Hỏi & Đáp Thiền: Có bao nhiêu kiểu thiền Phật giáo?

Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng

Câu hỏi: Có bao nhiều kỹ thuật thiền mà Đức Phật đã chỉ dạy?

Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.

Bài pháp ngắn này nằm trong chương trình Monk Radio và được đăng tải trên Youtube vào ngày 16/07/2012. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=HKFSgacZHdc

Sư Yuttadhammo: Như đã có chia sẻ, tôi nghĩ rằng bạn không thể thực sự có con số đó. Tại sao tôi nói vậy? Bởi vì Đức Phật có một khả năng [tiếng Pali], khả năng nhìn thấy được năng lực của một người, năng lực nào đang không có và năng lực nào đang có ở trong con người mà Ngài đang dạy. Như vậy, Ngài biết ngay cách dạy họ. Ví dụ, có một vị sư, Ngài dạy sư cầm một miếng vải, đưa lên dưới ánh nắng mặt trời, và nó trở nên dơ bẩn. Và bởi vì một vài điều mà sư đã gieo trồng từ cuộc sống trong quá khứ, sư đã có thể đạt ngộ vào thời điểm đó. Như vậy, tôi nghĩ rằng các kỹ thuật thiền mà Đức Phật đã chỉ dạy chỉ bị giới hạn bởi số lượng học trò mà Ngài đã dạy. Khi Ngài sắp chỉ dạy, Ngài biết chính xác cách dạy cho đối tượng cụ thể đó. Đôi khi, Ngài đi thật xa để chỉ dạy cho một người. Bởi vì Ngài thấy rằng họ đã sẳn sàng để nghe lời người thầy và sẳn sàng để nhận ra sự thật.

Trong truyền thống Phật giáo Theravada, chúng tôi tách thiền thành hai loại, và có thể nói rằng Đức Phật cũng làm điều đó. Rằng Đức Phật dạy rằng có hai loại thiền có lợi ích, đó là thiền samatha (thiền định, thiền chỉ) và thiền vipassana (thiền tuệ).  Như vậy, chúng tôi cố gắng giải thích những lời dạy của Đức Phật và nhiều kiểu thiền mà Đức Phật đã dạy phân loại theo hai loại thiền này.

Samatha gieo trồng sự tĩnh lặng, bình yên. Vipassana gieo trồng tuệ giác, hiểu biết sâu sắc. Dường như khá rõ ràng rằng một số loại thiền không thể trực tiếp dẫn đến trí tuệ được. Bởi vì chúng tập trung vào một khái niệm. Ví dụ, nếu bạn tập trung vào ánh sáng, như các bạn đã biết có nhiều loại thiền truyền thống thực hành việc tập trung vào màu trắng hoặc một vật gì đó. Tôi đã ghi hình video này cho đối tượng thiếu niên, để dạy các em căn bản về cách để tập trung vào một điều gì đó. Tôi đã hướng dẫn để tập trung vào màu sắc trong video. Tôi không biết đã có bao nhiêu bé thực sự xem, nó đã được đăng. Nhưng điều đó (cách tập trung vào màu sắc) không thể dẫn đến trí tuệ sâu sắc được. Loại thiền đó được gọi là thiền samatha. Bạn có thể nhìn chằm chặp vào màu trắng bao lâu tuỳ bạn muốn, nhưng không có điều gì về cách mà thực tại đang vận hành trong việc định tâm vào màu trắng cả. Nếu bạn tập thiền samatha, tập trung vào hình ảnh của Đức Phật, Đức Chúa, … không có điều gì trong đối tượng (đang quan sát) có thể dẫn đến tuệ giác sâu sắc được. Đức Phật dạy chúng tôi đọc tụng là để học thuộc lòng, nhắc nhở về các phẩm hạnh của Đức Phật. Và đó cũng là một loại thiền samatha.

