuối cùng là quân bình tâm trí, theo cách mà chánh niệm có thể làm được. Xem xét về các năng lực này chính là việc nhận diện trong bạn điều gì không đúng đang diễn ra và khiến cho mọi người nhận ra rằng, à, sự tự tin không phải là câu trả lời. Bởi vì, hãy xem tôi đây, tôi tự tin và tôi là một người ngớ ngẩn, làm mọi việc ngớ ngẩn này. Người say rượu rất tự tin. Điều đó không có nghĩa người say rượu luôn làm những điều đúng đắn. Đó là một ví dụ hay cho những người dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ, quá nhiều nghiên cứu nhằm nhìn ra được sự vật và hiện tượng. Không, bạn không thể giác ngộ bằng cách đó được. Không, không phải là việc đọc tụng thật nhiều các bài kinh, hay nhớ cho được tất cả các bài kinh.
[Bỏ qua đoạn kể về câu chuyện bài Pháp Sư giảng bằng tiếng Thái]
Ở đây, sự nhận ra là mấu chốt. Bàn về sự quân bình các năng lực là hữu ích, bởi vì điều đó đột nhiên nhắc nhở chúng ta. À, tôi cũng có các vấn đề này. Tôi rất năng động, hay tôi rất lười biếng, hoặc tôi rất nghi ngờ về mọi thứ, hoặc tôi tự tin thái quá. Mọi người thường hỏi làm thế nào để quân bình các năng lực? Và chúng ta thực sự không nên nhìn vấn đề theo cách đó.
Bạn cần thực hành chánh niệm. Và câu trả lời sẽ là rất đơn giản, thông qua chánh niệm, bạn quân bình các năng lực. Điều bạn cần làm thường xuyên là xem xét rõ ràng các năng lực của bạn đang như thế nào. Bởi vì những gì đang xảy ra là chúng ta thiếu mất một điều. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta chánh niệm. Chúng ta chánh niệm được một vài thứ, nhưng chúng ta vẫn đang thiếu. Chúng ta thất bại trong việc nắm được vấn đề và chúng ta cứ thế làm đi, làm lại. Và chúng ta không thể hiểu được tại sao chúng ta đau khổ, tôi đang hành thiền ở đây và tại sao tôi vẫn đau khổ? Có lẽ bạn đang thiếu một điều gì đó (chánh niệm) rồi.
English Transcript (quickly jotting down)
Question: How do we balance our faculty’s, with wisdom, balance and confidence and what should we do to stay in the middle path?
Well, I have talked about the balancing the faculties. It’s in the booklet, if you’ve read my booklet on how to meditate. A lot of the stuff in that booklet is just straight with my teacher’s taught and which is why I made the videos and why I made the booklet. Because he taught the same thing almost every day and it didn’t change it. It wasn’t based on any idea of his. This is what the Buddha taught and giving it to people. And so it seemed like the kind of thing that you could really systematize, not overly systematise. But, just get the information out there. Because once people know, they have the instruction manual, then they can go with them.
So there is a standard explanation of how to balance the faculties. And hopefully that’s what’s conveyed in the book. But something that isn’t conveyed in the book is this famous simile that is also given, that the faculties are like horses and the rider. Confidence, effort, concentration and wisdom are like four horses and they pair up together. So you’ve got confidence and wisdom as a pair and then you’ve got behind them, you’ve got effort and concentration, they’re a pair. And these four horses have to be tied together and have to be going in unison in order for the carriage to go properly. So what do you need to make the carriage go properly and to keep the horses in check? Well, you need a driver, the driver of the four horses. And the driver is the fifth faculty. And that’s mindfulness. And this is how we should understand the how to. The the teaching on the five faculties is actually not so much a teaching on how to. It’s a teaching on when to or why to or how to apply mindfulness. Because if you’re mindful, then the faculties will naturally be balanced. There is no imbalance of the faculties for someone who is in a mindful and clear, clearly aware state. That’s when we’re unmindful that these that the imbalance occurs for whatever reason. So the importance of this teaching is that if you have too much confidence, it leads to greed and obviously it leads to following after your own intentions. My teacher would always say it leads to greed, I think. But I’ve read elsewhere and there’s a different explanation. I can’t remember. But as I generally explain it, you tend to believe and follow your own intentions.
So you want something. You think, yeah, that’s right. The sort of person who thinks things are right, because they are right. Because I think it’s right. I think it’s right, because I think it’s right. And so whatever hits them, whatever it is, that’s a good idea. Let’s do it without even thinking or examining or looking or reflecting, as the Buddha said that are the results of that action. It’s a good talk the Buddha gave to Rahula. That’s very famous. He said, what are mirrors for? And Rahula… Rahula is the Buddha’s son. The Buddha had a son before he went off to become a monk. He said, ‘What are mirrors for?’ Rahula said mirrors are for reflecting. And he said, in the same way you should reflect on all of your acts. You should use mindfulness to reflect upon all of your acts. And when you have done something, when you have said something, when you even thought something, you shouldn mindfully reflect on the act. Was it good to do that? Was it good to say that? Was it good to think that? What was the result? And if we all did this, we’d be able to see what what was causing us happiness and causing us suffering. Because people have too much confidence, they don’t do this. And it’s very hard to deal with such people. Because they really believe in what they’re doing and what they’re saying and what they’re thinking without even looking and seeing what harm it’s causing to themselves and others.
