Site icon Viet Hung

Hỏi & Đáp Thiền: Các hiện tượng làm phiền dai dẳng

Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng

Câu hỏi: Đôi khi, trong lúc hành thiền, con thấy ngứa hay một cảm giác nào đó. Nếu con cố gắng điều tra nó, niệm thầm rằng, ‘ngứa, ngứa’, nó sẽ biến mất ngay lập tức (*). Nhưng khi con trở về với đối tượng chính, cảm giác đó lại quay trở lại. Điều đó làm phiền con đôi chút. Con nên làm gì?

Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.

Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 25/09/2010. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://youtu.be/ZOgHruzSqtA

Sư Yuttadhammo:  Yeah, chào mừng bạn đến với thế giới của thiền. Cuộc sống có nhịp điệu của nó. Vấn đề là chúng ta không hoà cùng nhịp điệu với cuộc sống, chúng ta không có khả năng chấp nhận thực tại. Nghĩa là chúng ta không hoà hợp, đồng điệu với thực tại. Chúng ta không nhảy múa theo. Chúng ta không hoà thuận với cách mà mọi thứ đang là. Chúng ta không chấp nhận thực tại. Chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta có một cách nào đó để điều khiển thực tại. Đó là lý do tại sao chúng ta không chấp nhận thực tại. Chúng ta sống cuộc sống của chúng ta và nghĩ rằng chúng ta đang điều khiển mọi thứ, rằng các đối tượng của các giác quan là thuộc về chúng ta. Rồi như thế, chúng ta cố gắng ảnh hưởng lên mọi thứ trong cuộc sống của mình.

Thực tế là có một tiến trình của nguyên nhân và kết quả, trong đó tâm có thể thay đổi sự việc ở một tầm mức rất nhỏ. Do đó, chúng ta nhầm rằng chúng ta cũng có thể làm điều đó ở một tầm mức lớn hơn. Rằng chúng ta có thể bảo rằng, ‘không ngứa nữa’, ‘không đau nữa’, … rằng chúng ta có thể có được những điều chúng ta mong muốn. Nhưng thực tế là chúng ta chỉ có thể dịch chuyển (một cách có giới hạn) theo một chiều hướng nhất định nào đó mà thôi. Chúng ta có thể dần dần xây dựng để đạt đến thời điểm không còn ngứa ngáy nữa. Bạn có thể phát triển theo một cách nào đó để có thể gạt sự ngứa ngáy đi trong một khoảng thời gian nhất định. Và ở tầm mức vi mô, bạn có thể thấy điều đó. Khi bạn niệm, ‘ngứa, ngứa’, nó biến mất trong khoảng một giây. Nhưng bạn biết đấy, nó rất nhanh. Nó nhỏ bé đến nổi tất của những gì bạn làm được là gạt sự ngứa ngáy đi chỉ trong một giây đồng hồ. Rồi khi bạn trở lại với đối tượng chính, nó lại trở lại.

Điểm chính yếu ở đây không phải là cần tạo ra một trạng thái tâm nào đó để bạn không còn ngứa ngáy nữa. Bởi vì, nó vẫn rất tạm thời, thoáng qua. Nó có một năng lực nhất định, rằng bạn xây dựng được trong trí óc của bạn để có thể ngăn chặn những điều này ra khỏi đầu (sự ngứa ngáy). Nhưng điều đó chẳng thể kéo dài được. Bởi vì còn có nhiều yếu tố khác kéo theo, ví dụ như các yếu tố lý tính, nó chẳng thể nào bền vững được.

Điểm chính yếu là cần phải dừng cách chúng ta sống cuộc sống của chúng ta như vậy lại, dừng việc cố gắng để điều khiển mọi thứ lại. Thay vào đó, huấn luyện để chúng ta chỉ đơn giản quan sát mọi việc.

