Hỏi & Đáp Thiền: Không thể thuần hoá tâm được

Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng

Câu hỏi: Thiền sinh nên làm gì, nếu tâm cứ tiếp tục kháng cự với việc được thuần hoá? Con thấy cứ như là không có tiến triển nào hết.

Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.

Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 17/04/2012. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=g5VCvVs_tpE

[Ni sư]: Cứ tiếp tục hành thiền. Chỉ cần kiên nhẫn và đừng bực bội. Nhưng nếu bực bội, hãy ghi nhận sự bực bội, ghi nhận tất cả những gì đang xảy ra (*). Bạn đang sống trong thế giới với quá nhiều cám dỗ, quá nhiều sự bối rối. Nên nếu bạn không hành thiền đều đặn hoặc nếu tâm bạn ở ngoài kia và bạn chưa học được cách để tách biệt tâm mình khỏi thế giới, bạn có thể sẽ không cảm nhận được rằng tâm của bạn đã bắt đầu được thuần hoá, hoặc có thể là nó đã được thuần hoá rồi. Đôi khi, bạn chẳng nhận ra được điều đó. Bởi vì sự tiến triển chỉ từng chút, từng chút một. Và bạn không hề nhận ra rằng, tâm của bạn đã thay đổi, rằng tâm của bạn đã trở nên tĩnh lặng hơn, rằng bạn có thể hướng dẫn các suy nghĩ của bạn tốt hơn nhiều so với trước đây. Nhưng bạn không nhận ra điều đó… Có thể là như vậy. Và giải pháp hiệu quả nhất là tham gia một khoá thiền, để có được một nền tảng tốt và sau đó về nhà, tiếp tục thực hành. Còn hiện tại thì như tôi đã đề nghị, ghi nhận mọi thứ đang khởi sinh và bạn có thể sẽ thấy được các thay đổi trong tâm của bạn.

Sư Yuttadhammo: Tôi muốn thêm vào một điểm. Sẽ cần phải làm gì, nếu tâm cứ tiếp tục chống lại việc được thuần hoá? Tôi muốn hỏi bạn một vài câu hỏi. Bạn cảm thấy như thế nào khi tâm kháng cự lại việc được thuần hoá? Điều đó có làm cho bạn dính mắc vào tâm không? Nó có khiến bạn cảm thấy tâm là một thứ tốt đẹp không? Và như [ni sư] có nói, điều đó có khiến bạn bực bội không? Và dĩ nhiên, một trong những câu trả lời là thừa nhận sự bực bội. Nhưng câu hỏi thực ra là, ‘điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với tâm?’. Tâm thì ổn định hay không ổn định? Là thoả mãn hay không thoả mãn? Là điều khiển được hay không điều khiển được? Chúng ta đọc được về các điều cốt lõi của Phật giáo. Nhưng rồi khi chúng ta thực sự trải nghiệm sự việc, vô thường, khổ, vô ngã, chúng ta vẫn cứ bị rơi lại vào cái bẫy của suy nghĩ rằng, có một điều gì đó sai. Bởi vì sự thật là đã có một tiến triển lạ thường, rằng bạn có thể thấy được một sự thật là tâm không thể được thuần hoá, thấy rằng bạn chẳng thể nào cột chặt tâm xuống và mong muốn nó sẽ ngồi yên, chẳng thể nói với tâm rằng ‘ngồi xuống’ và mong muốn nó ngoan ngoãn nghe theo sự điều khiển của bạn, tại bất cứ thời điểm nào.

Đó cũng là sự nguy hiểm gặp phải khi thực hành thiền định và có cảm giác tự mãn. Bởi vì, ngay cả nếu bạn đạt được những thành quả nhất định trong thiền định, nếu bạn dừng lại ở đó, nếu bạn trở nên tự mãn về điều đó, bạn vẫn sẽ rơi trở lại vào khổ đau và căng thẳng. Khi trạng thái tâm tĩnh lặng đó thay đổi, khi nó diệt đi, bạn sẽ vẫn phải trở lại với trạng thái của vô thường, của sự không ổn định của tâm. Tâm vẫn trở lại với sự mất tập trung.

