Hỏi & Đáp Thiền: Giá trị của jhana?

Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng

Câu hỏi: Bạch Sư, thực hành thiền jhana (*) có giá trị như thế nào? Chẳng phải Đức Phật ủng hộ thực hành thiền jhana ít nhất là đến một thời điểm nào đó? Và nó được sử dụng để làm sâu sắc hơn khi thực hành thiền vipassana?

Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.

Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 13/08/2010. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=dF4K0bnxrLA

Sư Yuttadhammo: Từ jhana là một từ tạo ra nhiều tranh cãi, không phải bởi vì ý nghĩa của nó, mà là bởi vì cách dùng của nó trong Phật giáo. Tôi nghĩ rằng phần lớn vấn đề đến từ việc chúng ta hiểu sai hoặc do chúng ta áp dụng quá nhiều nghĩa cho từ này. Từ jhana có nghĩa là thiền, hoặc tập trung, hoặc thu hút. Nó có nghĩa là đặt tâm ổn định vào một đối tượng. Và thực là như vậy, trong tất cả các loại thiền, chúng ta làm việc đó. Đó là lý do Đức Phật đã dạy rằng không có trí tuệ mà không có jhana. Không có jhana thì không có trí tuệ. Khi đặt hai điều này lại với nhau, nó dẫn bạn đến sự hiểu biết đúng đắn và sự giải phóng khỏi khổ đau. Do đó, không cần phải bận tâm hoặc lo lắng là liệu chúng ta có cần phải tích hợp (jhana) vào thiền hay không.

Vấn đề xảy ra khi chúng ta muốn thực hành một loại thiền không đặt trên nền tảng của thực tại. Và đây là chỗ mà nhiều sách vở cổ phân rẽ. Và thiền được chia thành hai loại.

Một loại được gọi là thiền samatha (thiền chỉ, thiền định), trong đó tập trung vào jhana (các trạng thái hợp nhất của tâm) và bạn tập trung vào một đối tượng đơn. Đối tượng đó không phải là một đối tượng có thực. Nó là một thứ được bạn tạo ra trong tâm của bạn. Bạn suy ngẫm về một cái gì đó. Do đó, nó khởi sinh trong tâm. Nó được xây dựng lên trong tâm. Nó không có ở đó lúc ban đầu. Bạn suy ngẫm về Đức Phật hay bạn suy ngẫm về một màu sắc. Một đối tượng rất đơn giản để tưởng tượng là một vòng tròn màu trắng ở đây, bên trong con mắt thứ ba của bạn (phần giữa hai chân mày, hơi chếch lên trên một chút) hoặc là một vòng tròn màu đỏ, màu xanh, hay là một thứ gì đó. Bạn tạo ra một thứ gì đó. Nó không thật. Kết quả là nó không mang đến trí tuệ và sự hiểu biết về thực tại được. Nhưng nó sẽ mang đến các trạng thái tâm định tĩnh. Đó là lý do loại thiền này được gọi là samatha. Loại thiền này có thể là hữu ích như là “tiền thân” của vipassana. Vì sao? Bởi vì nó làm tâm định tĩnh. Nó làm tâm tập trung. Nhưng nó cũng có thể dẫn dắt bạn đến sự dính mắc vào nó. Nên nó có thể trở thành một chướng ngại cho việc hành thiền vipassana trong một vài trường hợp. Do đó, bạn cần phải cẩn thận. Bạn sử dụng nó để tập trung tâm. Và bạn cũng có thể sử dụng nó để thu được các trạng thái tâm rất đặc biệt, và cả các năng lực huyền diệu nữa. Nhưng bạn không thể sử dụng nó một cách trực tiếp để giải phóng mình khỏi khổ đau.

Để thoát khỏi khổ đau, bạn phải sử dụng một loại thiền khác, một loại jhana khác. Nó được gọi là vipassana jhana. Và như thế là việc sử dụng jhana trong vipassana là đúng. Nó có nghĩa là thiền vipassana, hay thiền để thấy một cách rõ ràng. Khi thực hành vipassana, bạn cũng sẽ tập trung vào một đối tượng. Và đó là jhana. Tâm của bạn tập trung, nhận biết một cách rõ ràng đối tượng đó. Khi chúng ta niệm thầm ‘phồng’, chúng ta biết sự phồng lên. Khi chúng ta niệm ‘xẹp’, chúng ta biết sự xẹp xuống (**). Rồi từ từ, tâm của chúng ta sẽ buông bỏ các chướng ngại như thích, không thích, hôn trầm, trạo cử, nghi ngờ. Và nó trở nên ổn định, tập trung. Như thế, ta có thể nói rằng tâm đi vào trạng thái jhana (trạng thái tâm hợp nhất), nó đi vào trạng thái vipassana jhana. Đó là một loại khác của thiền.

