Hỏi & Đáp Thiền: Làm sao để nắm bắt được sự mất tập trung?

Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng

Câu hỏi: Thưa Sư, khi bị mất tập trung, con tự nhắc thầm ‘lang thang, lang thang’ (*). Khi con làm như vậy, con thấy mình như bong bóng, kiểu như nhìn thấy khung cảnh bản thân đang hành thiền. Rồi ngay sau đó, con thấy rất khó để toàn tâm toàn ý trở lại với ‘phồng, xẹp’. Làm sao con có thể chữa căn bệnh này ạ?

Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.

Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 21/08/2010. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=WXpXMRAO4zc

Sư Yuttadhammo: Điều khó nhất trong thiền, hay có thể nói là một trong những điều khó nhất, là thực sự nắm bắt được thực tại của trải nghiệm mà thiền sinh đang có (ở thời điểm hiện tại). Khi tâm bạn đang lang thang và bạn tự nói thầm rằng, ‘lang thang, lang thang’, có thể là đang có nhiều thứ, nhiều cảm giác trong tâm, và nhiều trạng thái tâm đang diễn ra, đang khởi sinh theo tuần tự. Tâm bạn đang lang thang. Rồi kế đến, sẽ có một sự hứng thú về một suy nghĩ nào đó, hay lo lắng, sợ hãi hoặc căng thẳng, hay bất cứ cảm giác nào đó khởi sinh tiếp theo. Nó đóng góp thêm vào trạng thái mất tập trung của bạn. Việc bạn chẳng thể trở lại với sự phồng và xẹp đã nói lên rằng, có một điều gì khác đang diễn ra (trong tâm của bạn). Có một điều gì đó đang diễn ra mà bạn đang không ghi nhận được, rằng bạn không thực sự nhận biết về điều đó (ở giây phút hiện tại).

Có một câu hỏi quan trọng cần phải luôn tự hỏi khi hành thiền là, ‘điều gì đang xảy ra tại thời điểm hiện tại?‘ Chứ chúng ta không nói rằng, ‘tôi cần phải quay trở lại với sự phồng, xẹp’, ‘tôi cần phải quay lại với việc hành thiền của tôi.’ Và rồi suy nghĩ rằng, điều này đang làm tôi mất tập trung khỏi việc hành thiền. Rằng, điều này đang kéo tôi ra xa khỏi việc hành thiền, đang che kín việc hành thiền của tôi. Và rồi bạn sẽ cố gắng để phớt lờ nó đi. Làm như vậy, sẽ khiến bạn càng khó khăn hơn trong việc quan sát phồng và xẹp.

Điều quan trọng hơn mà bạn cần làm là quan sát xem: Thực sự điều gì đang lấy đi sự chú ý của bạn? Tập trung vào đó và cố gắng đối trị với nó, trước khi bạn nghĩ về việc trở lại với phồng, xẹp. Khi bạn nói ‘lang thang’, và rồi khi điều đó (sự mất tập trung) rời đi, bạn mới quay trở lại với phồng, xẹp. Nhưng nếu một điều gì khác đến (trước khi sự mất tập trung rời đi), nếu bạn cảm nhận được một cảm giác nào đó hay bạn cảm thấy căng thẳng, buồn chán, hay bất cứ điều gì, bạn cần phải tập trung sự chú ý lên đó. Ngay cả nếu gặp khó khăn trong việc quan sát sự phồng, xẹp, khi bạn cảm thấy kiểu như bị tách rời khỏi thân của bạn, một kiểu cảm giác không rõ ràng, chỉ cần tập trung sự chú ý lên trạng thái đó. ‘Không rõ ràng’, ‘mất tập trung’, hay ‘mê mờ’, hay bất cứ thứ gì, bất cứ là trạng thái nào mà bạn cảm nhận được. Cuối cùng đi nữa, một từ chung chung có thể dùng để nắm bắt mọi cảm giác mà bạn có thể dùng là ‘cảm nhận, cảm nhận’. Khi bạn cảm nhận một điều gì đó, một cảm giác lạ, chỉ cần tự nhắc nhở bản thân rằng đó chỉ là một cảm giác và rồi nó sẽ ra đi.

Từ ngữ trong ngữ cảnh này không quá quan trọng. Chỉ với một từ chung chung ‘cảm nhận’ có thể nắm bắt được quá nhiều cảm giác khác nhau. Nhưng điều mà nó làm được là đặt sự tập trung chú ý của bạn lên cảm giác, lên trải nghiệm đang xảy ra trong giây phút hiện tại.

Cố gắng đừng tập trung quá mức lên sự phồng, xẹp. Thay vào đó, tập trung sự chú ý lên bất cứ thứ gì đến (bất cứ điều gì đang có mặt ở hiện tại). Khi không còn thứ gì để đặt sự chú ý lên nữa thì hãy quay trở lại với phồng, xẹp.

(*) Sư Yuttadhammo thực hành và dạy pháp hành của Ngài Mahasi Sayadaw trong đó dùng từ ngữ cụ thể – mantra – để niệm các đối tượng trong tứ niệm xứ khi hành thiềnVí dụ như khi đi thì niệm ‘bước chân phải, bước chân trái’

Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.

Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.

English Transcript (quickly jotting down)

Question: Hello and welcome back to Ask a Monk. Today’s question comes from TuluFlux. Bhante, when I get distracted, I tell myself ‘wandering’, but when I do, I find myself in a bubble, a sort of meta view of myself meditating. And soon, I find it very difficult to go back wholeheartedly to rising, falling. How do I remedy this?

The most difficult thing in the meditation or one of the most difficult things is really catching the essence of the experience that you’re having. When you’re wandering and you say to yourself, ‘wandering, wandering’, there is probably, you know, several things going on and several emotions in your mind and several associated mind states that are arising in sequence. So you’ll be wandering. But then there’s an enjoyment of the thought or a, you know, worry or a fear of stress or whatever the emotion is as well. And this is contributing to our state of distraction. The fact that you can’t go back to the rising and falling says that there’s something else going on. There’s something happening that you’re not noticing, that you’re not really clearly aware of. And the most important thing in the meditation is to ask yourself what’s happening right now, not to say I have to go back to the rising and falling. I have to try to go back to my meditation practice and think, you know, this is distracting me from my meditation. This is pulling me away from my meditation and blot something out and try to ignore it. Because that’s what’s going to make it difficult to watch the rising and falling. That’s much more important that you watch what’s really taking your attention away. Focus on that and try and do away with it, before you even think about going back to the rising and falling. So when you say ‘wandering’, then when when it’s gone and you come back to the rising and falling. But when something else comes, when you feel the emotion or you feel stress or you feel bored or whatever, you have to focus on that, even to the point where if it’s difficult to watch the rising and falling and you feel kind of detached or you feel, you know, out of your, you know, sort of out of body or kind of unclear, just focus on that state as well. Unclear or distracted or cloudy or whatever, whatever it however it feels to you. In the end, the one of the catch-all phrases that you can use is just ‘feeling, feeling’. When you feel something, you feel a strange sensation, just remind yourself that it’s only a feeling and it will go away. And in the end, the word in that sense isn’t so important. Even feeling can can capture so many different things. But what it’s doing is focusing you on the feeling, on the experience as it’s happening. So I hope that helps. Try to not focus so much on that, so much of your your attention on the rising and falling. Focus on whatever comes. When there’s nothing else to to focus on, just then go back to the rise and fall. OK, thanks for the question. Keep them coming.

2 thoughts on “Hỏi & Đáp Thiền: Làm sao để nắm bắt được sự mất tập trung?

Leave a Reply