Then that explains a lot of the problems that go on in this world. If you have too much wisdom… And here wisdom in the sense of not having seen it for yourself, but having read about it or having thought about it or having intellectually understood it. Because it seems so much like direct realization. People who have read all of the Buddha’s teaching can sound exactly like an enlightened being, right? It seems, wow, yeah, they know everything and they can teach. And people who practice can become enlightened even. But they don’t have the verification and therefore they don’t have the confidence. And so as a result, it leads to doubt, it leads them to be always thinking and considering and wondering what is the way, and what is this. And so they have doubt. The person has too much effort, but not enough concentration, then they will become distracted. This kind of goes with what I just said. Sometimes it’s not doubt, but it’s just thinking a lot and you’re thinking aloud. You find that you have probably too much energy and so you can do lie meditation. Yeah, there are tricks for some of them, actually.
In fact, there are tricks for all of them. If we do the satipatthana sutta and I can go through it and I did in Second Life actually go through the that’s where I had a sutta study course at one point. And we went through the satipatthana sutta and I talked about with the commentary I had to say on the faculties. I would recommend looking at the commentary this to satipatthana sutta in the way of mindfulness. This book called The Way of Mindfulness, which is an excellent book worth everyone reading. It’s not written by the author. It’s a translation and compilation of the discourse and its commentary and some commentary. Excellent, excellent resource by Soma Thera. So if you read the part on the five faculties with the commentaries to say, it’ll talk about how to improve each of these in different ways that you can improve them. Some of them are a little bit odd, but in general pretty good advice. And it’s certainly not all inclusive. I don’t think. I think there are some ways that it doesn’t mention. And if a person has a lot of concentration but not enough effort, then they’ll feel tired and sleepy. And as a result, they should get up and do a walking meditation, this kind of things. You can balance them in this way.
But ultimately, none of them really work. None of them really have the ultimate result of balancing the mind in the way that mindfulness does. So talking about them is identifying in yourself what’s going wrong and making people realize that, uh, confidence isn’t the answer. Because look at me. I’m confident in here. And being an idiot and doing all these stupid things. Drunk people are very confident doesn’t mean that drunk people are always doing the right thing. Right. Uh, it’s a good example, um, to people who think a lot people who study a lot to help them to see that. No, you’re not enlightened. And no, it’s really not not doing a lot of good to be able to recite all of these teachings and so on, remember all of these things.
It’s always funny. I find it funny. Anyway, talking to people who are able to point out the smallest of errors, I give a talk once in Thailand, I was learning how to give talks and Thai, so I gave this talking Thai. I mean, that’s an accomplishment. Just to be able to give a talk in Thai is an accomplishment. I give a talk on the Buddha, the Dharma and Sangha. Easy talk, based on what are the three refuge’s, what is the Buddha, what is the Dharma, what is the Sangha, according to a meditator. I gave it totally in Thai. This nun came up and she said, oh, you’re just like a Thai person. I felt so good. I’m happy. Proud of myself. And then this man, this guy who and I wasn’t really interested. He had come to really cause trouble in the monastery. He was looking, criticizing even our head teacher, who is the best monk or the best the most noble being I’ve ever met. And he came up to me the next day and he said, uh, he said… Because I had said in the talk, I had said, when we talk about the Sangha, there are different kinds of Sangha. We talk about samutti Sangha, which is the conceptual sangha, then I said, any monk is the sangha among one or any monk is is Sangha is samutti sangha. And it was just basically saying that the group of monks are just conceptual. So a monk and say I’m part of the sangha. Because he’s wearing a robe, because he’s had the ordination. And he came up to me the next day and said, uh, you know, what is this samutti Sangha? Well, as I said, any monks are samutti sangha. And he said, no, you’re wrong. And he said, no. And said, well, then samutti sangha is a set for monks. That’s samutti sangha.
And you know, he’s right. Because the sangha, in a technical sense, in the Vinaya, four monks together constitute what is called a Sangha. So he was correct. But he was also wrong and he was wrong to criticize what I was saying. Because I wasn’t saying that one month alone constitutes a valid songa. It’s not true, but a monk is Sangha, and that’s generally understood to be that that way. Anyone who talks about, anyone in Thailand, they talk about monks, they say, oh, that’s [in Thai], which means the sangha, you know. Oh, he’s [in Thai], he’s Sangha. And we talk like this, uh, way off track. We’re off topic here. But the point being that this is the kind of person was a perfect example of how someone takes it too far and then they go around trying to point out the faults. I mean, I was thinking, man, you just heard me give my first real Thai talk. And all you can think about is how I flubbed the word sangha. So it was that it was a good, good, good test for me as far as the ego goes. But but also a very good example here of this sort of thing. And so that is the recognition here. I mean, this is the kind of talk you would give to that sort of person. Um, there’s a better talk, actually. The talk I give on the five types of people, it’s just to talk to my teacher all just to give on the five types of [Dhammavihari], if you’ve ever heard me talk about what is a [Dhammavihari], the five types of people that exist in the world. It’s a good one to get to. But giving the talk on the balancing the faculties is useful because it suddenly reminds us. Oh yes, I’ve got these as well. I’m very active or I’m very lazy or I’m very skeptical of everything or I have so much over-confidence and so on. So people always ask, how should we balance the faculty? And we really shouldn’t look at it that way. You should practice mindfulness. And the answer is very simple, that through mindfulness you balance the faculties. What you should do from time to time and look and see is look and see how your faculties are doing, because what happens is we miss one. We think we’re being mindful. We’re mindful of some things, but we’re missing. We fail to catch something and we do it over and over again. And then we can’t understand why we’re suffering, here I am practicing meditation, why am I still suffering? You’re probably missing something. OK, that’s the first part of your question. Let me stop there.