Thiền vipassna là loại thực hành để có thể nhìn thấy một cách rõ ràng. Bạn sẽ sử dụng đối tượng thiền này, ví dụ, cái đĩa này, và bạn sẽ bắt đầu nhìn nó một cách khác đi. Khi tâm trí của bạn trở nên định tĩnh thông qua việc thực hành thiền samatha, bạn sẽ bắt đầu xem xét, nghiên cứu nó chỉ đơn giản như là đang nhìn. Như Đức Phật có dạy, [tiếng Pali]. Một vị sư đã hỏi Ngài pháp chính xác nhất, cách thực hành chính xác nhất, nhanh nhất để có thể đạt ngộ? Và Đức Phật đã dạy cho vị sư đó con đường ngắn nhất. Và đó là lý do tại sao bản kinh đó rất quan trọng. Bởi vì, đó là câu trả lời cho câu hỏi, ‘con đường ngắn nhất là gì?’

Và Đức Phật đã dạy rằng, [tiếng Pali] hãy huấn luyện bản thân bạn để thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, ngửi chỉ là ngửi, nếm chỉ là nếm, cảm nhận chỉ là cảm nhận, suy nghĩ chỉ là suy nghĩ. Khi bạn có thể làm được điều đó, sẽ không còn cái tôi nào ở đó nữa cả. Bạn sẽ không có bất cứ dính mắc nào nữa vào bất cứ thứ gì. Bạn sẽ không tìm thấy mình trong bất cứ thứ gì nữa. Khi bạn có thể làm được điều đó, bạn sẽ trở nên tự do. Bằng cách đơn giản thực hành như vậy, Bahia đã có thể đạt ngộ, trong khi đang ngồi đó, đảnh lễ dưới chân Đức Phật (hoặc đứng ở đó cùng với Đức Phật) lắng nghe Ngài chỉ dạy.

Đó là thiền vipassana. Khi bạn bắt đầu nhìn vào sự việc như chúng đang là, thay vì cố gắng gieo trồng thêm các trạng thái hoặc sự tập trung cụ thể nào đó, bạn bắt đầu nhìn thấy, ngay cả các trạng thái của tâm định. Tôi thường nhận được câu hỏi này từ những thiền sinh đang tự thực hành, những người không thực hành với sự hướng dẫn của một vị thầy. Họ thường chia sẻ … sau một thời gian, họ đạt vào một trạng thái của “hư vô”, không có gì ở đó cả. Họ thực hành một loại thiền nào đó một thời gian, và đột nhiên, họ rơi vào một trạng thái mà ở đó chẳng có gì cả, chẳng có hơi thở cho dù họ đang quan sát hơi thở. Hoặc là chỉ có hình ảnh Đức Phật, nếu họ suy nghĩ về Đức Phật. Ngoài ra, chẳng có gì ở đó nữa cả. Và họ chẳng biết phải làm gì kế tiếp tại thời điểm đó.

Đó là chỗ mà thiền vipassana sẽ điền vào. Đó là nơi bạn bắt đầu xem xét ngay cả các trạng thái tâm, mà trong trường hợp này là sự bình yên, định tĩnh. Bạn cần bắt đầu quan sát cả các trạng thái tâm đó. Bởi vì, bạn sẽ thấy rằng thực ra đó cũng là các trạng thái tâm có nguồn gốc. Bạn nói thầm, ‘định tĩnh, định tĩnh’ hoặc ‘bình yên, bình yên’. Và bạn sẽ nắm lấy được cảm nhận của bạn, bạn thấy được sự thích, sự dính mắc, và sự khuyến khích một cách tinh tế đang tồn tại trong tâm của bạn, khiến bạn sẽ hết lần này đến lần khác rơi vào trạng thái tâm đó trở lại. Rồi bạn sẽ bắt đầu thấy được rằng, chúng cũng chỉ là vô thường (sinh-diệt liên tục), bất toại nguyện và không điều khiển được. Chúng không tồn tại mãi được. Chúng không thực sự mang lại cho bạn hạnh phúc và bình yên thực sự, mãi mãi. Và bạn có thể từ bỏ các trạng thái tâm đó. Dĩ nhiên, kết quả là buông bỏ mọi thứ (kể cả những thứ ít làm bạn hài lòng hơn).