Có một câu chuyện mà tôi thường sử dụng để minh hoạ, về một vị sư có các quyền năng huyền diệu. Sư có thể bay được và được hộ độ bởi một vị vua. Bởi vì vua rất quí vị sư này. Một lần nọ, nhà vua phải đi chinh chiến nơi xa. Nên nhà vua đã giao lại hoàng hậu của ngài việc hộ độ vị sư. Thường thì nhà vua dâng vật thực cho sư và bây giờ là hoàng hậu. Vị sư sẽ bay vào lâu đài qua ô cửa sổ, đứng ở đó và nhận vật thực. Một ngày kia, hoàng hậu tắm rửa sạch sẽ để chuẩn bị dâng cơm. Nhưng vào hôm đó, bà đã nằm xuống nghỉ và tự bảo, ‘à, mình nằm nghỉ một chút và đợi vị sư đến’. Nhưng bà đã ngủ thiếp đi. Khi vị sư đến, sư đã tạo ra tiếng động khi bay qua khung cửa sổ, chạm chân xuống sàn nhà. Sư đã tằng hắng đánh tiếng. Và hoàng hậu tỉnh dậy, lật đật đứng lên, nên váy áo rơi xuống sàn (người Ấn Độ thường mặc áo bằng một mảnh vải lớn quấn quanh người). Bất chợt vị sư nhìn thấy một hoàng hậu đẹp đẽ và đang không còn mảnh vải nào trên người. Và sư đã hoàn toàn đánh mất sự tĩnh lặng, mất luôn cả quyền năng huyền diệu của sư. Khi sư nhận lấy vật thực, quay người lại để bay ra khỏi ô cửa sổ, sư nhận ra rằng mình đã không thể bay lên được nữa. Sư đã phải bước từng bước ra cửa và hoàn toàn đánh mất mọi thứ. Và câu chuyện tiếp tục … [bỏ qua đoạn sau của câu chuyện vì nó không thực sự cần để minh hoạ vấn đề của Sư Yuttadhammo đang nói]

Lý do tôi thường xuyên kể câu chuyện này là để nhắc nhở chúng ta rằng tâm chúng ta chẳng thể nào ổn định được. Ngay cả trạng thái tâm quyền lực đến như vậy, cho phép đọc được tâm của người khác, cho phép bay trong không gian, … cũng không thường còn, chẳng tồn tại mãi ở đó.

Trở lại câu hỏi của bạn, đó là một phần quan trọng. Rằng việc bạn nhận ra, hiểu biết sâu sắc về bản chất của tâm là khó để thuần hoá là một hiểu biết sâu sắc quan trọng. Như vậy, câu hỏi cuối cùng mà chúng ta có thể hỏi là, ‘chúng ta sẽ phản ứng hay hành động như thế nào trong tương lai?’ Liệu sự thấy biết đó có khiến bạn thích điều khiển tâm trí của bạn trong tương lai nữa không? Bạn sẽ hứng thú đến độ như thế nào để tự bảo bản thân rằng, ‘okay, thử lại lần nữa xem sao. hãy buộc tâm lại một lần nữa nào.’ Không thể như thế được nữa. Bạn sẽ không còn thích thú, hứng thú về việc đó nữa. Hay thậm chí còn ác cảm trong việc tham gia vào những thứ như vậy. Và bạn sẽ nhận ra rằng, khi tâm trí trở nên điên loạn, khi tâm bắt đầu suy nghĩ về nhiều thứ, bạn sẽ có xu hướng ít bị nó lôi kéo hơn hoặc bạn trở nên khó chịu về ý nghĩ cố gắng để điều khiển tâm. Bởi vì, mong muốn điều khiển tâm xảy ra là do bởi vô minh, do bởi sự thiếu hiểu biết của chúng ta. Chúng ta đã cố gắng điều khiển cuộc sống của chúng ta, điều khiển chúng ta, điều khiển tâm của chúng ta do bởi vô minh, do bởi thiếu hiểu biết rằng chúng là vô thường, khổ, và không thể điều khiển được (vô ngã).

Đây là một câu hỏi chung chung mà mọi người thường hỏi do bởi quan niệm sai lầm hay thực ra là việc thiếu khả năng nhìn được sự uế nhiễm trong tâm của chính chúng ta, không nhìn rõ được bản chất của tâm chúng ta. Những gì chúng ta đang thấy thực sự là những gì chúng ta (được lập trình để) nhìn thấy. Tại khoảnh khắc đó, vấn đề là bạn không nhận ra nó. Và do đó, sự khó chịu sẽ khởi sinh. Bên trên của sự khó chịu là sự lo lắng và nghi ngờ: liệu bạn có đang thực hành đúng không hay là liệu hành thiền có thực sự là tốt không? Đó là lý do tại sao Đức Phật đã chỉ dạy quá rõ ràng về sự thật của các đặc tính này của thực tại: vô thường, khổ và vô ngã (không điều khiển được).

