Hỏi & Đáp Thiền: Cái đẹp?

Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng

Câu hỏi: Có một điều trong Phật pháp mà con thấy sợ hãi. Đó là điều mà Sư cũng đã có nói đến, rằng khi chúng ta nhìn thấy mọi thứ như chúng đang là thì chúng ta sẽ mất đi ý nghĩ về cái đẹp. Như vậy, con sẽ không thể thấy được cái đẹp của người phụ nữ nữa? Con thấy một vài thứ trong Phật pháp thật là tuyệt vời, nhưng một vài thứ khác thì lại như là một cú đánh mạnh và sợ hãi.

Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.

Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 20/03/2012. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=onKKO6FWeRo

[bỏ qua đoạn Sư nói về chữ “whack”]

Sư Yuttadhammo: Có một câu chuyện như sau của một vị thầy của tôi. Một thiền sinh Tây phương nọ đã đến và hỏi thầy rằng: “Con rất sợ hãi. Con không muốn hành thiền nữa.” Và thầy đã hỏi tại sao lại như vậy. Anh ấy bảo: “Bởi vì con yêu bạn gái của con và con sợ rằng nếu con đạt ngộ rồi thì con sẽ không còn muốn chung sống với cô ấy nữa.” Thầy đã cười và bảo rằng, “Đừng lo lắng về điều đó. Còn rất nhiều ô nhiễm trong tâm mà con sẽ còn bị mắc kẹt lâu trong đó.”

Câu trả lời cho câu hỏi này là bạn chỉ có thể buông bỏ những gì bạn muốn buông bỏ. Việc giết chóc có tốt cho bạn không? Khi bạn giết chóc, khi bạn tham gia vào việc giết người, điều đó có làm cho bạn hạnh phúc không? Bạn có thấy rằng đó là một điều tốt để bạn nắm chặt lấy không? Chúng ta đang đối trị các vấn đề ở tầng mức đó. Chúng ta đang cố gắng để hiểu việc giết chóc là sai lầm như thế nào, việc trộm cắp là sai lầm như thế nào, những việc xấu xa đó thực sự làm hại tâm chúng ta như thế nào?

Nếu bạn vẫn thấy mọi thứ là đẹp, đó là một sự ô nhiễm rất tinh tế. Cuối cùng thì bạn cần phải tự quyết định cho bản thân mình. Theo suy luận trí óc thì không khó để nhận ra rằng, nam hay nữ, con người thì không có gì là đẹp đẽ. Chẳng có gì đẹp về cơ thể con người cả. Chúng ta chỉ là một cái túi chứa máu, nước tiểu, các chất cặn bã, … Bạn nghĩ là phụ nữ xinh đẹp. Nhưng nếu bạn cắt cơ thể họ ra từng phần và bỏ lên dĩa, bạn có còn thấy nó đẹp nữa không? Ý tôi là, bạn thấy nó đẹp ở chỗ nào? Nếu bạn không tắm rửa, cơ thể sẽ trở nên nặng mùi. Ý tôi là nó (cái đẹp mà bạn nghĩ) thực sự là ảo tưởng. Tại sao chó đực lại thấy chó cái hấp dẫn? Bạn có thấy chó cái hấp dẫn không? Bạn có thấy chuột cái hấp dẫn không? Đó chỉ là ảo tưởng, là thứ mà chúng ta phát triển trong tâm trí chúng ta dựa trên nhận thức rằng đó là một đối tượng sẽ mang đến cho chúng ta sự hài lòng, sự dễ chịu của các giác quan. Và dĩ nhiên là bộ não của chúng ta được “đi dây” theo cách như thế, để nhận ra và phản ứng lại theo cách xem nó như là một đối tượng của sự hấp dẫn cho các giác quan. Do đó, loài này thì bị hấp dẫn bởi chính loài của nó chứ không phải bởi loài khác.