Như vậy, có hai loại thiền. Loại thứ nhất là sự thực hành nhằm đem lại sự định tĩnh. Loại thứ hai là sự thực hành nhằm đem lại tuệ giác sâu sắc. Và bạn có thể nói rằng về cơ bản Đức Phật đã chỉ dạy hai loại thiền như vậy. Đối với những ai có thời gian, Ngài sẽ dạy thiền samatha trước và sau đó dạy về tuệ giác sâu sắc. Đối với những ai không có thời gian, Ngài sẽ dạy họ cả samatha và vipassana cùng lúc. Tôi có thể giải thích như sau. Có 2 đặc tính của tâm. Một là sự định tĩnh, tập trung và đặc tính còn lại là trí tuệ hay sự hiểu biết sâu sắc. Bạn sẽ cần cả hai, samatha và vipassana. Một vài người sẽ thực hành samatha trước và sự tập trung của họ sẽ đạt lên đỉnh điểm mà không có tuệ giác sâu sắc nào. Tâm của họ tập trung, định tĩnh, nhưng họ lại không thực sự có một đầu mối nào về thực tại (cách mà thực tại vận hành). Rồi họ bắt đầu phát triển tuệ giác cho đến khi tuệ giác bắt kịp với sự định tĩnh và giao thoa với nhau. Khi hai đặc tính này gặp nhau, đó là thời điểm họ chứng ngộ niết bàn.

Có một con đường khác và đó là con đường mà hầu hết các vị thầy đang chỉ dạy vào thời nay. Các thiền sinh được dạy để phát triển cả hai đặc tính tâm này cùng lúc. Tại cùng thời điểm bạn phát triển định tậm, bạn đang tập trung vào một đối tượng, ví dụ khi đang ngồi thiền, bạn quan sát sự phồng và xẹp của bụng hoặc quan sát mũi, bạn cũng tập trung vào thực tại, tại cùng thời điểm đó. Bạn phát triển quan sát thực tại theo cách tập trung, định tâm. Như vậy, tại cùng một thời điểm bạn phát triển cả tuệ giác lẫn định tâm. Chúng đi cùng nhau, bạn vẫn phải cần cả hai, và chúng cũng sẽ dẫn bạn đến niết bàn, nhưng chúng đi song hành cùng nhau.

Có một cách thứ ba. Và Đức Phật đã dạy như sau. Bạn thực hành để nhìn mọi việc một cách rõ ràng trước mà không có bất cứ sự tập trung, định tâm nào. Đây có thể là lúc bạn nghiên cứu, suy nghĩ rất nhiều, khi bạn điều nghiên thực tại nhưng lại không có nhiều sự định tâm, tập trung. Rồi sau đó, bạn bắt đầu làm tâm bạn vắng lặng. Vipassana trước, sau đó mới đến samatha. Có hẳn một bản kinh trong đó Đức Phật dạy các cách khác nhau để đạt ngộ. Và đó cũng là chỗ có nhiều sự tranh luận trong Phật giáo. Bởi vì, mọi người đều muốn nói rằng, ‘ồ, không, không, chỉ cách này mới là đúng’, hoặc ‘chỉ cách kia mới là đúng’. Nhưng điểm mấu chốt là có 2 khía cạnh của việc hành thiền. Chúng có thể được phát triển riêng lẻ, nhưng sau cuối cần phải quân bình và kết hợp với nhau để có thể dẫn tới việc đạt ngộ.

Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.

Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.

English Transcript (quickly jotting down)

Question: How many meditation techniques did the Buddha teach?

Well, as I said, I think you can’t really put a number on them. Why I say this is because the Buddha had something called [in Pali], the knowledge of the faculties of beings, knowledge of which faculties were lacking and which faculties were present in the people that he taught. So he knew right away how to teach. One monk he taught him by having him hold the cloth up in the sun. And as he was holding the cloth up in the sun, it became dirty. And because of something that he had cultivated in a past life, he was able to become enlightened. So the techniques of meditation that the Buddha taught are, I would say, only limited by the number of people that he taught. When he would give a talk, he knew exactly how to to teach for that audience. Sometimes he would travel a long ways just to teach one person. Because he had seen that they were ready to hear the teacher and ready to realize the truth. So, that’s one thing that can be said.

