Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng
Câu hỏi: Thật khó để mô tả một cách ngắn gọn. Giữa thời thiền, cằm của con hạ xuống đến tận ngực, sau đó đầu con bắt đầu quay lòng vòng, gật gù, nghiêng qua nghiêng lại. Nó chậm chậm tăng dần lên, cảm giác như không gian bên ngoài đang quay theo một quỹ đạo. Bên trong thì lại như có một khối đứng yên và ổn định.
Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.
Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 07/07/2012. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=W4breBWuxs4
Sư Yuttadhammo: Điều này thường được gọi là piti, một phần của trạng thái hân hoan / ngất ngây. Trạng thái này thường xảy đến trong thiền, nếu bạn đang trong một khoá thiền dài ngày. Nó đến sau một vài ngày hành thiền. Nó không xảy ra với tất cả mọi người. Nhưng nếu xảy ra, nó sẽ xảy ra sau một vài ngày, có thể là 5 ngày, ví dụ như vậy. Đối với một vài người, piti là trạng thái bị mắc kẹt, rơi vào một thói quen, như bị hút vào một cái rãnh sâu. Nhưng nó có thể là tích cực. Bạn có thể rơi vào một cái rãnh trong thiền, như thể trở về một con đường cũ. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu có một mức độ chánh niệm nhất định thì trải nghiệm đó sẽ khá là hữu ích. Bạn đang ở trong trạng thái hân hoan và bạn chánh niệm về điều đó. Khi đó, chánh niệm trở nên dễ dàng hơn, trở nên rõ ràng hơn.
Nhưng nếu bạn sa vào con đường mòn cũ như thiền sinh này mô tả, đó lại là một ngõ cụt. Nó chẳng dẫn đến đâu cả. Khi rơi vào tình trạng này, nhiều người đu đưa thân mình từ sau ra trước. Đó là kiểu thường xảy ra nhất. Một vài người đu đưa theo một hướng chầm chậm, một vài người thì nằm xuống. Một vài người khác thì đu đưa theo vòng tròn. Bạn rơi vào trạng thái như vậy.
[bỏ qua một đoạn do không rõ được ý của Sư]
Tại thời điểm này, thiền sinh không biết điều gì là con đường và điều gì không phải là con đường (giải thoát). Họ cần phải làm rõ hoặc cần nhận ra để có thể đi theo con đường đúng, dừng việc đi theo con đường sai. Tại thời điểm này, thiền sinh sẽ bị làm phiền bởi các kiểu trải nghiệm như thế này và họ sẽ theo con đường đó. Đôi khi, họ có rất nhiều năng lượng.
Về cơ bản, có 10 sai lầm về tuệ giác sâu sắc. Có 10 điều như vậy và khi nó xảy ra, bạn cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy định tĩnh. Đó là các trải nghiệm hân hoan. Bạn có được nhiều năng lượng, rất mạnh mẽ. Bạn thu được sự hiểu biết hay bạn nhận ra được nhiều điều mà bạn đã không nghĩ đến trước đây. Ví dụ như cách để sống cuộc sống của bạn. Hay kể cả các việc liên quan đến Phật pháp và hành thiền. Và bạn bị kẹt trong những trải nghiệm này. Bạn đi cùng với nó. Vì vậy, thay vì chánh niệm về các trạng thái này và xem xét chúng một cách khách quan, bạn lại dính mắc vào chúng, đột nhiên dính chặt vào chúng. Kết quả là bạn bị kéo ra khỏi con đường (đúng đắn mà bạn cần đi).
Nên, điểm mấu chốt như tôi đề cập ngày hôm qua đó là luôn luôn ghi nhớ, ‘đây không phải là nó’. Luôn luôn nhắc nhở bản thân rằng, ‘đây không phải là nó’, cho dù nó là gì đi nữa thì, ‘đó không phải là nó’, không phải là điều chúng ta hướng tới. Nó nên được quan sát một cách khách quan giống như bất cứ điều gì khác. Đó là nhiệm vụ được giao cho thiền sinh, thiết lập sự khách quan cho bản thân, nhận biết một cách trong trẻo và từ bỏ cái tôi và nhận thức chủ quan của mình đi.
Đừng lo lắng về trạng thái xuất thần, ra khỏi tâm của bạn. Đó không phải là thiền. Trong sách vở Phật pháp, rất nhiều chỗ đã nói rằng xuất thần không phải là jhana (một trạng thái tâm hợp nhất trong thiền). Jhana là thiền. Nếu tâm của bạn trở nên định tĩnh, điều đó rất tốt. Nếu tâm của bạn trở nên định tĩnh, thì đó là tâm của bạn trở nên định tĩnh. Nếu tâm của bạn trở nên trong trẻo, đó là tâm của bạn trở nên trong trẻo. Đó là những điều tốt. Nhưng đừng gắn nhãn cho nó. Đừng nói rằng đây là điều này, đây là điều kia. Tốt nhất là như vậy. Đó là ý kiến của tôi, bởi vì vẫn có những tranh luận. Tôi thì gọi nó là piti, bạn thì gọi nó là xuất thần. Cuối cùng đi nữa, điều gì đang xảy ra? Nhìn vào nó chỉ như nó đang là.
