Site icon Viet Hung

Hỏi & Đáp Thiền: Hiểu về cái tâm

Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng

Câu hỏi: Thưa Sư, vậy tâm thực sự là gì? Đức Phật đã sử dụng bốn uẩn cuối trong năm uẩn và danh-sắc như thế nào để giải thích về cái tâm? Đức Phật còn sử dụng những cách nào khác nữa để giải thích về cái tâm không? Hiểu được tâm thì thật là khó. Xin Sư giúp con ạ.

Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.

Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 17/10/2010. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=3Dt7RNkLn-4

Sư Yuttadhammo:  Thực sự thì tâm là gì? Trong tiếng Pali, nama, vinnana, hoặc citta là các từ khác nhau để cùng nói về một thứ là tâm, là một thứ có khả năng biết, có khả năng có ý thức. Trong thực tế, chúng ta hiểu rằng có hai phần của thực tại (đang xảy ra đối với chúng ta). Một phần thì không có khả năng nhận biết. Đó là phần vô ý thức mà chúng ta gọi là rupa (sắc). Và trong tiếng Anh, chúng ta dịch nó thành hình tướng (form), vật chất (material) hoặc lý tính / vật lý (physical). Phần còn lại có khả năng nhận biết, có khả năng có ý thức. Nó nhận biết được sự vật, nói chung là nhận biết các đặc điểm lý tính, nhưng nó cũng còn nhận biết được các trạng thái tinh thần, trạng thái tâm nữa. Đó là phần mà chúng ta gọi là nama (danh). Đó là tất cả những gì thực sự tồn tại trong tâm.

Ngoài ra, các khía cạnh khác của tâm còn là các đặc tính, các phẩm chất của sự biết. Bởi vì không phải mọi cái biết đều như nhau. Đôi lúc, cái biết này, sự nhận biết này, sự quan sát này của sự vật có được là dựa trên sự đánh giá, hoặc là do sự sân giận, hoặc do lòng tham. Đôi khi nó là công bằng. Đôi khi nó là dễ chịu. Đôi khi nó là khó chịu. Không phải mọi cái biết đều giống nhau. Và cũng có nhiều đặc tính khác nhau của tâm. Nhưng một cách cốt lõi thì tâm là cái có khả năng nhận biết được.

Và nếu như thế thì thực ra không quá khó để hiểu về tâm.  Nó (việc hiểu tâm mình) chiếm phần rất lớn trong việc hành thiền. Nếu bạn thực hành thiền tập một cách chân thành, thì khá là dễ dàng để thấy được tâm là gì. Ví dụ, khi bạn đang quan sát bụng, khi bạn đang thấy sự phồng và xẹp (*), đang có một thực tại là bụng đang phồng và xẹp. Và cũng có luôn cả sự biết về nó (sự phồng xẹp). Hai điều này là riêng biệt. Nếu tâm không để ý đến đề mục, không hướng tới đề mục (trong trường hợp này đề mục là bụng, mà cụ thể là sự phồng xẹp của bụng), thì sẽ không có sự biết về nó. Tâm không ở đó. Nếu tâm không ở đó thì cho dù sự phồng xẹp cứ xảy ra, nhưng tâm thì lại không biết đến nó. Chỉ khi tâm và thân kết nối với nhau, tiếp xúc với nhau, còn nếu không thì sẽ chẳng có sự biết. Đó là những gì được gọi là tâm. Thân là một thứ, tâm là một thứ khác. Và khi chúng gặp nhau, nó được gọi là trải nghiệm.

Nói về ngũ uẩn, đó là một cách rất quan trọng để hiểu về thân và tâm mà bản chất là hiểu được thực tại là gì. Cách mà Đức Phật đã giải thích về ngũ uẩn là: Chúng là những gì được khởi sinh tại nơi mà chúng ta gọi là sáu giác quan. Chúng ta luôn nói về năm giác quan (trên thân). Nhưng thực ra có đến sáu giác quan: năm giác quan mà chúng ta thường hiểu cộng với giác quan thứ sáu là tâm, thuần tuý về tinh thần, suy nghĩ, “khu đất” tinh thần của chúng ta.