Theo suy luận trí óc thì không khó để có thể thấy được điều đó. Nói chung thì làm sao một thứ gì đó có thể là đẹp và một thứ khác là xấu được? Điều đó có nghĩa là gì? Và dĩ nhiên, các nghệ sĩ đã cất công khám phá về điều này hàng bao thế hệ đến từ trước đến nay. Nhưng bởi do không có Phật pháp, họ không thể nhìn thấy được điều đó. Không có sự bí ẩn thực sự nào ở đó cả. Chỉ là chẳng có cái đẹp. Cái đẹp của mọi thứ chỉ là một khái niệm được sinh khởi. Như trong trường hợp về tình dục chẳng hạn, nó dựa trên nền tảng của bộ não và tâm làm việc với nhau. Tình dục là thứ được ghi nhớ bởi chúng ta. Chúng ta có thể xem xét nó từ quan điểm Phật giáo, nó là một khái niệm. Con người không phải là một thứ gì đó tự nhiên. Nó là một khái niệm được xây dựng lên từ hàng bao thế hệ từ xưa đến nay. Ngay cả từ quan điểm của sự tiến hoá, con người không phải là tự nhiên. Chúng ta đã tiến hoá từ một chuỗi các sự biến đổi theo cách nói của các nhà sinh học.

Còn theo quan điểm Phật giáo thì đó là một chuỗi biến đổi của cả tinh thần và thân thể bao gồm cả các kí ức, các sự nhận biết, sự nhớ lại rằng điều này sẽ mang lại cho tôi sự thích thú, còn điều nọ thì sẽ làm cho tôi đau đớn. Và do đó, chúng ta có các bản năng sợ hãi và chúng ta cũng có các bản năng tình dục. Chúng ta có các bản năng bị lôi cuốn này, các bản năng về ăn uống, về thức ăn, … Đó là những thứ mà chúng ta đã xây dựng, đã gieo trồng qua thời gian dài. Bởi vì chúng ta nhớ rằng những điều này là dễ chịu, chúng ta sẽ phát triển thói quen của việc nhớ rằng chúng là dễ chịu. Rồi điều đó từ từ trở thành bản năng, dẫn đến các hóc môn và khiến chúng ta phản ứng theo cách mà chúng ta phản ứng. Đó chỉ là một khái niệm. Đó là cách mà chúng ta đã xây dựng để trở thành thói quen của chúng ta. Nó dẫn đến việc bạn nghĩ rằng cái này, cái kia là đẹp. Nhưng thực ra là bạn đang nghĩ rằng nó sẽ mang đến sự dễ chịu. Nó thực ra mang đến cho bạn sự dễ chịu khi bạn nhìn nó. Rồi nó khởi động các cơ quan thụ cảm hoá học trong não để bắt đầu làm việc. Nó là một sự nghiện ngập, giống hệt như nghiện ma tuý. Nó không dẫn bạn tới với bình an, hạnh phúc và đến với tự do thoát khỏi khổ đau.

Đó là tất cả lý thuyết đứng đằng sau “cái đẹp”. Như tôi đã nói, đó không phải là điều quan trọng nhất. Điều tốt nhất là hãy xem nó như một cái áo len. Nếu bạn kéo một mối len đã bị sút ra, bởi vì bạn muốn bỏ đi mẩu len thừa ra đó, thì sau đó bạn sẽ thấy được điều gì xảy ra? Điều “bí mật” là cuối cùng, bạn sẽ mất luôn cái áo len. Cuối cùng thì bạn sẽ buông bỏ tất cả. Khi bạn bắt đầu buông bỏ những thứ mà bạn thấy rõ ràng rằng đang mang đến khổ đau cho bạn, bạn sẽ thấy nhiều và nhiều hơn nữa các sự dính mắc tinh tế mà chúng cũng đang mang lại các khổ đau cho bạn, chứ không mang lại bất cứ lợi ích nào.