Một điều tôi đã nói và tôi nghĩ là cần được nhắc lại, rằng đôi khi bạn cần phải bảo chúng dừng lại. Đôi lúc những trạng thái piti hay hân hoan / ngất ngây mà bạn đang có này trở nên rất lý tính, khi bạn không thực sự kiểm soát được. Nên bạn cần phải yêu cầu cơ thể của bạn và bảo nó dừng lại. Đôi khi, tự niệm thầm ‘xoay, xoay’ hay ‘cảm nhận, cảm nhận’ là không đủ (*). Bởi vì nó đã xảy ra rồi. Bạn cần phải thực sự bảo nó dừng lại. Bạn bảo dừng lại trong tâm một cách dứt khoát và lịch sự, ‘không, không, dừng lại’. Rồi nó dừng lại và bạn tiếp tục với việc hành thiền.
Có thể có một phần tâm linh trong trạng thái này, nhưng nó rất, rất tinh tế. Sự dính mắc có thể rất tinh tế. Nên bạn cần phải “tát” vào mặt mình để dừng lại, để trở lại với việc hành thiền.
(*) Sư Yuttadhammo thực hành và dạy pháp hành của Ngài Mahasi Sayadaw trong đó dùng từ ngữ cụ thể – mantra – để niệm các đối tượng trong tứ niệm xứ khi hành thiền. Ví dụ như khi đi thì niệm ‘bước chân phải, bước chân trái’
Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.
Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.
English Transcript (quickly jotting down)
Question: Difficult to describe in short. In meditation, my chin sank to the breasts, then my head started describing a certain kind of orbiting, circling and tilting. It’s slow in small increments, felt like the outside of the head was orbiting. Well, inside there is a fixed and stable mass.
This is generally referred to as piti, the part of rapture. Rapture comes in meditation if you’re in a course, it comes after a few days. Not for everyone. But if it comes, it comes after a few days, maybe five days, let’s say. And so for some people, the piti is getting caught up. Getting in falling into a habit or becoming accustomed, like falling into a rut. But it can be positive. You can fall into the rut of meditation, like get into the groove. This is the word, you get into a groove. And so if it’s with some mindfulness, then it’s quite useful. You’re in rapture and just being mindful of, the mindfulness becomes easier and easier and clearer and clearer. But if you get in a groove like this person’s talking about, it’s just a dead end. It doesn’t lead anywhere. So you get into a groove. Many people rock back and forth. This is what is most common. Some people slowly, slowly go in one direction and they’re lying on their back or something. And yeah, some people start to go in circles. So you have something like that. This is the point. One of the more crucial points of the meditation practice, according to Vissuddhimagga called [Pali], where one purifies one’s knowledge and vision by the start of making a decision or gaining understanding of what is and what is not the path. So at this point, the meditator doesn’t know what is the path and what is not the path. And they have to clarify for themselves or realize for themselves and get themselves on the right path and stop following the wrong path. So at this point, the meditator will be afflicted by these sorts of experiences and will take them to be the path. They will have lots of energy sometimes.
That video I did what the meditation is not… The problem with that was I still didn’t have a partner account, so I only took 10 minutes to talk about something that probably should have taken maybe 20 or a half an hour. I’ve given audio talks on the ten imperfections of insight. Maybe I can find one of those, but otherwise I’ll try to do another video of the ten imperfections. If you look up, look it up on the Internet, you might find it. But there are basically they count ten categories of things that can come, you feel very happy, you feel very calm, you have these rapturous experiences, you get a lot of energy, very strong. You gain knowledge or you realize many things that you didn’t think of before. How to run your life? Or even things about Buddhist teaching and meditation. And you get caught up in these experiences and run with them. And so rather than being mindful of them and being objective about them, you cling to them, suddenly cling to them and as a result, get off track.
So the key is this teaching that I mentioned yesterday. Always remember this is not that. Always remind yourself ‘this is not that’, whatever it is, ‘it’s not that’. And it should be observed objectively just as anything else. This is the task, that we’re given in the meditation, to set ourselves in objectivity and to become purely aware and to give up our personalities and our subjectivity.
So it seemed to answer what they were talking about.
I guess they continue on, they said it sort of felt like deterrence, but they’re not sure.
Don’t think worry about trance, coming out of your mind. It’s not meditation. There’s too much in Buddhism book that trance isn’t jhana as far as I’m concerned. Jhana is meditate. If your mind becomes calm, great. If your mind becomes calm, that’s your mind being calm. If your mind becomes clear, that’s your mind becoming clear. Good things. Great things. Don’t give them labels. Don’t say this is this, that is that. It is what it is. That’s you’ll do the best that way. It’s my opinion, but there are arguments. It is what it is. That’s the key, I mean, I can call it a pity, you can call it a trance. In the end, what’s going on? See it for what it is.
One thing that I’ve said, and I think it bears repeating, is that sometimes you have to tell it to stop these. These piti or rapture’s states that you get into, they become very, very physical where you’re not really in charge of it anymore. So you have to really make it make a demand on your body and tell yourself stop. Sometimes it’s not enough to say spinning, spinning or feeling, feeling, because it’s already gotten on its way. You have to actually tell it to stop. And if you say stop in your mind and just firmly and politely, ‘no, no, stop’. To stop and then go on with your meditation.
I think I’ve experienced this sort of thing that he’s describing, and like he said, it’s kind of it’s a physical thing. I think it isn’t really meditation at all. Just kind of a physical phenomenon.
I mean, there is the mental mental part of it, but it’s very, very subtle. The attachment can be very subtle. You just have to give yourself a slap in the face and stop, back to work.
One thought on “Hỏi & Đáp Thiền: Các trải nghiệm lạ trong thiền”