Khi bạn thấy một điều gì đó, sẽ có năm thứ sau đây khởi sinh. Đầu tiên, đó là phần lý tính, khi mắt và ánh sáng tiếp xúc với nhau. Đó là một trải nghiệm lý tính. Kế đến là cảm giác, mà ở thời điểm ban đầu nó là trung tính. Nhưng sau đó, sẽ tiến triển thành cảm giác dễ chịu hay khó chịu, tuỳ theo điều chúng ta thấy, là đẹp hay xấu,… Đó là cách mà chúng ta phản ứng trong tâm mình. Điều thứ ba là sự nhận biết của chúng ta về nó (những gì thấy được), sự nhận thức của chúng ta rằng nó là màu vàng, trắng, xanh, hay là một cái xe ôtô, một con chim, một cái cây,… Chúng ta nhận ra đó là người này hay người kia. Điều thứ tư là những gì chúng ta nghĩ về nó, sự đánh giá phán xét của chúng ta, thích hay không thích, trở nên giận dữ hoặc dính mắc với nó, … Và cuối cùng, điều thứ năm là sự nhận biết cơ bản quản lý tất cả mọi thứ, quản lý toàn bộ trải nghiệm. Năm thứ này được gọi là ngũ uẩn. Đó là cách mà Đức Phật đã giải thích về nó. Đó là điều xảy ra khi bạn hành thiền, khi bạn thấy một điều gì đó và niệm thầm “thấy, thấy, thấy”, bạn sẽ nhận biết được tất cả những điều này. Đôi khi, một trong năm điều này trở nên rõ ràng hơn. Đôi khi cảm xúc thật rõ ràng. Những lúc khác thì lại là ký ức, sự nhớ lại, nhận ra rằng đây là một điều gì đó bạn đã trông thấy trước đây. Một vài lần khác, nó chỉ là một sự nhận biết rõ ràng, chỉ là sự thật rằng bạn đang nhận thức được sự vật. Bạn biết rằng bạn đang nhìn, bạn có sự hiểu biết về nó. Khi nghe, điều tương tự cũng xảy ra. Khi ngửi, khi nếm, khi cảm nhận, và suy nghĩ, … cũng tương tự như vậy. Khi bạn suy nghĩ, có phần lý tính xảy ra, nhưng nó không thực sự nằm trong bức tranh ở đó. Phần lý tính là bắt buộc, như là nền tảng cho các trải nghiệm của con người. Về cơ bản thì các trải nghiệm là được đặt trên nền tảng của (các) suy nghĩ đã khởi sinh, có thể là do lý tính hoặc do tinh thần.

Đức Phật có sử dụng các cách khác để giải thích về tâm không? Ồ, có chứ. Trên đây là cách giải thích chuẩn nhất cách để hiểu về tâm. Nhưng Đức Phật cũng đã sử dụng nhiều cách khác để giải thích về cả thân và tâm. Và phức tạp nhất, nếu bạn hứng thú về điều đó, là bản kinh Vi diệu pháp (Abhidhamma), trong đó giải thích cặn kẽ, chi tiết nhất về thân và tâm, bao gồm 121 trạng thái tâm khác nhau, mà cơ bản là một sự hoán đổi của nhiều loại trạng thái tâm khác nhau khởi sinh đồng thời.

[Bỏ qua đoạn Sư nói về các trạng thái tâm được giải thích trong Vi diệu pháp]

Đó là một sự phân nhỏ chi tiết “khu đất” tâm. Tất cả đều là lý thuyết. Nhưng nó cho chúng ta một sự hiểu biết cặn kẽ về các chi tiết khác nhau của tâm mà bạn sẽ gặp phải khi hành thiền cũng như trong cuộc sống. Nó cho chúng ta một sự hiểu biết về các trạng thái tâm bao gồm những gì. Nó cũng giúp bạn phân nhỏ các thực thể mà chúng ta cho rằng nó là một vấn đề, một điều gì đó đang xảy ra. Nó có thể giúp phân nhỏ một điều đang xảy ra thành các chi tiết nhỏ hơn để chúng ta có thể nhìn thấy được rằng, nó thực sự cũng chỉ là các trạng thái tâm của sự tham lam, sân giận, những thứ đang khởi sinh trong tâm mình. Chắc chắn rằng nói về những điều này là quá nhiều trong một video ngắn. Tôi sẽ không đi vào chi tiết. Chỉ là để bạn hiểu rằng có nhiều khía cạnh khác nhau hoặc các cách khác nhau mà Đức Phật đã sử dụng để giải thích về tâm.