Samatha là thiền tĩnh lặng, tập trung lên một khái niệm. Vipassana là thiền tập trung lên thực tại sau cuối. Bất cứ điều gì khởi sinh trong khoảnh khắc hiện tại, bất kể là thân, cảm nhận, cảm giác, hay suy nghĩ, … Và có rất nhiều tranh cãi về jhana ở đó.

Chúng ta thực hành để hiểu biết thực tại sau cuối. Điều đó được dạy rõ ràng trong Kinh Phật. Đó là tất cả những gì chúng ta hướng tới. Nên tôi đề nghị cứ gắn chặt với việc cố gắng hiểu được thực tại sau cuối và không cần lo lắng về thuật ngữ và khái niệm kiểu như vậy.

(*) Jhana là một từ có nhiều nghĩa, bao gồm cả nghĩa là thiền. Tham khảo thêm ở bài viết này: https://vomonthientu.org/a1022/01-gioi-thieu-thien-jh-na-trong-noi-dung-kinh-dien-. Trong bài này, chữ jhana được đề cập tới như là thiền chỉ (thiền định), hay các trạng thái tâm đạt được trong thiền chỉ.

(**) Sư Yuttadhammo thực hành và dạy pháp hành của Ngài Mahasi Sayadaw trong đó dùng từ ngữ cụ thể – mantra – để niệm các đối tượng trong tứ niệm xứ khi hành thiền. Ví dụ như khi đi thì niệm ‘bước chân phải, bước chân trái’

Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.

Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.

English Transcript (quickly jotting down)

Question: My next question comes from House the Dao. Dear Yuttadhammo, how much value do you put on the practice of jhana? Didn’t the Buddha advocate jhana practice at least up to a point? And does it not have a use in deepening vipassana practice? All the best.

The word jhana, it’s highly debate and word, not the meaning, but the use of it or its place in Buddhism. I think a lot of the problem comes from the fact that we misunderstand or we apply too much meaning to the word. The word jhana means meditation or focusing or absorption. It means fixing the mind on an object. And really, in all meditation, that’s what we do. And this is why the Buddha said there is no wisdom without jhana. There is no jhana, no with wisdom. But putting these two together, then you come to realize, you come to true understanding and freedom from suffering. So there’s no need to concern or worry about, you know, do we have to incorporate this? Do we have to incorporate that? The problem comes when we want to practice certain types of meditation that are not based on reality. And this is where a lot of the ancient texts will diverge. They split meditation up into two types. One type of meditation is is samatha meditation, which focuses on jhana or a type of jhana, type of meditation, where you focus on a single object. And that object is not a real object. It’s something you create in your mind. You think about something. So it arises in the mind. It’s a construct. It’s not there in the first place. You think of the Buddha or you think of a color. A very simple one would be to imagine a white circle here inside your third eye or a red or blue circle or something. You’re creating something. It’s not real. And as a result, it’s not going to bring wisdom and understanding about about reality. But it will bring great states of calm. That’s why that meditation is called samatha. This meditation can be useful as a precursor to vipassana. Why? Because it calms the mind down. It focuses the mind. It can also lead you to become attached to it. It can be a hindrance towards vipassana in some cases. So you have to be careful. You use it to focus the mind. And you can also use it to gain very special and magical states of mind and even magical powers, so they say. But you can’t use it directly to become free from suffering.

To become free from suffering, you have to use a different type of jhana. It’s actually called vipassanā jhana. And so the use of jhana in vipassana is correct. It means meditating in vipassana or meditating to see clearly. So when you start to practice vipassana, you’re going to focus on an object. And that is the jhana. Your mind is focused, is clearly aware of only that object. When we say to ourselves, rising and we know that the rising, when we say falling, we know the falling. Slowly, our mind gives up the hindrances and gives up liking, disliking, drowsiness, distraction, doubt. And it’s fixed and focus. So you can say it enters jhana, it enters the vipassana jhana. And this is the other type of meditation.

Samatha is tranquility meditation, focusing on a concept. Vipassana meditation is meditation focused on ultimate reality, means mundane reality. Anything that arises in the present moment, whether it be in the body, our feelings, our thoughts, our emotions and so on. So a lot of the argument and debate out there about jhana is, I think, really superfluous. We practice to understand the ultimate reality, and I think that’s pretty clear in the Buddha’s teaching. And that’s what we’re all about. So I would suggest to stick to trying to understand ultimate reality and not worry about things about terms and concepts. Ok. So thanks for the question of that.

Leave a Reply