Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng
Câu hỏi: Nếu có thể chánh niệm về các suy nghĩ, liệu có nên bỏ qua điều đó và cố gắng chỉ chánh niệm về hơi thở? Hay là có thể thiền bằng cách chú ý lên các suy nghĩ? Hay nói chung, chánh niệm lên bất cứ điều gì sinh khởi?
Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.
Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 16/12/2011. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=lmdkLGFSTEg
[Ni sư] Vâng, điều cuối cùng. Một cách chung chung, có thể nói rằng hãy đặt chánh niệm lên bất cứ điều gì đang nổi bật ở giây phút hiện tại. Khi hơi thở là nổi bật nhất, hãy đặt sự chú ý lên hơi thở. Nếu là một điều gì khác nổi bật hơn, nếu đó là suy nghĩ, tự nhắc thầm rằng, ‘suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ’. Bất cứ thứ gì xảy đến ở bất cứ nơi đâu trên thân và trong tâm đều có thể được ghi nhận. Chúng ta có 4 nền tảng của chánh niệm bao gồm: thân, thọ, tâm, và các đối tượng của tâm (Pháp). Nên sẽ là không có gì sai để ghi nhận chánh niệm về các suy nghĩ, hay chánh niệm về hơi thở.
Sư Yuttadhammo: Có thêm một điều kiện mà tôi sẽ thêm vào: nếu không có điều gì nổi bật, chúng ta sẽ luôn quay trở về với hơi thở. Đây là câu hỏi được hỏi nhiều hơn các câu hỏi khác. Bởi vì, có một sự hiểu lầm rằng chúng tôi khuyến khích thiền sinh bỏ qua những thứ khác (với hơi thở), rằng pháp hành (*) của chúng tôi bỏ qua những thứ khác và chỉ dính chặt với hơi thở. Đó không phải là những gì chúng tôi dạy.
Những gì chúng tôi dạy là khi không có điều gì nổi bật, khi không có gì khác để chánh niệm, hãy quay về với hơi thở và chánh niệm về hơi thở, để có thể ở lại trong khoảnh khắc hiện tại mà không bị lạc mất vào suy nghĩ. Quay trở lại với hơi thở và đặt tâm ở đó. Đó là bởi vì chúng ta đang phát triển các phẩm tính thiện. Một cách tự nhiên, chỉ cần quay lại với hiện tại: điều gì đang xảy ra ở đây, điều gì đang xảy ra bây giờ, điều gì đang diễn ra. Đó là một bài tập tốt. Nếu nó nổi bật và rõ ràng, thì như tôi đã có chia sẻ, nó có thể dạy cho bạn về vô thường, khổ và vô ngã. Một lời phàn nàn phổ biến mà mọi người hay có về pháp hành của chúng tôi là sự không thoải mái khi quan sát hơi thở và thiền sinh cảm thấy như đang ép buộc mình. ‘Liệu tôi có thể sử dụng mantra Tây Tạng? Bởi vì sự phồng, xẹp, tôi cứ cảm thấy như tôi đang điều khiển hơi thở và tôi không thể dừng sự điều khiển đó được.’ Đó là điểm mấu chốt. Điểm mấu chốt là nhìn ra được điều đó, rằng bạn đang cố điều khiển nó, rằng bạn không thể điều khiển nó, và rằng sự điều khiển đó dẫn đến khổ đau. Mục tiêu của việc hành thiền (vipassana) là tuệ giác, là hiểu biết sâu sắc để nhìn sự vật, hiện tượng như nó đang là mà không phát triển ra cái gì cả, không gieo trồng điều gì cả, và không tạo nên cái gì cả. Điều duy nhất chúng ta đang cố để tạo ra là sự nhận biết và hiểu biết rõ ràng. Như vậy, càng nhìn thấy bạn đang ngốc nghếch như thế nào, đang thực hành sai như thế nào thì lại càng tốt hơn cho bạn. Bởi vì đó là cách mà bạn phản ứng với mọi việc. Đó là cách mà bạn phản ứng trong đời sống hàng ngày. Đó là cách bạn phản ứng lại với các trải nghiệm.
Tôi hơi đi trệch ở đây, nhưng dù sao thì nó cũng thú vị. Bụng là một đối tượng rất hữu ích cho việc này (việc quan sát). Nó cho phép bạn thấy những điều trên khá rõ ràng. Và có lẽ là bởi vì thường thì chúng ta có ác cảm với việc quan sát (phồng xẹp) như vậy, nên chúng ta cảm thấy như thể chúng ta bỏ qua toàn bộ phần còn lại của trải nghiệm, của thực tại và chúng ta đặt ra câu hỏi này.