Nhưng nó chỉ xảy ra nếu bạn thấy được mọi thứ một cách rõ ràng. Bởi vì quan kiến của chúng ta, bởi vì niềm tin của chúng ta và do đó kéo theo các nỗi sợ hãi và lo lắng của chúng ta, nên chúng ta có ý nghĩ rằng, những điều này là có lợi ích, rằng việc buông bỏ chúng sẽ tạo nên khổ đau. Nhưng đó chỉ là quan kiến trong suy nghĩ. Nó chẳng có nền tảng trong thực tại. Bạn càng buông bỏ, bạn càng có thêm nhiều hạnh phúc. Mọi người có ý nghĩ rằng, một con người điềm tĩnh, thản nhiên thì chán ngắt, là một thây ma. Đó chỉ là một ý nghĩ mà thôi. Nếu bạn chứng minh nó theo kinh nghiệm thực tế thì bạn sẽ thấy khác đi. Thực tại trình bày cho chúng ta thấy rằng, càng buông bỏ được nhiều tham muốn và dính mắc, chúng ta sẽ càng hạnh phúc hơn, tâm của chúng ta trong trẻo hơn, sáng rõ hơn và giác ngộ hơn.

[Ni sư]: Những gì tôi sắp nói có thể nghe như là trái ngược lại với những gì Sư Yuttadhammo mới nói. Nhưng thực ra không phải là như vậy. Tôi chỉ muốn thêm rằng, khái niệm, nhận thức về cái đẹp có thể thay đổi trong quá trình hành thiền. Cái đẹp có thể vẫn được trải nghiệm, nhưng nó có thể rất khác so với cách bạn nhìn tại thời điểm này. Cái đẹp có thể đến từ bên trong trái tim của bạn. Và ngay cả một thứ gì đó rất xấu trong mắt những người khác lại có thể là cái đẹp trong mắt của bạn, khi bạn buông bỏ khái niệm về cái đẹp mà bạn đang có tại thời điểm bây giờ, kiểu như bạn thấy một cô gái đẹp và lẽo đẽo theo sau cô ấy. Không phải là thực sự không có cái đẹp nào nữa. Mà cái đẹp có thể đến từ bên trong trái tim của bạn. Điều đó làm cho một thứ gì đó trở nên đẹp đẽ.

Sư Yuttadhammo: Vâng, đó là một điểm cốt yếu tuyệt vời. Điểm mấu chốt là cái đẹp chỉ là một từ ngữ mà chúng ta sử dụng ở thời điểm hiện tại. Ý bạn là gì khi sử dụng từ “đẹp”? Theo cách được hỏi trong câu hỏi ở trên thì nó liên quan đến sự dính mắc và cuối cùng thì đó thực sự là một ảo tưởng. Nhưng điều đó không nói rằng bạn không thể sử dụng từ “cái đẹp” theo một cách đúng đắn. Bạn có thể sử dụng nó để mô tả các tâm thiện. Nếu một người nào đó rộng rãi, bạn có thể thấy họ thật đẹp. Người đó đẹp bởi lý do đó, bởi điều đẹp đẽ mà họ làm, ví dụ vậy. Bạn sử dụng từ đẹp, và từ đó có nghĩa gì? Tôi cho rằng đó là một cách sử dụng hoàn hảo của từ đẹp. Ví dụ như tôi nghĩ rằng vị thầy của tôi thật đẹp, bởi vì tôi thấy thầy là một con người rất thuần khiết. Nhưng thực tế là thầy cũng chỉ là một người lớn tuổi, đánh rắm và khạc nhổ, … nhưng thầy làm những việc đó một cách khá đẹp đẽ. Tôi không nghĩ là tôi nên nói về thầy như thế. Nhưng chắc chắc rằng thầy là một cụ ông lớn tuổi, tuy nhiên mọi người sẽ thấy thầy rất đẹp. Bởi vì thầy là một con người đẹp.

