Hỏi & Đáp Thiền: Chánh niệm hàng ngày?

Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng

Câu hỏi: Con đã lãng phí quá nhiều thời gian trong ngày, mà không chú ý đến việc thực hành thiền được. Xin sư cho một vài mẹo để giữ được tỉnh táo và chánh niệm trong ngày.

Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.

Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 03/02/2012. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=zKe6KikBMCo

[Skip đoạn đầu]

[Sư 1] Ồ, xuất gia. Đó chắc chắn là một cách để giải quyết vấn đề này. Đó là một khả năng. Bỏ TV đi. Tôi đã không bao giờ có TV. Tôi đã dành nhiều thời gian trên máy tính. Chúng tôi cũng đã thảo luận ở đây. Điều này đang xảy ra cho các thế hệ trẻ. Nếu bạn dành nửa ngày trên máy tính, điều đó chẳng lành mạnh gì. Nó là bất thiện. Bạn có thể phải đặt ra luật lệ về việc này, nếu có thể. Ở sở làm, có lẽ bạn cần phải làm việc trên máy tính, thường là 8 giờ hoặc hơn thế nữa. Nên nếu bạn còn dành thêm thời gian cá nhân trên máy tính, chơi game và những thứ khác nữa thì chắc chắn bạn sẽ cảm nhận không tốt về điều đó. Tôi thì không bị vấn đề này. Nhưng tôi biết nhiều người gặp phải vấn đề này. Mỗi người phải tự tìm ra cho bản thân điều gì là tốt, là thiện và điều gì cần phải làm cho bản thân mình. Việc đặt ra luật lệ rằng không dành nhiều hơn nửa ngày với bất kì loại máy móc nào chắc chắn là việc nên làm. Vì nó (việc dành thời gian trước máy tính, màn hình TV, …) chỉ rút hết năng lượng của bạn và ngăn bạn khỏi việc thực hành thiền.

[Sư 2] Tôi thấy việc giữ được chánh niệm suốt cả ngày rất đơn giản. Ví dụ như bạn đang trong phòng đợi, bạn chỉ cần ngồi đó, quan sát hơi thở. Bạn có thể thêm vào một vài thứ cụ thể hơn để nhắc nhở bạn chánh niệm. Bắt đầu với một vài thứ đơn giản. Ví như, bất cứ khi nào bạn bước chân vào hành lang, hãy biết rằng bạn đang bước qua hành lang. Bạn thấy hành lang khi bước xuyên qua nó, và nhắc thầm ‘bước chân phải, bước chân trái’. Khi bạn bước qua cửa, hãy nhận biết về điều đó. Hãy đơn giản nhận biết rằng bạn đang bước qua ô cửa, bước vào một không gian khác. Chỉ những điều nhỏ nhoi như vậy để mang tâm trở về với những gì đang xảy ra trong hiện tại. Đó là tất cả những gì cần làm, đơn giản nhận biết những gì đang xảy ra tại thời điểm hiện tại.

Sư Yuttadhammo: Một việc khác mà tôi nghĩ vô cùng quan trọng, không chỉ đối với câu hỏi này… Đối với người Tây phương, chúng ta có xu hướng cảm thấy nhiều tội lỗi hơn, nếu chúng ta không làm được theo một chuẩn mực nào đó. Ngược lại với một vài xã hội khác – khi họ thực sự làm những điều tồi tệ, họ không cảm thấy hổ thẹn về nó chút nào. Cả hai đầu cực đoan này đều vô cùng nguy hiểm, khi bạn quá quan trọng về một điều gì đó hoặc khi bạn không đặt sự quan trọng đủ cho một điều gì đó.

Điều cực kì quan trọng mà tôi muốn đề cập đến là lời dạy của Đức Phật. Ngài dạy rằng, nếu một người có được cho mình một khoảnh khắc trong trẻo của tâm thì kể cả nếu họ chết trong khoảnh khắc kế tiếp thì vẫn là tốt hơn việc họ sống được 100 năm nhưng lại không có được một khoảnh khắc trong trẻo trong tâm kia. Ngài dạy rằng, một khoảnh khắc của chánh niệm, một khoảnh khắc của yêu thương, của tử tế, của trắc ẩn và cả một danh sách của nhiều trạng thái tâm (thiện) là không thể đo lường được, là lợi ích vô cùng.