Như bạn có nói, cuối cùng đi nữa thì việc hiểu được tâm là rất khó. Chẳng có cách nào đi vòng qua nó cả. Bạn có thể lý thuyết hoá việc hiểu biết này, bạn có thể đọc kinh sách, … Nhưng cho đến chừng nào bạn ngồi xuống và hành thiền, bạn sẽ chẳng bao giờ thực sự hiểu được tâm mình. Và kể cả khi bạn ngồi xuống và hành thiền, vẫn có thể không thấy được rõ ràng sự liên hệ với ngũ uẩn, hay là cách mà Đức Phật đã nói về tâm, sự nhận biết. Nhưng điều đó không thực sự quan trọng. Bởi vì bạn chỉ cần một người nào đó như tôi để giải thích với bạn những gì đang xảy ra, đây, đây, điều này, điều kia, … Như tôi vừa mới làm xong. Tôi hy vọng nó là hữu ích.

Nhưng điểm chính yếu là bạn đang nhìn thấy thực tại. Không quan trọng là bạn hiểu được khái niệm trong Phật giáo về cái tâm, mà quan trọng hơn là bạn hiểu được sự thật về tâm, sự thật về thực tại. Không là quá quan trọng khi bạn có thể nói rằng, đó là thân, đó là tâm, đó là điều này, đó là điều nọ. Mà là quan trọng hơn nhiều nếu bạn thấy được nó như nó đang là, tại khoảnh khắc nó xảy ra. Bạn thấy nó một cách rõ ràng và bạn không đánh giá phán xét về nó. Bạn không cần phải hiểu biết một cách rõ ràng về Phật pháp để tìm xem nó là tâm nào trong số 121 tâm có thể có. Khi bạn có thể nhìn thấy rằng một số trạng thái tâm là bất thiện, thì bạn từ bỏ các trạng thái tâm đó. Và khi bạn thấy rằng một số trạng thái tâm là thiện, thì bạn đi theo chúng. Điều này đến một cách tự nhiên trong thực hành và đó mới là điều quan trọng nhất. Nhưng chắc chắn rằng nó không phải là dễ dàng gì.

Thực tế là rất khó để hiểu cái tâm. Và có một lời dạy này của Đức Phật thường được dùng đến. ‘Tâm thì chạy thật xa, đi một mình, không có hình tướng, và ngụ ở hang động‘. Câu đầu tiên này cho bạn ý nghĩ về một con quỷ hay một con ma rất bí hiểm: chạy rất xa, một mình, không có hình tướng, ngụ ở hang động. Câu kế tiếp là, “người nào có thể làm tĩnh lặng tâm mình, người đó sẽ trở nên tự do khỏi mọi xiềng xích của tội lỗi.” Như vậy, tâm được xem như là một thứ có thể đi xa và chẳng thể nào bị điều khiển được. Tại một khoảnh khắc, bạn có thể suy nghĩ về một điều gì đó cách xa hàng ngàn, hàng triệu dặm. Nó đi một mình nghĩa là bạn chỉ nhận biết được một thứ tại một thời điểm. Như vậy, tâm luôn luôn đặt trên một điều này hoặc điều khác. Nó không bao giờ ở hai nơi tại một thời điểm. Chắc chắc là rất khó để hiểu được điều này. Nếu bạn không tóm nó lại và tập trung sự chú ý lên một đề mục nào đó, nó sẽ nhảy lui nhảy tới giữa các đối tượng. Điều này rất khó để hiểu ra. Đó là lý do tại sao khi hành thiền Phật giáo, chúng tôi luôn đề nghị bạn tập trung lên thân. Và nhiều người không hiểu điều này. Họ nói rằng, “làm như vậy để làm gì? tôi thực sự muốn hiểu tâm mình. tôi muốn hiểu tâm đang hoạt động như thế nào, rằng vấn đề nằm ở đâu?’ Đúng vậy, nhưng tâm không có một hình tướng vật lý. Tâm không phải là thứ gì đó mà bạn có thể giữ nó lại và nói rằng, ‘à, nó đây này’. Nên cần phải dựa trên các yếu tố lý tính, bạn cần tập trung lên các yếu tố lý tính trên thân. Kinh sách cũng đã đề cập rằng, tập trung trước hết lên các yếu tố lý tính (cảm nhận trên thân).