Như vậy, bất chấp sự vật lộn không ngừng để trở nên chánh niệm hơn về một vài thứ (trong lúc hành thiền), bạn có thể thu được thêm nhiều điều bằng cách chú ý tới những gì bạn đang làm, đang suy nghĩ. Điều đó là quan trọng. Bạn sẽ nhận ra rằng, bạn cần phải cẩn thận. Bởi vì, trong khi bạn không thể điều khiển tâm mình, bạn lại có thể tạo tác tâm mình thông qua thói quen. Tại bất cứ thời điểm nào, bạn có một lựa chọn cần phải làm. Và nếu bạn cứ chọn cùng một thứ lặp đi, lặp lại nhiều lần, nó sẽ xây dựng nên một thói quen trong tâm. Và đó là điều mà bạn đang tạo tác cho tâm mình. Đó là lý do tại sao tâm chúng ta nằm ngoài sự điều khiển. Thay vì cố gắng ép buộc tâm để nó được thuần hoá, bạn cần phải thay đổi các thói quen của bạn. Bạn cần phải bắt đầu hành động một cách khác đi, cách mà sẽ không xây dựng các thói quen có hại, không bổ ích, không tốt. Nhưng chắc hẳn là 100% bạn đã thu lượm được những điều bổ ích từ trải nghiệm này (không thể thuần hoá tâm mình). Bất cứ ai có câu hỏi này chắc hẳn đã học được một điều gì đó bổ ích và điều đó sẽ giúp họ buông bỏ. Sẽ là tuỳ thuộc vào họ khi tự bảo với bản thân rằng, tôi chẳng cần phải điều khiển mọi việc nữa. Những gì tôi cần làm là cẩn thận và không để tâm của tôi phát triển theo cách đó nữa.

(*) Sư Yuttadhammo thực hành và dạy pháp hành của Ngài Mahasi Sayadaw trong đó dùng từ ngữ cụ thể – mantra – để niệm các đối tượng trong tứ niệm xứ khi hành thiềnVí dụ như khi đi thì niệm ‘bước chân phải, bước chân trái’

Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.

Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.

English Transcript (quickly jotting down)

Question: What should one do, if the mind continues to resist being tamed? If I feel like no progress is being made.

[Bhikkhuni] Continue meditating. Just be patient and don’t get frustrated. But if you do, then note frustration and note everything that is going on. You are living out there in this world with all these temptations and all these distractions and so on. So it is when you are not meditating regularly or when you are too much out there in the world and have not learned yet to to seclude your mind, then you might not be able to to feel that the mind starts to be tamed or that it has been tamed already. Sometimes you don’t even notice, because it’s progressing little by little. And you don’t even notice that your mind changed and that your mind has become more silent and more still, and that you can direct your thoughts much better than you could before. But you are not aware of it. It can of course be that. You don’t… That you can’t tame your mind, really. And then the most efficient solution were to come on retreat, to get a good foundation and then go home and continue practicing. And in the meantime, as I said earlier, note everything that is arising and then you might be able to see the changes in your mind.

[Yuttadhammo Bhikkhu] I would like to add one thing. It’s not quite the advocate, but kind of smarmy. Well, what should I do if the mind continues to resist being tamed? Well, I want to ask you questions in return. How does it feel to have your mind resist being tamed? Does that make you want to cling to the mind or does that make you feel like the mind is a good thing? And as [the bhikkhuni] said, does that make you frustrated? And of course, that would be one answer is to acknowledge the frustration. But the real question is so frustrating that the real question is what does that mean about the mind? In that case, is the mind stable or unstable? Is it satisfying or unsatisfying? Is it controllable or uncontrollable? Because we read about the very core of the Buddhist teaching, some people don’t even but I think and this is a person who has been involved, who was quite his name, Gothic, Buddhist. And so, you know something about Buddhism. But when we actually experience these things, impermanence, suffering, non self, we still fall back into the trap of thinking something’s wrong. Because the truth is that that in and of itself is an incredible progress, to see that the mind cannot be tamed, to see that you can’t tie the mind down and and expect it to sit still and say, sit down and expect your mind at any point be under your control.

