Site icon Viet Hung

Hỏi & Đáp Thiền: Quan sát thân hay tâm?

Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng

Câu hỏi: Các suy nghĩ là những nhân tố chính làm mất tập trung khỏi các giây phút hiện tại trong các hoạt động thường nhật. Vậy tại sao Đức Phật nhấn mạnh vào việc quan sát các tư thế (hoạt động) của thân? “Khi đi, biết là đang đi” … Có vẻ như việc quan sát suy nghĩ của tôi có thể giúp tôi (nắm) bắt được chúng.

Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.

Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 13/05/2014. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://youtu.be/mlnIcV1Sf80

Sư Yuttadhammo: À, Ngài đã không đặt một nhấn mạnh cụ thể nào hết vào việc cần quan sát thân hay các tư thế của thân, nghĩa là Ngài đã không dạy rằng điều đó là tốt hơn việc quan sát tâm. Nhưng Ngài đã đặt việc quan sát thân ở vị trí đầu tiên. Và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể suy luận từ đó rằng, điều đó là quan trọng. Điều đó dễ làm hơn và ở mức độ căn bản hơn. Thân thì luôn ở đó, có đó, dễ dàng để thấy. Và vì thế đó là những gì hầu hết các vị thiền sư dạy học trò tập trung vào. Bởi vì nó rõ ràng và dễ dàng nhất để đặt sự chú ý của bạn vào, cũng như duy trì sự chú ý của bạn (vào đối tượng). Các suy nghĩ thì lại lướt nhanh qua, thoáng qua và khó để nắm giữ, đặc biệt đối với các thiền sinh mới bắt đầu. Nên chúng tốt hơn là được giao cho các thiền sinh lâu năm hơn, hay các thiền sinh ở cấp độ cao hơn. Ví dụ, khi hướng dẫn hành thiền, chúng tôi sẽ giải thích về thân trước, sau đó mới đến thọ (cảm giác) và tâm (tâm trí, suy nghĩ). Vào thời điểm chúng tôi đến phần giải thích về tâm, thiền sinh đã có một ý tưởng căn bản về việc làm sao để chánh niệm, một cách khá thô sơ và rõ ràng về việc quan sát thân, quan sát hơi thở, tư thế ngồi.

Điều đó dễ làm hơn là yêu cầu họ quan sát tâm trí. Đức Phật đã không đặt một sự nhấn mạnh nào về tư thế của thân, nhưng Ngài đã đặt nó ở vị trí đầu tiên. Và chúng ta không nên bỏ qua điều đó.  Khi dạy thiền hoặc hành thiền, khi cần xác định “căn cứ” để quay trở về (trong lúc hành thiền) hoặc lúc bắt đầu hành thiền, chúng ta có thân để bắt đầu, để quay về. Bởi vì, sẽ là rõ ràng hơn và dễ dàng hơn khi dùng thân (và các cảm nhận trên thân) làm cơ sở cho chúng ta (trong khi hành thiền) tại bất cứ một thời điểm nào. Bạn có thể quan sát chân, quan sát bụng, quan sát thân, hay bất cứ tư thế nào của thân ở hiện tại. Tâm trí và suy nghĩ thì lại không như thế. Suy nghĩ sẽ lướt nhanh qua, thoáng qua và bạn không thể biết suy nghĩ nào sẽ đến trong giây phút tới. Nó không ổn định, trong khi thân thì ổn định hơn.

Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.

Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.

English Transcript (quickly jotting down)

Question: Since thoughts are the main distractors from the present moment during daily activities, why did the Buddha put an emphasis on watching the body postures. When you walk, know your walking, etc.? It seems like watching my thoughts helps me catch them.

Well, he didn’t put any particular emphasis on watching the body, bodily postures, for instance, saying that one is that it’s better than watching the mind. But he put it first. And I think we can infer from that something important. That it’s easier and more basic. The body is always there, easy to find. And so it’s what most meditation teachers advise their students to focus on. Because it’s most obvious and most easy to put your attention on, keep your attention on. Thoughts are fleeting and hard to catch, especially for a beginner. And so they are better relegated to a later, more advanced, somewhat more advanced. Like, let’s say, for example, in an instruction of meditation, we would explain the body first and then the feelings and then the mind. So by the time we got to our explanation of the mind, the meditator already had some basic idea of how to how to be mindful of something quite coarse and obvious, which is the body watching, the breath watching, the sitting position.

That’s much easier than having them watch the mind. And then I’d say he didn’t put an emphasis on the body postures, but he put them first. And we shouldn’t ignore that fact. And when teaching the meditation to others or with ourselves, when determining a base to come back to, in our meditation, to start out in our meditation, we should find something bodily, something physical. Because it’s more obvious and more easy to base ourselves on it at any given time. You can watch the foot or you can watch the stomach or you can watch the body in whatever posture that it’s in. The mind is not it’s not like that. The mind is fleeting and you don’t you can’t say what the thought is going to come next. It’s unstable in a way that the body is more stable.

Exit mobile version