Điều cần làm là xem xem cái đẹp là như thế nào theo Vi diệu pháp (Anhidhamma), đó là các trạng thái tâm nào, đi kèm theo các trải nghiệm nào? Trong trường hợp này, tôi cho rằng đó là sự cảm kích những gì là thiện, mà đó cũng là những điều đẹp đẽ. Sẽ là đẹp đẽ để cảm kích những điều thực sự đẹp. Nên dĩ nhiên là tôi đã không muốn nói là không có cái đẹp. Mà là không có một đối tượng nào của các giác quan mà lại có vẻ đẹp nội tại cả. Vẻ đẹp lý tính chỉ là một ảo tưởng. Bạn có thể nói rằng một cái gì đó đẹp. Nhưng cuối cùng thì nó là vô nghĩa. Tôi không nghĩ là bạn có thể định nghĩa nó (cái đẹp kiểu như vậy).

[bỏ qua đoạn còn lại]

Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.

Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.

English Transcript (quickly jotting down)

Question: There is a thing about the Buddhist teaching I find scary, and it was something that you said you said, Yuttadhammo, is that when we see things as they are, we lose the idea of beauty. So I won’t be able to find a female beautiful ever again. I find some things about the teaching good, but some things are just whack and scary.

That whack was a good thing. Well, that’s not a good thing. ‘Dude, that’s whack’. Whack is, whack is bad. Learn something new every day.

Well, there’s this story that Luang Por [Name of a monk], one of my teachers, teaches. He was presented with this from a Westerner who said… He came to his teacher and came to Luang Por [Name of a monk] and said, ‘I’m very afraid. I don’t want to practice anymore’. He said, ‘Why not?’ Well, because I love my girlfriend, and I’m afraid that if I, he said, I’m afraid I’m becoming enlightened, and if I become enlightened, then I won’t want to stay with my girlfriend. And Luang Por [Name of a monk] just laughed and said, you know, don’t worry about it. There’s lots of defilement left for you to hold on to.

I mean, the answer to this question that I like to give is that you only give up what you want to give up. So, you know, is killing good for you, you know? When you kill, when you engage in murder, does that make you happy? And do you think that’s a good thing to cling to? This kind of thing. I mean, we’re dealing at that level. So, we’re trying to understand how killing is wrong, how stealing is wrong, how these things are really corrupting our mind.

If you still find things beauty, it’s really, really far more, um uh, far more of a… There’s a more subtle defilement. And it’s something that eventually you decide for yourself. I mean, intellectually, it’s not that difficult. Because females and males, human beings are not beautiful. There’s nothing beautiful about them. We’re full of blood and pus and urine and feces. And you know, you think you think females are beautiful. But if you were to cut them up into pieces and put them on a plate, would you want to, would you find it beautiful then? I mean, what is it about the female form that you find beautiful? Or the male form for the females? If you don’t wash it, it becomes smelly and so on. I mean, it’s mostly… It is really illusion. I mean, why do dogs find female dogs attractive? Do you find female dogs attractive? I mean, some people do, I suppose. Do you find female rats or, you know, female dung beetles, do you find them attractive? It’s illusion. It’s something that we develop in our mind based on the perception of this as being an object that will lead to our gratification of our sensual pleasures. And of course, the brain being being hard wired and hard wired, but being wired to think in that way and to recognize and to react to that, which is recognized as an object of sexual attraction. So this species is attracted to its own species and not to other species.

Intellectually, it’s not hard to see that. In general, how could something be beautiful and something be ugly? What does it mean? And of course, artists have explored this for generations. But because they didn’t have the Buddhist teaching, they weren’t able to see that, you know. There’s no real mystery. There’s just is no beauty. Their beauty is  a concept that arises. It’s based on. In the case of sexuality, it’s based on, as I said, the the brain and the mind and how it works together. Sexuality is something that is remembered by us. We could even see from a Buddhist point of view, it is a construct. Humans aren’t a natural thing. It’s something that we’ve constructed from generation, even from an evolution point of view. Humans are not natural. They have evolved from a series of, as biologists would say, from a series of physical mutations, but from a Buddhist point of view, from a series of mental and physical mutations that include our memories are perceptions are recognitions of things, as this will bring me pleasure, this will bring me pain. And so we have these fear instincts and we have these sexual instincts. We have these attraction instincts, we have the eating, the food instincts and so on.