Điều quan trọng là khi bạn đặt sự chú ý lên thân, tâm sẽ tự nó trở nên rõ ràng. Khi thân trở nên rõ ràng, thì tâm cũng trở nên rõ ràng một cách tự động và bạn chẳng cần phải làm điều gì đó đặc biệt nữa. Bạn không cần phải săn đuổi tâm nữa, tương tự như người đi săn hươu. Họ sẽ không chạy lung tung trong rừng theo sau con hươu. Họ chỉ cần ngồi ở nơi mà họ biết là hươu sẽ đến. Họ chỉ ngồi đó và đợi. Rồi chắc chắn rằng, tâm sẽ đến và họ sẽ có thể bắt được những gì họ muốn. Khi hành thiền, chúng tôi không phải rượt đuổi tâm mình. Khi đặt sự tập trung lên sự phồng và xẹp, rồi tâm sẽ đi ra với sự phồng xẹp của bụng, và chúng ta sẽ thấy được tâm hoạt động như thế nào. Đôi khi chúng ta trở nên sân giận, những lúc khác chúng ta lại thất vọng. Một đôi lúc, chúng ta thích thú và những lúc khác thì lại không vui. Chúng ta sẽ thấy được cách mà tâm phản ứng lại sự việc. Chúng ta sẽ thấy được đặc tính của tâm, của các thói quen.

Như vậy, là rất khó để bắt được tâm mà không sử dụng một kỹ thuật nào đó. Đó là lý do chúng ta sử dụng thân trước. Bởi vì, tâm không có một hình tướng lý tính. Nó lại ngụ ở trong hang động, đó là ám chỉ đến thân. Một cách nào đó tâm bị mắc kẹt trong hang động gọi là thân. Nó sẽ luôn quay trở lại và phụ thuộc vào thân. Nên khi bạn đặt sự chú ý lên bất cứ phần lý tính nào của thân, của thực tại khi nó khởi sinh, bạn sẽ có thể thấy được tâm. Bạn sẽ có thể bắt được nó, giống như việc tìm được một hang động nơi các con thú hoang dã trú ngụ và biết được phạm vi của nó. Rồi bạn chỉ cần quan sát trong phạm vi đó mà thôi, mà trong trường hợp này là thân.

Ok, chúc bạn mọi may mắn trong việc huấn luyện tâm, làm tĩnh lặng tâm và giữ cho tâm được trong trẻo khỏi các khó khăn. Đây là con đường mà như Đức Phật đã dạy để chiến thắng xiềng xích của ma vương, là phiên bản quỷ sa-tăng trong Phật giáo. Điều đó có nghĩa rằng sự xấu ác đang tồn tại trong tâm của chúng ta và đây là cách để chiến thắng chúng.

(*) Sư Yuttadhammo thực hành và dạy pháp hành của Ngài Mahasi Sayadaw trong đó dùng từ ngữ cụ thể – mantra – để niệm các đối tượng trong tứ niệm xứ khi hành thiềnVí dụ như khi đi thì niệm ‘bước chân phải, bước chân trái’

Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.

Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.

English Transcript (quickly jotting down)

Question: Hey, welcome back to Ask a Monk. Today’s question comes from Fisk Dams Consultant. What is really the mind and how did the Buddha use the last forth part of the five aggregates and Nama in Nama Rupa to explain the mind? Did the Buddha use any other ways of explaining the mind? Understanding what the mind is is hard. Please help.

What is really the mind? The mind, the definition of mind and here this is the meaning of Nama or Vinnana or Citta which in the end are all just different ways of saying basically the same thing. It’s that which knows. In reality, we understand there are two parts. One part of reality isn’t aware of anything. It’s the unconscious part of reality. That part we call Rupa. And in English, we translate that into form or material or the physical. The other part knows something. It’s aware of things, generally aware of the physical, but also aware of other mental states. This knowing we call Nama. This is all that really exists in the mind. And the other aspects of it are the quality of knowing. Because not every knowing is the same. Sometimes this knowing, this awareness, this observation of things is based on a judgment, anger or greed. Sometimes it’s impartial. Sometimes it’s happy. Sometimes it’s unhappy. Not every knowledge is the same. And so these are the various qualities of the mind. But essentially, the meaning of mind is that which knows.

