Site icon Viet Hung

Cốt lõi đằng sau thành công mang tính bền vững của một doanh nghiệp là gì?

photo of people doing handshakes

Photo by fauxels on Pexels.com

Có một thực tế “khó nhằn” mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đang gặp phải (và đây là vấn đề toàn cầu chứ không phải chỉ ở Việt Nam, hay ở Mỹ, tôi nghĩ vậy): chỉ khoảng 1/3 nhân viên thực sự gắn kết với công việc (gắn kết có nghĩa là cam kết và trọn vẹn với công việc, là thực sự có mặt tại nơi làm việc và cống hiến, thay vì người thì trong văn phòng, nhưng tâm trí thì mãi ở nơi đâu). Tỉ lệ này là rất đáng báo động (tham khảo số liệu ở hình dưới, theo một nghiên cứu của Gallup trong vòng 20 năm qua). Điều này có nghĩa là, cứ 3 người thì chỉ có 1 người thực sự cống hiến. Một tỉ lệ khác cũng đáng sợ không kém từ nghiên cứu này là số lượng nhân viên chủ động để không gắn bó với công việc cũng ở tầm 15-20% trong 20 năm qua. Những người này là những gánh nặng rất lớn cho bất cứ tổ chức nào. Doanh nghiệp của bạn có đang lâm phải “trọng bệnh” này không?

Credit: Historic Drop in Employee Engagement Follows Record Rise (from Gallup)

Từ trải nghiệm của chính bản thân mình, với khoảng 10 năm thành lập, xây dựng và phát triển một tổ chức từ 0 lên đến 1000 người, tôi lại tìm thấy chính từ các con số “đáng sợ” này một câu trả lời sâu sắc cho sự thành công bền vững của mọi doanh nghiệp, kể cả startup. Chìa khoá cốt lõi cho thành công trong kinh doanh chính là sự gắn kết với công việc. Nghĩa là, nếu bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào có thể cải thiện sự gắn bó của nhân viên lên đến mức 50% hoặc hơn thế nữa, ở mức 80%, thì đó chắc chắn là lợi thế cạnh tranh và cũng là sự khác biệt của tổ chức đó, quyết định sự thành công về mặt ngắn hạn cũng như lâu dài cho chính doanh nghiệp, tổ chức, và đội nhóm đó.

Chìa khoá là vậy, nằm ở sự gắn kết của nhân viên. Nhưng cần phải bắt đầu từ đâu cho việc hiện thực? Đó là một bài toán lớn cho bất cứ doanh nghiệp, tổ chức và đội nhóm nào. Tất cả cũng chỉ bắt đầu từ hai chữ “con người”. Và muốn gắn kết con người thì không thể vượt qua hai chữ “nhân văn”.

Gần đây, có một mô hình khá nổi bật để giải quyết bài toán này là mô hình “irresistible organization“, của chuyên gia HR hàng đầu thế giới Josh Bersin. Mọi tổ chức hoàn toàn có thể tham khảo mô hình này và tìm cách hiện thực cho tổ chức của mình.

Tuy nhiên, ở một mức đơn giản nhất, sự gắn kết sẽ bắt đầu từ chính người đứng đầu công ty và các thành viên trong ban lãnh đạo của tổ chức. Và mấu chốt là các nhân sự “chủ chốt” của công ty, mà tôi thường gọi là top 20% nhân sự của công ty, cần phải hiểu, tin, và là một hình mẫu cho sự gắn kết cần có cho tổ chức. Tôi tin rằng, sự đầu tư vào top 20% của bất cứ một tổ chức nào chính là sự đầu tư tập trung, hiệu quả, và ít tốn kém nhất để có thể cải thiện sự gắn kết và trở thành một công ty có thành quả kinh doanh đầu ngành. Doanh nghiệp, tổ chức, đội nhóm của bạn đã đầu tư cho việc này như thế nào?

Nếu bạn là người đứng đầu tổ chức, đội nhóm, là người đứng đầu nhóm nhân sự hoặc là người đang chịu trách nhiệm về việc phát triển năng lực của tổ chức, đội nhóm, tôi đề nghị bạn hãy nghiền ngẫm và suy nghĩ thấu đáo về các con số mà tôi chia sẻ ở trên: 1/3 và top 20%. Đó là những gì bạn cần nghiền ngẫm để có thể phát triển và nâng tầm đội nhóm của mình.

Nếu bạn thấy đội nhóm, tổ chức của bạn đang gặp phải vấn đề này (không gắn kết, không cống hiến, không trọn vẹn với công việc), một tin vui tôi có thể dành cho bạn là tôi đã ghi âm và chia sẻ toàn bộ các bài nói , có liên quan đến chủ đề này mà tôi đã có dịp thực hiện trong những năm gần đây. Các bạn hoàn toàn có thể tham khảo các bài nói này miễn phí ở đây, bao gồm các chủ đề như:

Tôi hi vọng những bài chia sẻ của tôi xoay quanh các chủ đề về phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý đội nhóm, và phát triển cá nhân trong danh sách trên có thể truyền cảm hứng và mang đến cho các bạn và tổ chức của các bạn thật nhiều các đề nghị để có thể xây dựng và duy trì được sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Cần nhớ rằng, mọi việc phải bắt đầu với top 20%.

Một lựa chọn khác là tôi có thể đến chia sẻ trực tiếp các chủ đề quan trọng đó tại công ty của các bạn. Việc gặp gỡ và chia sẻ trực tiếp chắc chắn sẽ có sức ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều trong việc truyền cảm hứng để đội nhóm của bạn hiểu và thay đổi để xây dựng một best team – một đội nhóm gắn kết. Nếu bạn thấy có nhu cầu đó cho đội nhóm của bạn, liên lạc với tôi tại link này (bằng cách điền vào form ở cuối trang). Một chủ đề khác mà tôi thường viết và chia sẻ là hạnh phúc, bình yên, cân bằng trong cuộc sống, sức khoẻ thân và tâm. Chắc rằng, đó cũng là một đề tài mà tôi tin là mỗi một chúng ta đều quan tâm. Good luck!

Exit mobile version