Site icon Viet Hung

[TTTPG] III.2. Trích dẫn từ Hậu Kinh Điển Pāli

Phần trước | Mục lục | Phần kế

Các câu hỏi của Vua Milinda

63. Các phẩm tính đặc trưng của chánh niệm (Kinh Mi Tiên Vấn Đáp)

Vua Milinda hỏi rằng: “Bạch Ngài, vậy các phẩm tính đặc trưng của chánh niệm là gì?”

Đại đức Nāgasena đáp lại như sau: “Đó là phẩm tính của sự duy trì kiểm soát và phẩm tính của sự ghi nhớ.”

64. Sự chú ý và trí tuệ (Kinh Mi Tiên Vấn Đáp)

Nhà vua hỏi rằng: “Phẩm tính đặc trưng của sự chú ý (manasikāra) và phẩm tính đặc trưng của trí tuệ (paññā) là gì, bạch Đại đức?”

65. Ví dụ của con gà trống (Kinh Mi Tiên Vấn Đáp)

Cũng như con gà trống, dù bị xua đuổi bằng đá, gậy, dùi cui, gậy tày, gậy mềm, cũng sẽ không rời bỏ nhà của mình, tương tự như vậy, một vị Tỳ-khưu chuyên tâm hành thiền, dù là bận rộn với y áo của mình, bận rộn làm các công việc sửa chữa, bận rộn thực hiện các bổn phận của mình trong tu viện cũng như giữ gìn giới luật, dù là đang học tập hay giảng dạy, vị ấy không nên từ bỏ sự chú ý sáng suốt và thấu đáo (yoniso manasikāra), bởi vì đó là ngôi nhà của chính vị ấy, được gọi là sự chú ý thấu đáo. Đây là phẩm tính của con gà trống mà vị Tỳ-khưu nên có.

Đức Thế Tôn, đấng thiêng liêng nhất của các vị thiêng liêng, cũng đã dạy rằng: “Này các Tỳ-khưu, lãnh địa của vị Tỳ-khưu là gì, ngôi nhà của vị ấy là gì? Đó là Tứ Niệm Xứ.

66. Hạt Giống (Kinh Mi Tiên Vấn Đáp)

67. Con mèo (Kinh Mi Tiên Vấn Đáp)

Giống như con mèo chỉ đi kiếm mồi ở những chỗ gần mình, tương tự như vậy, một vị Tỳ-khưu đang hành thiền sẽ chỉ quán xét sự sinh và diệt nơi năm uẩn của chính mình, chúng là những đối tượng cho sự bám víu, dính mắc (upādānakkhandha): “Sắc (các hiện tượng, tiến trình vật chất) là như vậy, nó sinh khởi như vậy, nó đoạn diệt như vậy; Thọ (cảm thọ) là như vậy, nó sinh khởi như vậy, nó đoạn diệt như vậy; Tưởng (ý tưởng) là như vậy, nó sinh khởi như vậy, nó đoạn diệt như vậy; Hành (các tâm hành) là như vậy, nó sinh khởi như vậy, nó đoạn diệt như vậy; Thức (nhận thức) là như vậy, nó sinh khởi như vậy, nó đoạn diệt như vậy.

Đức Thế Tôn, đấng thiêng liêng nhất trong các vị thiêng liêng, cũng đã dạy rằng:

Không phải tìm kiếm ở đâu xa:

Những cõi thiên đàng siêu phàm nhất sẽ có mặt ở nơi đâu?

Ở ngay đây, trong những gì đang được tập hợp lại ở hiện tại này,

Ngay trong chính cơ thể mình, con có thể tìm thấy mọi thứ ở đó.

68. Ví dụ về con nhện (Kinh Mi Tiên Vấn Đáp)

Những điều sau đây được dạy trong các bài kệ của Tôn giả Anuruddha:

Hãy giăng mạng nhện ở cánh cổng của năm giác quan

Với chánh niệm thật tinh tế và vi tế.

Trong (cái mạng nhện) đó, các phiền não sẽ bị bắt giữ,

Và (chúng) có thể được đoạn diệt bởi trí tuệ sáng suốt.

Phần trước | Mục lục | Phần kế

Viet Hung | A Happiness pursuer | Author of The Happiness JournalTản mạn về Hạnh phúc and NGẪM CAFÉ
Sách tôi dịch: Thiền cho người mới bắt đầu, Nổi loạn và tự doBài chú giải Kinh Mangala SuttaSức mạnh của sự hoài nghi và thiền chánh niệm (Vipassana)Những nguyên lý để sống hạnh phúcChúng ta đang sống vì điều gì?Sự cho đi và Tình thương yêu“Lấy tâm mình làm bạn của chính mình”
Get your source of inspiration and motivation toward reaching happiness here: https://www.viethungnguyen.com

Exit mobile version