Thử tưởng tượng điều gì xảy ra khi bạn thực hành chánh niệm trong một khoảng thời gian dài. Tôi nghĩ đó là cách tốt hơn để tiếp cận những thứ như là thiền tập, tưởng tượng nó là tiền gửi trong ngân hàng. Đây là cách tốt hơn cho những ai đang cảm thấy tội lỗi, đang nghĩ rằng họ không thực hành đủ… Hãy nghĩ rằng mỗi một khoảnh khắc bạn thực hành chánh niệm là một điều tốt. Mấu chốt là bạn cần phải cảm nhận thoải mái, có lợi ích về việc thực hành. Bạn không muốn nó như là một việc vặt, là thứ mà bạn phải ép buộc bản thân làm. Nhiều khả năng đó là lý do bạn ép buộc bản thân. Bởi vì nó không thoải mái. Hoặc là bởi vì việc hành thiền không được tự nhiên hoặc nó lấy đi các trạng thái tâm tự nhiên của bạn, nên nó có vẻ như không thoải mái. Và tâm của bạn từ chối việc hành thiền.

Thực ra, nếu bạn hành thiền thì sẽ có ít hơn sự không thoải mái. Ban đầu, bạn có thể nghĩ rằng, ồ, thiền đến 1h đồng hồ, khó đây. Nhưng khi bạn thực sự hành thiền, bạn kết thúc khoá thiền và bạn cảm thấy, ồ, tôi thực sự thu được một vài điều. Bạn sẽ cảm nhận được rằng, thiền đang mang lại lợi ích cho bạn. Nhưng cũng sẽ dễ dàng có các xu hướng tiêu cực, và chúng trở nên tệ hơn, nếu bạn cảm thấy tội lỗi về chúng. Khi bạn tự răn bản thân rằng, tôi nên hành thiền, tôi nên hành thiền, bạn đang xây dựng thêm ác cảm, thêm sự sân giận bên trong bạn. Và phẩm tính của sự sân giận, theo như lời Đức Phật dạy, đó là sự không thoả mãn, dẫn đến việc tìm kiếm những thú vui dục lạc. Như vậy, việc tạo ra ác cảm đối với việc bạn không hành thiền sẽ khiến bạn không thích hành thiền. Đó là sự sân giận, tự oán ghét bản thân mình bởi vì bạn không hành thiền. Điều đó khiến việc hành thiền trở nên khó khăn hơn. Bạn khiến bản thân dễ bị kẹt lại trong thế giới trần tục hơn. Và rồi một cách tự nhiên, bạn có xu hướng tiến về phía có nhiều thú vui trần thế hơn. Bởi vì bạn không thoải mái.

Nhưng nếu bạn xem việc hành thiền như là một điều gì đó có thể mang lại lợi ích cho bạn, bạn nghĩ rằng, wow, nếu tôi hành thiền, mỗi một khoảnh khắc chánh niệm, như lời vị thầy của tôi luôn dạy rằng, mỗi một khoảnh khắc mà bạn chánh niệm thì sẽ có 7 sự uế nhiễm trong tâm diệt đi. Điều này được dạy trong Vi diệu pháp (Abhidhamma). Bạn có thể theo đó mà áp dụng. Cũng khó để diễn giải. Nhưng thực sự là mỗi một khoảnh khắc bạn tự nhắc mình ‘phồng’, ‘xẹp’, sẽ có 7 uế nhiễm trong tâm bạn diệt đi, chỉ với một khoảnh khắc của chánh niệm. Đó là bởi vì mỗi một khoảnh khắc của suy nghĩ có 7 khoảnh khắc nghiệp đi kèm và đi vào vòng luân hồi, và rồi chúng sẽ phát sinh ra kết quả ở trong một cuộc sống nào đó (của bạn). Như vậy, bạn có thể diệt cả 7 khoảnh khắc uế nhiễm này (nếu bạn có được một khoảnh khắc chánh niệm). Tôi nghĩ là hơi nhấn mạnh một chút, nhưng bạn phá bỏ được 7 nghiệp xấu chỉ với một khoảnh khắc chánh niệm có được. Nên, nếu bạn hành thiền trong 1h đồng hồ và giả sử rằng bạn chỉ chánh niệm được chừng 10% hay 20% của khoảng thời gian đó, hãy tưởng tượng xem bạn có được bao nhiêu khoảnh khắc chánh niệm? Đó là điều tốt đẹp. Đó là sự tích luỹ những điều tốt đẹp. Bạn nên nhìn việc hành thiền theo cách này, thay vì nhìn nó như là bạn đang bỏ lỡ một điều gì đó. Khi bạn hành thiền, bạn đang cho bản thân một điều gì đó, thay vì suy nghĩ về việc bạn không hành thiền được. Bạn đang bỏ sót một điều gì đó. Và thực sự là bạn đang bỏ sót một điều gì đó. Nó không sai. Sự đánh giá của bạn về cuộc đời của bạn là không sai. Và chúng ta nên hành thiền nhiều hơn. Nhưng cách duy nhất để làm được điều đó là cần phải cảm thấy thoải mái về việc hành thiền, hứng thú với việc hành thiền và xem xét nó ở đây (từ trái tim) như là một điều lợi ích, không phải ở đây (trong tâm trí) nơi mà những suy nghĩ của bạn dẫn dắt bạn … Đó là điều mà chúng ta thường làm. Điều này đúng cho tất cả mọi điều tốt đẹp. Những hành động tốt đẹp, lợi ích không nên trở thành một gánh nặng hàng ngày. Nó nên trở thành một điều gì đó có thể giải phóng chúng ta, mang lại sự thoải mái cho chúng ta.