Hãy cẩn thận và hãy rõ ràng rằng dĩ nhiên bạn có thể đặt sự chú ý lên các suy nghĩ. Nhưng nó cũng sẽ có cùng một kết quả. Khi bạn chú ý vào bụng, bạn sẽ thấy vô thường, khổ và vô ngã, chỉ là không thấy thoải mái lắm thôi. Khi bạn chú ý vào suy nghĩ, bạn cũng sẽ chỉ trải nghiệm 3 điều đó. Bạn sẽ cảm nhận như thể bạn đang cố gắng điều khiển suy nghĩ của bạn, rồi thấy không thể điều khiển suy nghĩ của bạn, thấy rằng bạn suy nghĩ quá nhiều. Và nó cũng trở nên chẳng thoải mái gì. Nó không thường còn. Nó không ổn định. Nó tệ hại. Rồi cuối cùng, khi bạn hết lần này đến lần khác xem xét chúng, bạn nhận ra rằng hành vi của bạn đã nhầm lẫn, đã sai lầm như thế nào. Bạn bỏ đi các sai lầm đó, bạn chỉnh sửa và bạn bắt đầu để các suy nghĩ ra đi, không ở lại trong suy nghĩ nữa, không tạo thêm các ý nghĩ, ý kiến, hay đánh giá thêm về chúng nữa.
(*) Sư Yuttadhammo thực hành và dạy pháp hành của Ngài Mahasi Sayadaw trong đó dùng từ ngữ cụ thể – mantra – để niệm các đối tượng trong tứ niệm xứ khi hành thiền. Ví dụ như khi đi thì niệm ‘bước chân phải, bước chân trái’
Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.
Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.
English Transcript (quickly jotting down)
[Bhikkhuni] Yeah, the latter. In general, it could be said, be mindful on that, which is the most prominent in the present moment. When the breath is the most prominent, then on the breath. If there’s anything else, if there’s thinking going on of course, say thinking, thinking, thinking. And everything else that occurs anywhere, in the body or in the mind can be noticed. We have the four foundations of mindfulness: body, feeling mind, and mind objects. So there is nothing wrong to note mindfulness of thoughts or to be mindful of breathing.
[Yuttadhammo Bhikkhu] The only one condition I would add is: if there’s nothing prominent, we tend to always go back to the breath. And this is the question that is asked more common than one might think. Because there’s the misunderstanding that we are encouraging people to ignore things that our practice is somehow ignore it. Stick with the breath. And that’s not what we teach.
The teaching is that when there’s nothing prominent, when there’s there’s nothing else to be mindfulness, mindful about it, in order to stay in the present moment and not get lost in thought, come back again to the breath and stick with that. Because you’re developing wholesome qualities. Just fall naturally back into: what is here, what is now, what is going on. Because it’s a good exercise. It’s something that is prominent, something that is obvious, something that, as I said before, it can have incredible results in terms of teaching you about impermanence, suffering in and non-self. The one complaint people always have, as I’ve said before about this practice, is how unpleasant it is to watch the stomach and you feel like you’re forcing someone else to even today on the forum. Can I do Tibetan mantras? Because there’s rising, falling thing. I just feel like I’m controlling the breath and I can’t stop controlling. That’s the point. The point is to see that to see, first of all, that you are controlling it, that you can’t control the controlling and that the controlling leads to suffering. The purpose of the practice is wisdom, is insight to see things as they are not to develop anything, to cultivate anything, to create anything. The only thing we’re trying to create is clear awareness and understanding. So the more you see that you’re being stupid about this, that you’re practicing incorrectly, the better for you. Because that’s the way you react to everything. That’s how you react in daily life. That’s how you you react to any experience.
I’ve gotten totally off track here, but interesting anyway. The stomach is a very useful object for this. It allows you to see these things quite clearly. And it may be often because of our aversion to looking at something like this and to see these things that we feel like it’s somehow ignoring the rest of experience and might come up with this questions. So be careful and be clear that of course you can focus on the thoughts. But it’s going to have the same results. When you focus on the stomach, you’re going to see impermanence, suffering and non-self, not much fun. When you focus on the thoughts, you’re also going to experience that. You’re going to feel like you’re trying to control your thoughts, like you can’t control your thoughts, that you’re thinking too much. It’s not comfortable. It’s not permanent. It’s not stable. How horrible. Until finally you see it again and again and you realize what how mistaken you are and how wrong your behavior is. And you let go, you adjust and you start to just let the thoughts go and and not dwell on them, not create any ideas about them or opinions or judgments about them and so on.
One thought on “Hỏi & Đáp Thiền: Chánh niệm về bất cứ điều gì sinh khởi”