Vấn đề không phải là sự ngứa ngáy. Vấn đề là sự phiền phức mà bạn có, khi đang trải nghiệm thực tại. Thực tại không nằm dưới sự điều khiển của bạn. Những gì bạn đang làm là bạn đang cố tắt sự ngứa ngáy đi trong một thoáng chốc. Bạn đang thay đổi chức năng của não để nó không trải nghiệm sự ngứa ngáy nữa. Rồi bạn lại tắt chức năng đó để trở lại với sự phồng, xẹp. Do đó, cái ngứa quay trở lại. Rồi bạn lại tắt cái ngứa đi, … Bạn cứ loay hoay như vậy. Và đó là thực tại. Đó là cách mọi thứ đang hoạt động. Đó là cách tâm chúng ta hoạt động. Tất cả những gì bạn làm, như tôi đã nói, là cố ép buộc sự ngứa ngáy biến mất trong một khoảng thời gian dài, ép buộc tình huống không thoải mái ra đi bằng cách xây dựng các trạng thái tâm này và những sự can thiệp. Đó không phải là giải pháp cuối cùng.

Giải pháp cuối cùng là chấp nhận / thừa nhận (thực tại), và bảo rằng, ‘ok, tôi đang ngứa. nếu nó đến, nó đến. nếu nó đi, nó đi’. Bạn sẽ vẫn thực hành chính xác như những gì bạn đang làm, nhưng thay đổi cách phản ứng lại với nó. Khi bạn thực hành như vậy, bạn sẽ bắt đầu thấy sự sân giận của bạn, bạn bắt đầu thấy sự thất vọng của bạn, bắt đầu thấy sự bất lực của bạn trong việc có thể chấp nhận cách mà thực tại đang hoạt động hay cách mà mọi việc đang lặp lui, lặp lại trước mắt bạn.

Khi bạn có thể làm thẳng thớm tâm của bạn lại, hãy thừa nhận rằng, ‘ồ, thất vọng, thất vọng, giận, giận, khó chịu, khó chịu’. Bạn bắt đầu thấy rằng, những gì bạn làm đang tạo nên khổ đau cho chính mình. Bạn đang phản ứng theo cách không thoải mái. Chẳng ai muốn tạo ra khổ đau cho mình cả. Điều đó rất đúng, ngay cả ở tầng mức sau cuối của não bộ, tâm của chúng ta chẳng hề muốn tạo khổ đau cho mình. Chúng ta làm điều đó bởi vì chúng ta không nhìn thấy được mọi thứ một cách rõ ràng. Khi bạn liên tiếp thấy và tự chứng minh cho bản thân thấy được rằng, những gì bạn làm đang trực tiếp tạo nên khổ đau cho chính bạn, do bởi sự sân giận, sự khó chịu, bạn sẽ không còn khó chịu nữa. Rồi cuối cùng thì sự ngứa ngáy cũng không còn nữa. Và nếu nó quay trở lại, chỉ cần niệm, ‘ngứa, ngứa’. Không có sự thất vọng. Không có sự khó chịu nữa. Bạn trở nên đồng điệu, hoà nhập với thực tại. Nó sẽ kiểu như là: ‘ngứa, ngứa, phồng, xẹp,…’ Nó không hẳn là một nhịp điệu. Nhưng dĩ nhiên đó là một ví dụ… Bạn cần nghĩ về nó như là một nhịp điệu. Đó là cách của nó, là nhịp điệu của tự nhiên. Và cho dù nó không phải là một nhịp điệu, nó là những gì nó đang là. Đó là thực tại.

Bạn có 2 lựa chọn. Bạn luôn có thể cố gắng để thay đổi thực tại, rằng nó nên như thế này, không nên như thế kia. Hoặc bạn có thể chấp nhận mọi thứ như chúng đang là. Con đường theo dấu chân Phật là chấp nhận mọi thứ như chúng đang là.

Hãy tiếp tục thực hành. Việc hành thiền của bạn ổn. Vấn đề nằm ở sự thất vọng. Và nó sẽ ra đi, khi bạn thừa nhận nó, thừa nhận ‘thất vọng, thất vọng’ và ‘ngứa, ngứa’, tâm của bạn sẽ trở nên dễ chịu hơn và rồi bạn sẽ nhìn thấy chúng chỉ như chúng đang là.

(*) Sư Yuttadhammo thực hành và dạy pháp hành của Ngài Mahasi Sayadaw trong đó dùng từ ngữ cụ thể – mantra – để niệm các đối tượng trong tứ niệm xứ khi hành thiềnVí dụ như khi đi thì niệm ‘bước chân phải, bước chân trái’

Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.

Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.

English Transcript (quickly jotting down)

Question: Next question from [CLL 24]. Sometimes in my meditation, I notice a feeling of itch or something, and if I try to investigate it, saying to myself, itchy, itchy, it immediately goes away. When I returned the main object, it comes back. That bothers me a little. What should I do?

Yeah, welcome to the world of meditation. Life has a rhythm to it. And our problem is we’re out of rhythm with life, our inability to accept reality. That’s what it means. It means we’re not in tune. We don’t jive. We don’t harmonize with the way things are. We can’t accept reality. We generally think that we have some kind of control over reality. And this is why we don’t accept. We live our lives thinking that we’re in control and that the objects of the sense belong to us. And so, we go about our lives trying to influence things. Now, there is a process of cause and effect by which the mind is able to, on a microscopic scale, change things. And so we get this idea that we’re able to do that on a macroscopic level, that we’re able to say no more itching, we’re able to say no more pain or so on. We’re able to get the things that we want. But the reality of it is we’re only able to move in a certain direction. We can build up to the point where there is no itching. You can develop yourself in a way that you’re able to put off itching for some time. And on the microscopic level, you can see that. When you say itching, itching, it goes away for a second. But, you know, that’s a microscopic. They call it a process, one intervention in quantum physics. And so one of the things I’m reading a book. But, you know, it’s so minuscule that all you’ve done is put it aside for a second. Once you come back to the main object, it comes back.

Now, the point is not to build up some kind of state where you’re no longer itching. Because that in and of itself is still temporary. It has a certain power that you’ve built up in the brain to to shut these things off. And it doesn’t last. And because there’s so many other factors, physical factors involved, that it’s unsustainable. The point is to stop living our lives in this way and stop trying to control things and to get ourselves to the point where we’re simply observing. The problem is not the itching. The problem is the bothering that what you’re seeing is the way things work. Reality is not under your control. What you’re doing there is you’re turning off the itching for a moment. You’re altering the function of the brain so it doesn’t experience it. And then turning that functioning off by going back to the rising and falling, the itch comes back. You know, you go back, the itch goes. You come back, the itch, it comes back and that’s reality. That’s the way things work. That’s how the mind works. All you could do, as I said, force the itch away for a long time, force the unpleasant situation away by building up these mind state and these interventions. That’s not an ultimate solution.

The ultimate solution is to  accept and to say, OK, now I’m itching. And if it goes, it goes. If it comes, it comes. Practising pretty much exactly the way you’re doing it and changing the way you react to it. Because what you’re practicing correctly, when you practice this way, you start to see your anger, you start to see your frustration, your inability to accept the way reality works or the way things are as you see it again and again and again. And as you straighten out your mind, you know, acknowledging as well, frustrated, frustrated, angry, angry, upset, upset, you start to see that you’re doing something that’s creating suffering for yourself. You’re reacting in a way that’s unpleasant. Now, no one wants to create suffering for themselves. And this is very true, even on an ultimate level of the brain that our minds don’t want to create suffering for ourselves. We do it because we don’t see things clearly. Once you show yourself again and again and again and prove to yourself that what you’re doing is directly creating suffering for yourself by getting angry, by getting upset, you won’t get upset anymore. Until eventually the itching, itching, it goes away, come back rising from the itching comes back. You go back and say, itching, itching. And there’s no frustration. There’s no upset. You become in tune with reality and you’re in tune with the rhythms. So it’s like itching, itching, rising, falling into it. And it’s not rhythmic. It’s not like that. But as of course example… You have to think of it like a rhythm. That’s the way it is. That’s natural in the same way that a rhythm is natural. And though it’s not rhythmic, it is what it is. And that’s reality. And you you have two choices. You can always be trying to change it, to be in some specific set way. This is the way it shouldn’t be in no other way. Or you can accept everything for what it is the path and Buddhism is to accept things as they are. So keep going. Your practice is fine. The problem is the frustration and that will go as you acknowledge the object and as you acknowledge the frustration, saying to yourself, frustrated and frustrated and itching, itching, your mind will ease up and you’ll be able to see it just for what it is. OK, thanks for the question.

Exit mobile version