Một điều khác liên quan đến câu hỏi này mà tôi muốn nói đến là đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị của cộng đồng xung quanh bạn. Đức Phật dạy rất rõ ràng về điều này. Một cuộc sống thiện sống được dựa trên những người đi cùng bạn, bạn bè của bạn. Nếu xung quanh bạn là những người tốt, sẽ có nhiều khả năng là bạn sống tốt. Một cách tự nhiên, bạn sẽ nghiêng về phía các hành động tốt và nhớ được để tránh các hành động xấu. Nếu xung quanh bạn là những người làm những việc xấu, sẽ có nhiều khả năng là bạn cũng sẽ làm những việc xấu. Điều này có thể không phải là một lựa chọn cho một số người, những ai sống ở vùng nông thôn xa xôi, hoặc những nơi không có nhiều người (ngay cả ở trong thành phố). Nhưng bạn nên cố gắng tốt nhất có thể để ít ra là tránh những người không chánh niệm và tìm một cách nào đó để giữ cho bản thân được tích cực. Và sẽ tốt hơn nếu tìm được những con người chánh niệm và ở cùng với họ…

Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.

Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.

English Transcript (quickly jotting down)

Question: I waste too much time lost in samsara, the events of the day, without paying attention to Buddhist practice. Any tips on keeping alert and mindful during the day?

[Monk 1] Well, I wonder where I have to answer this question. No, no, no, I didn’t mean anything, but I think you’ll be good at answering. Well, I think the good thing is, first of all, to notice that I’m spending too much time and there’s too many events going on. So this is the first step. I think to the second question is what everyone has to answer for himself. How much is enough time in practice? One person might say one hour a day is fine for me. But if I feel that there’s a lack. And it’s certainly worthwhile looking at the time I’m spending during the day, wasting my time, because obviously there is a problem. I don’t think there’s a guideline where you can say it’s OK to spend one or two hours with events and some people need for this and people need sticks. I certainly spend a lot of time wasting. But while I was out there in the samsara world, I thought that meditating in the morning and evening was good enough for me. But still, I spent many hours wasting, so I felt the same. So I can relate to the question very well.

[Yuttadhammo Bhikkhu] Got any tips for them? Good answer. I mean, the.

[Monk 1] Well, becoming a monk. It’s certainly a way. It’s a possibility. But I got rid of it… Well, I never had a television, really. So I spent a lot of time and computer. We discussed it here, too. We said, because it is a problem if you spend think… This goes for a young generation, especially. If you spend half a day in front of the computer, it’s just not healthy. It’s not wholesome. So if you notice it, there is something coming up. We feel bad about it. Then, you might have to put up a rule and say, OK, if it’s possible. I mean, at work, probably you still have to work computer. It’s usually eight hours more. So if you’re spending private time and computer playing games and stuff, you certainly are going to be feeling very bad on that. But I didn’t have that problem. But I know many people do. So everyone has to find out, I think for himself what is good, what is wholesome and what can be done about it. But certainly putting up a rule saying, if possible, not more than half a day in front of any kind of machine, it just makes it drains you out and keeps you away from practice.

[Monk 2] I see things for keeping mindful throughout the day, just be simple. Because say, you’re in a waiting room, you could sit there, watch the breath, you can add specific things to remind you to be mindful, like start with something simple. Like whenever you walk to your hallway, be aware that you’re walking through your hallway. You see the hallway as a time to go. Step right, step left. Become aware that if you’re going through a doorway, just be aware that you’re walking through the door, going into a different area. Just little things to bring the mind back to what’s happening right then. That’s all it is, just being aware of what’s happening right now.