And in this sense, it’s really not very difficult to understand at all. It’s very much a part of meditation practice. And if you practice sincere meditation, it’s quite easy to to see that which is the mind. For instance, when you’re watching the stomach, if you watch it rising and falling, there is the reality of the stomach rising and falling. But there’s also the knowing of it. And these are two distinct things. We know this because you’re not always aware of the rising and falling. If the mind doesn’t go out to the object and there’s no awareness. Sometimes the mind is elsewhere. The rising and falling is still occurring, but the mind is not aware of it. So until the mind and the body come in contact, there’s no awareness. And this is what is meant by the mind. The body is one thing, the mind is another. And when they come together, that’s called experience.

As far as the five aggregates, this is one very important way of understanding what is the body and mind and essentially what is reality. The way the Buddha explained the five aggregates is: they are something that arises at what are called the six senses. So we always talk about the five senses, but actually there are six. The five that we normally understand, and the sixth one is the mind, the purely mental, the thinking, our mental landscape.

So when you see something, there are five things that arise. There’s the physical, which is the eye and the light that touches it. That’s a physical reality. Then there is number two, the feeling, which is in the beginning neutral, but can evolve into a pleasant or an unpleasant feeling based on what we see, whether it’s beautiful or ugly, or how we react to it in the mind. Number three is our recognition of it, our perception of it as yellow, white, blue, as a car, a bird, a tree, recognizing it as this person or that person. Number four is what we think of it. Our judgments, liking it, disliking getting angry or becoming attached to it and so on. And number five is the basic awareness which which governs all of the other which governs the whole of the experience. These five things are called the five aggregates. That’s how the Buddha explained it. And that’s what happens when you meditate, when you see something and you say to yourself, seeing, seeing, seeing. You’re aware of all of this. And sometimes one is clear. Sometimes the feeling is clear. Sometimes the memory, the recognition that this is something I’ve seen before. Sometimes it’s what you think of it, the judgment. But sometimes it’s just the clear awareness, the fact that you’re aware of things. You know that you’re seeing, this knowledge of it. When you hear, it’s the same. When you smell, when you taste, when you feel and when you think… When you think, there’s the physical, but it’s not really in play there. The physical is required as a base for the human experience. But basically the four experience is based on thought based on a thought that has arisen, which can arise because of the physical or because of the mental.

So did the Buddha use other ways of explaining the mind? Yeah. This is the the most standard explanation of how to understand the mind. But the Buddha used a lot of ways to explain both body and mind. And the most comprehensive, if you’re really interested in that sort of thing, is in what is called the Abhidhamma, which is the most detailed exposition on the body and the mind, which includes a hundred and twenty one different types of mind states. And it’s basically a permutation of the various types of mind states that can come together. For instance, there are eight types of greed, of consciousness based on greed or craving. And you get the number eight because there are three factors. There are greed states that are associated with pleasure and those that are associated with equanimity. There are greed states that are accompanied by wrong view, by the understanding that it is good to be greedy and there are greed states that are not associated with you. So the understanding that it’s wrong but still wanting something. You’re understanding that it’s not useful for you, but still wanting something. And the third one, whether it is prompted or unprompted, whether it comes from itself or whether there’s an external stimulus like someone urging you to steal or so on or some kind of other factor that it doesn’t spontaneously arise. So with these three factors, you have two times, two times two and you get eight different kinds of of greed lines. There are two kinds of anger mine, two kinds of minds that are simply based on delusion. And those are the 12 unwholesome lines. And then it goes on and on and on. There are eight great wholesome or eight essentials for your wholesome, then eight,… I can’t even remember. It’s been a long time. But I’ve got the book and you can go through it and there’s one hundred and twenty one of them. And some of them are super mundane. Some of them are based on meditative states. And then there are fifty two, I’m probably getting it wrong. There’s a whole bunch of mental states that are involved here, like the ones that are involved in all of these minds, the the mental qualities that are only in some of the minds, only in the wholesome minds, only in the unwholesome minds and so on and so on. It’s a very complex breakdown of the mental landscape. All of that’s really theoretical, but it does give a good understanding of the various details of the things that you’re going to run into in your meditation practice and in your life, understanding what a mind state is. And it also helps you to break down some of the, as I said, entities where we think this is a problem, something’s going on, to be able to break it down and see, oh, it’s actually just states of greed, states of anger, things that are arising in my mind, my extrapolation of something very simple. But certainly too much for a short video. I’m not going into detail about that. But just so you understand there are many different aspects or ways that the Buddha used of explaining the mind.