So these are things that we have developed, we have cultivated them over time. For the reason that we remember them as being pleasurable and we develop the habit of remembering them as being pleasurable. And this leads to, we would say, leads to instincts, leads to hormones and leads us to to react in the way that we do. It’s just a construct. It’s a formation that we have developed into a habit. And that leads you to think that this is beautiful. But you’re actually thinking this is going to bring me pleasure and it does bring you pleasure as you look at it and so on. And it starts the chemical receptors in the brain working and so on. It’s an addiction just like any other drug addiction. It doesn’t lead you to peace, happiness and freedom from suffering.

But you know, that’s all the theory behind it. As I said, it’s not the most important thing. The best thing is to take it as like a sweater. You know, you have this woolen sweater and you just start pulling on the loose end because you want to get rid of that loose end. And then you just see what happens. The secret is that at the end, you wind up without a sweater. So in the end, you let go of everything. As you start letting go of the things that you are clear bring you suffering, you see more and you see more subtle attachments that are also bringing your suffering and not bringing you any benefit.

But it’s only by seeing things clearly. Because of our views and our our beliefs, and therefore our fears and our worries, we get the idea that these are intrinsically beneficial and that to give them up would be suffering. But that’s just an intellectual view. It has no basis in reality. The more you give up, the more happiness you have. People have the idea that an equanimous person would be boring, would be a zombie. And this is just an idea that if you if you can prove that empirically, then that’s something else. But reality shows us something quite different that the more desires, the more attachments we let go, the more happy and carefree we are, the more clearer mind is, the more bright and enlightened our mind is.

[Bhikkhuni] What I’m going to say might sound as if it is in contrary to what Bhante Yuttadhammo said. But it is really not. I just want to add that the conception, the perception of beauty might change during the course of meditation. Beauty might still be experienced, but it can be then different than you see it now. Beauty might come then from within your heart. And so even a very ugly thing can… What for others might be ugly can for you be beautiful, when you let go of the concept of beauty that you have now. And when you see the beauty like, Oh, this is the beautiful woman and follow after. It is not that really there is no beauty at all. But as I said, the beauty might come from within your heart. And that makes a thing beautiful.

[Yuttadhammo Bhikkhu] Yeah, it’s a good I mean, it’s a good point. Well, I think the real point is that beauty is just a word that we use now. What do you mean by beautiful? In the sense that it’s being used in the way the questioner, as I said, it has to do with attachment and really in the end delusion. But it’s not to say that you can’t use the word beautiful in a correct way. And you can use it to describe wholesome states. If a person, if a person is generous, you can see them as beautiful. You know, that’s a beautiful person for that reason. That’s a beautiful thing they did, for example. But you’re just using the word, what does that word mean? I think that’s the perfect use of the word. If someone does something like, I think my teacher is quite beautiful because I see him as a very pure being. But he’s just an old man who, you know, farts and spits. And so but, you know, he does it quite beautifully. So I don’t think anyone would find… So I don’t even think I should say his things like that. But he certainly, you know, he’s an old man, and yet people find him quite beautiful. Because he is a beautiful person. The point is to ask what that means in terms of Abhidhamma, in terms of what are the mind states involved with an experience of something that is beautiful.

In that case, I would say it’s an appreciation of what is wholesome, which is also a beautiful thing. It’s beautiful to appreciate things that are truly beautiful. So certainly, I didn’t want to say that there is no beauty. But there is no object of the sense that has intrinsic beauty. You physical beauty is just an illusion. I mean, you can say something’s beautiful. It’s, in the end, meaningless you. I don’t think you can define that. I mean, that’s the problem I said that artists have: how to define what is beautiful. And so they I wind up stretching the limits and finding attraction and things that are unattractive and so on. And, you know, pictures that are ugly, they pervert, they twist it in such a way that the mind wants to take it as something beautiful. But can’t and so on. And you know, like Pablo Picasso or so and finding ways to manipulate this… So that when you look at his faces, they’re almost beautiful. But then the eyes are out of place or something like that. And you come to see that, oh, the beauty is just this concept that we have. Or it’s recognition. Because we have the ability to recognize faces and so.

Leave a Reply