This is the the danger involved in being complacent about tranquility, meditation. Because even if you enter into tranquility meditation, which the Buddha recommended, which is a great thing, if you stop there, if you become complacent about it, you’ll still fall into a great amount of suffering and stress. When it changes, when when it disappears, you will still be liable to fall back into a state of impermanence or a state of instability of mind. The mind can still become distracted again. The story that I used to tell all the time about this monk who had magical powers. He could fly through the air and he was looked after by this king because the king had the greatest esteem for him. And one time the king had to go away to fight the war. And so he gave his queen to be in charge of looking after the monk. And so the monk would come on arms round and whereas before the king would give him food, now the queen would give him food. And he would fly in through the palace window, stand there and take the food. At one time the queen and take a shower or a bath. And she was lying, lying with her robe. And she said, I’ll lie down and wait for the monk to come. And she fell asleep. And when the monk came in, he made a noise, touching, coming in through the window or touching the floor, or else. He cleared his throat or something. And she woke up and stood up and the robe fell off. And he saw this beautiful queen and totally naked. And he totally lost his tranquility and lost his magical powers as well. So when he took the food, he turned around to fly out through the window and he found that he couldn’t fly anymore. And he’s like, up, up and not away. And so he walked out the door and totally lost everything and the story goes on. And eventually the king, uh, the queen explained to the king how to solve the problem. She said, give me to him. Give me to him as much as his wife. And so the king called the ascetic and said, OK, you can have my queen and take her away. And they went away and the queen really made a fool out of him. She said, OK, so we’ll have to go and get a house. The king has given us this house to live in and she said, oh, go back to the palace and fetch me my my slippers. So he went back all the way back to the palace. Let me go and fetch me my purse or go and fetch me this pillow or go and fetch me that and go and fetch me this back and forth and back and forth. He had totally lost his mind. And so when he came back, finally, she grabbed him by the beard. Because he has a bearded ascetic and said, look at you, you’re an anesthetic. And she woke him up and made him realize what a fool he was being. But the only point, the reason why I tell that story often is to remind us how there is no stability of mind. Even this powerful state that allows you to read people’s minds, fly through the air and so on, it’s not permanent. And so in a roundabout way that I think that is an important part of the answer, that your realization, your insight into the nature of the mind as being difficult to tame is an important vipassana insight. And then the last question we can ask is, what then does that or how does that make you react or act in the future, will that make you more keen to control the mind in the future? How are you going to be more keen to OK, let’s try again and tie the mind down. No, you’re more likely to be, um, disinterested, dispassionate about it or even averse to getting involved with it at all. And you’ll find that when the mind does go crazy, when the mind starts thinking about many things, you’ll be far less inclined to follow after it or even to become upset about it to try to control the mind. Because the controlling of the mind is out of ignorance. We tried to control our lives. We tried to control ourselves. We tried to control our minds out of ignorance, of the fact that these things are impermanent, unsatisfying and uncontrollable.

So I would say this is a common question that people ask because of a misconception of or really an inability to see our own defilement in our own nature of the nature of our own mind. So what you’re seeing is actually what you should be seeing. The problem is at that moment, you don’t realize it. And so there arises frustration. And then on top of that, there arises worry and doubt about whether you’re practicing correctly or whether this practice is actually any good. When, in fact, that’s really you know… That’s why the Buddha was so clear about this and so explicit about the fact about these qualities of reality as being impermanent, unsatisfying and controllable. So. Yeah, despite the constant fight to become more mindful about a few more things than I was even gained outside of meditation by paying more attention to what I’m doing and thinking, which is another important point. Another thing that you’ll realize is that you have to be careful. Because whereas you can’t control the mind, you do create the mind through habits. You know, at every moment you have a choice you can make. And if you choose the same thing again and again and again, it will develop a habit in the mind. And that’s what you’ve done. That’s why the mind is out of control. So instead of trying to force it to be tamed, you have to change your habits. You have to start acting in a different way, one that doesn’t develop that. And definitely one hundred percent you have gained from that experience. You there’s no question that someone who can come up with this sort of question has already gained something, has already gained the benefit, and that’s helped them to let go. It’s up to them to say I don’t need to control things. What I need to do is be careful and not let my mind develop in that way again. OK.

Leave a Reply