[Yuttadhammo Bhikkhu] Another thing that I think is incredibly important, not to mention and not just in regards to this question is, I mean, that’s the main of the question has been answered. But to add something. For Westerners, especially, people who live in this what we call the Western world, we tend to feel a lot of guilt when we don’t perform up to some standard and as opposed to other societies or certain societies that feel not enough guilt. So when they’re doing really bad things, that they they don’t feel ashamed of it at all. And it can in both ways are incredibly dangerous. When you’re too serious about something and when you’re not serious enough. And the important, incredibly important thing that I wanted to mention. This is the Buddha’s words, on one moment, the Buddha said, if a person spends one moment developing clarity of mind, it’s better that they had that one moment and died the next moment than they should live for 100 years and never have that one moment. He said, one moment of mindfulness, one moment of love, kindness, compassion and a list of several states, it is of immeasurable, is of great benefit. And so he said, so just think of what happens when you do it for a long for a long time. I think this is a much better way to approach things like meditation, kind of like money in the bank. Uh, we should think of or one way to think of, a good way for people who are feeling guilty and thinking I’m not doing enough is to look at it in a different way and think of every every meditation you do as a good thing. The point being, you want to feel good about meditating. You don’t want it to be like a chore and be something that you’re pushing yourself to do. Because most likely the reason why you’re pushing yourself to do it is because it’s not comfortable. Or because there’s some aspect about it that because of its being unnatural or taking it out of your natural state, it seems unpleasant and your mind rejects it because actually meditation, when you’re doing it, is a lot less unpleasant than you think it is, right? We think, oh, that an hour of meditation, that’s going to be tough. But when you’re actually doing it and when you finish doing and you feel like, oh, I’m really getting something here. You feel like like it’s benefiting you. Uh, but it’s easy to get these negative tendencies and they get worse when you feel guilty about it. When you say I should be meditating, I should be meditate, you develop more aversion, more and more anger inside you. And the quality of anger, according to the Buddha, is, um, it’s the dissatisfaction that leads one to seek out the essential pleasures. So by creating this aversion to the fact that you’re not meditating, is disliking of the fact. That there’s anger in regards to, self-hatred, in regards to the fact that you’re not meditating. You make it harder to meditate, you make yourself less likely and more likely to get caught up in samsara. Your natural tendency will be more towards getting the central pleasures. Because you’re not happy.

When you look at meditation as something that brings you benefit and you think, wow, if I meditate, every moment that I’m mindfulness is something that one of my teachers always said. Every moment that you’re mindful of, your defilement, seven lifetimes worth of defilement die off. This is according to the Abhidhamma. You can work it out like that. It’s kind of a tricky way of saying things. But it’s actually true every moment that you say to yourself rising and you’re clearly aware of the rising, the defilement in your mind die, seven lifetimes worth of defilements die in one moment. Because every thought moment has every perception has seven, seven karmic moments in a row and all seven of those go out into samsara and can give rise to result in any of any lifetime. So you destroy all of those seven, seven lifetimes worth. I think it’s a bit of a stretch, but you destroy seven bad karma for sure. One moment. So if you do an hour and suppose you’re mindful 10 percent of the time, which is, you know, when you’re just starting out 20 percent of the time, think of how many thought moments you’re being mindful of. That’s goodness. That’s the accumulation of goodness when you look at it this way as a plus instead of, you know, something that you’re adding instead of something that you’re missing. So when you do it, you’re giving yourself something instead of when you don’t do it. You’re neglecting something. Now, it’s true that you actually are neglecting something. It’s not wrong. Your assessment of your life is not wrong. And we should be practicing quite a bit. But the only way to get there is to feel good about it and to enjoy it and to see it from here (in the heart) as a good thing, not up here (in the mind) where you think, oh… Which is how we normally do things. We feel guilty when we’re not doing. Uh, and I think that goes for all goodness. Good deeds should not become a burden everyday. They should become something that is liberating and pleasant for us.

The other thing I wanted to say about in regards to this question is you should never underestimate the value of a community when you’re surrounded. The Buddha was clear on this. The holy life is lived based on your companions, your friends. If you’re surrounded by good people, you’re more likely to do well. You’re naturally inclined to do good deeds and to remember to avoid bad deeds. If you’re surrounded by people who are doing bad things and you’re much more likely to do bad things. So that’s not an option for some people I know, living in rural areas or living in places, even in a city where where people are not so much. But you should do your best to at least avoid people who are unmindful and try to find a way to, um, stay to yourself so that you’re active, you know. And even better to find people who are mindful and stay with them, because you will certainly rub off …

One thought on “Hỏi & Đáp Thiền: Chánh niệm hàng ngày?

Leave a Reply