Hai câu hỏi cho cuộc đời

fullsizeoutput_acf6

Hãy liên tục tự hỏi bản thân hai câu hỏi sau: (1) Điều gì làm cho bạn hạnh phúc? (2) Bạn muốn sống cuộc sống như thế nào vào ngày hôm nay, 1 năm nữa, 5 năm nữa, và đến khi bạn 80 tuổi? Đa phần mọi người đều sống theo quán tính mà quên mất việc quan trọng nhất là sống tốt cho bản thân, được là chính mình. Nên mọi người cứ đuổi hình bắt bóng. Điều gì sẽ làm bạn hạnh phúc? Nếu có câu trả lời, hãy làm bước kế tiếp là kiểm tra thực tế xem, nó có thực sự đem lại hạnh phúc không? 99.9% là không. Và thế là bạn nhận ra rằng không phải. Và câu trả lời được thay đổi. Lại tiếp tục chứng nghiệm. Đó là một hành trình học hỏi tuyệt vời.

Câu hỏi nhận được: nếu mục tiêu của mình là nhìn thấy mọi người xung quanh mình hạnh phúc và vẫn nhìn thấy quanh mình hằng hà sa số những mảnh đời cơ cực thì mình có nên cảm thấy hạnh phúc không Hung ?

Trả lời: Anh cần phải tự chứng nghiệm cảm nhận đó ngay ở chính trên thân và tâm của anh. Không ai có thể làm thay anh điều đó được cả. Nên nhớ một tiêu chí là: làm gì thì làm, nhất định không hại ai và chính bản thân mình. Nhiều người thường đề cao việc cứu rỗi thế giới, nhưng lại không cứu nỗi cho chính bản thân mình. Và rút cuộc cả thế giới và bản thân đều là 1 mớ hỗn độn. Nhưng mọi người vẫn cứ nghĩ đó là hạnh phúc. Hi hi… Cần sự sắc trong cảm nhận nơi thân và tâm. Trái tim sẽ luôn nhói lên nếu bản thân làm một việc gì đó hại người khác hoặc bản thân. Trái tim không đánh lừa điều đó. Mỗi người đều tự phải quan sát và tìm cho mình câu trả lời. Đó là lý do tại sao việc rèn luyện quan sát, cảm nhận bản thân, như được rèn luyện khi hành thiền, lại có thể mang đến những giá trị lớn lao cho bất cứ ai.

Một điều quan trọng khác là cần phải có đủ hiểu biết, trí tuệ để hiểu và chấp nhận một số thực tế “khó nhằn”. Khi đó thì dù thấy còn nhiều điều khó khăn, cơ cực trong cuộc sống quanh ta, ít nhất bản thân cũng chấp nhận được thực tế xảy ra và cố gắng hết sức có thể để làm mọi thứ tốt hơn. Cách làm thì không dứt khoát cứ phải “xắn tay” lên hùng hổ. Rất cần sự trong sáng, chính trực, đạo đức, và trí tuệ trong mỗi một việc mình làm. Điều này, không bao giờ là dễ dàng cả.

Phản hồi: vậy nên mình thấy việc hô hào tìm hạnh phúc cho ng khác là vô nghĩa 🙂 vì mỗi người sẽ luôn biết tìm hạnh phúc cho mình không cần ai rao giảng cả 🙂

Trả lời: Thì có ai rao giảng được đâu 🙂 Bất hạnh là mọi người thường vô trách nhiệm với hạnh phúc của chính mình. Và đó là khởi nguồn của vô số những bất hạnh cho bản thân và những người xung quanh. Điều tuyệt vời là nếu mọi người thật sự tôn trọng bản thân và nghiêm túc trong việc tìm kiếm một hạnh phúc thiện lành cho bản thân thì người đó luôn luôn có thể là tấm gương, là động lực, cũng như là người ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh.

Leave a Reply