As you say, in the end, understanding the mind is hard. There’s no getting around that. You can theorize, you can read texts and so on. But until you sit down and practice meditation, you’ll never really understand the mind. And once you sit down and practice meditation, it may still not be clear how that relates to the five aggregates or how the Buddha talked about mind or consciousness or so on. But it’s not really important. Because you simply need someone like me to explain to you what is happening here and here and here, as I’ve just done, hopefully helps with that.

But the point is that you’re seeing reality. It’s not important that you understand the Buddhist concept of mind. It’s important you understand the truth of mind, the truth of the reality. It’s not so important that you can say, that’s mind, that’s body, that’s this, that’s this. It’s much more important that you see it for what it is. It is what it is at that moment. You see it clearly and you’re not judging it. You don’t have to be clearly aware of what part of the Buddhist teaching that that fits into, in terms of which one of the one hundred and twenty one mindset is, for example. When you can see that certain mind states are unwholesome, then you give those up and you see that certain mind states are wholesome, then you follow those and this comes naturally through the practice, and that’s most important. But certainly, it’s not easy. And as far as the fact that the mind is difficult to understand, there’s a quote of the Buddha that’s often often given. And in the Buddhist language, it goes [Pali], which means basically [Pali], it travels far along. [Pali] It travels alone. [Pali] It has no form, [Pali] dwells in the cave. And the point of this first part is to give you the idea of some terrible beast or demon or ghost, something that is very mysterious. Because it travels far and wide alone without form, living in a cave. And then the next part is [Pali], which means a person who can calm the mind, this person becomes free from the bonds of evil. So the mind is considered something that goes far. It travels far and can’t be controlled. In a moment you can think of, be thinking of something a million miles or a thousand miles away. And it travels alone means that you’re only aware of one thing at a time. So the mind is always on one thing or another. It’s never in two places at once, and it’s certainly not able to comprehend everything. And if you don’t catch it and fix it and focus on one thing, it’s going to jump back and forth between objects. [Pali] means it’s very difficult to understand. And this is why in Buddhist meditation, we always have you focus on the body And many people don’t understand this. They’ll say, you know, what’s the point? I really want to understand the mind. I want to understand how my mind works, and that’s where the problem is. True, but it doesn’t have a physical form. [Pali] the mind is not something you can grab at and say, there it is. It’s something that relies on the physical. And so we have you focus on the physical. And this is another thing that the texts talk about saying that we have you always focus on the physical first. And the point is that when you focus on the physical, the mind becomes clear by itself. Once the body becomes clear, then the mind becomes clear automatically and you don’t have to do anything special. You don’t have to be chasing after the mind, just like a hunter when they want to catch a deer or a wild animal. They don’t go running up, running through the forest after the wild animal, they sit by the place where they know the deer is going to come, either the waterhole or the fruit trees, or someplace where they know that the deer are bound to come at some point. And they sit there and they wait. And sure enough, the mind will come, come to them and they’ll be able to catch what they want. The same… In our meditation, we don’t have to go chasing after the mind. When we focus on the rising and the falling, well, that’s the mind going out to the rising and to the stomach, and we’re going to see how the mind works. We’re going to get angry, sometimes, frustrated at it sometimes. We’re going to be happy, sometimes unhappy sometimes. We’re going to see how our mind reacts to things. We’re going to see the quality and the characteristics of our mind, our habits and so on.

So it’s very difficult to catch the mind without this sort of a technique. This is why we use the body first, because it’s [Pali], it has no physical form. And [Pali] means is the other part of this. It dwells in a cave. And that cave is the body. This mind is somehow trapped in the cage of the body. It always has to come back and be dependent on it. So when you focus on any physical part of the physical, reality as it arises, you’re going to be able to see the mind, you’re going to be able to catch it. It’s like finding the cage of the wild beasts and know where its limits are. You just watch those limits, which is, in this case, the body.

Ok, so good luck training the mind, calming the mind and keeping the mind clear and out of difficulty. This is the way, as the Buddha said, to overcome the bonds of Mara, which is like the Buddhist version of Satan. But it just means the evil that exists in our minds, and it’s the way to overcome these things. Ok, so thanks for the question. I hope that helps.

Exit mobile version