Now in Theravada Buddhist tradition, we separate meditation into two types and it’s possible to suggest that the Buddha did as well, that the Buddha said there are two things that are of benefit and this is samatha and vipassana. So we therefore try to explain the Buddhist teachings and the many meditations that the Buddhist taught under these two headings. And samatha is the cultivation of tranquility, vipassana is the cultivation of insight. Because it seems quite clear and quite readily apparent that there are certain meditations that don’t directly lead to wisdom. Because they are focused on a concept. For instance, if you focus on the light, you know, there’s many of these traditional meditations where you focus on the white color or something and (I) did this video for kids, just to teach them the basics of how to focus on something. Uh, so we’ve had them focus on colors in this video. I don’t know if many kids actually watched it, but it’s out there. But this one can’t lead to wisdom. It can’t lead to insight. So we call this one samatha meditation. Because you can stare at white for as long as you want, there’s nothing about the way reality works in the contemplation of white. If you meditate on the Buddha or you meditate on God, um, for example, there’s nothing in those objects that will lead you to insight. The Buddha had us practice meditation or in some sense practice meditation on the Buddha to to recite to ourselves, [Talk in Pali] to recollect the Buddha’s virtues. And so this is samatha. Now, vipassana is the practice to see clearly. So you would take this meditation object, for example, this white disc, and you would begin to look at it differently. Once your mind became calm through the practice of tranquility, you would then begin to examine it simply as seeing as the Buddha said, [talking in Pali]. This monk asked for the most concise teaching, a concise practice. So none of this long practice of having to develop common tranquilly. Which the practice that is going to be the quickest to the shortest path to become enlightened? And so the Buddha gave him the shortest path and it is a very important sutta for this reason. Because it’s an answer to the question, what is the shortest path?

And the Buddha said [talking in Pali] that trained yourself so that seeing will just be seeing, hearing will just be hearing, smelling will just be tasting, feeling will just be feeling, thinking will just be thinking. And when you do this, there will be no basically there will be no self. You will not have any attachment to any of these things. You will not find yourself in any of these things. And when you do that, you will, uh, your mind will become free. And so simply by practicing that in that way, Bahía was able to become enlightened, sitting there, prostrating himself there at the Buddha’s feet or standing there with the Buddha, listening to the Buddha teach.

Now, this is the practice of Vipassana. When you begin to look at things as they are, rather than trying to cultivate some specific state or some specific concentration, you begin to look at even the states of concentration. So the next question these women had or the one woman had is the question that I always get from people who are practicing on their own, who don’t have and who haven’t cultivated meditation to over the long term with the teacher. They will ask… They will explain that they after some time, they get to a state of of of nothingness where there is nothing. So they’ll be practicing whatever meditation they were practicing for some time. And then suddenly they enter into a state where there is nothing and there is no breathing, if they were watching the breath. Or you know, Buddha, if they were thinking of the Buddha. There would just be nothing. And so they don’t know what to do at that point.

And this is where the practice of vipassana kicks in. This is where you begin to look at even the state of, in this case, peace or calm or tranquility might lose capacity and begin to examine that state. Because you’ll see that actually it is also a contrived state. You say to yourself, ‘calm, calm’ or ‘quiet, quiet’. And you’ll get a grasp of this feeling and you’ll pick up this subtle liking and the subtle attachment to it and the subtle, um, encouragement that exists in the mind that leads you to fall into this state again and again. And you begin to see that these are also impermanent, unsatisfying and uncontrollable. They don’t last forever. They don’t really bring you, um, true and lasting peace and happiness.

And so you’re able to give them up. And, of course, as a result, give up anything else that might be an even less pleasant and less comfortable. So these are the two types of meditation. The first one is for the practice of bringing calm. The second one is for the practice of bringing about insight. And you might say that basically the Buddha taught these two practices. For people who had time, he would teach them to practice samatha of the first and then give them insight. For people who didn’t have time, he would teach them what you might call samatha and vipassana together. So the the the way I like to explain it, let’s use a graphic here. There’s two qualities in mind. One is a concentration or focus and the other is wisdom or insight. And you need them both, you know, samatha and vipassana, you need them both. Some people will practice samatha first and their concentration comes to a peak, without any insight, without any knowledge whatsoever. Their mind is focused, but they don’t really have a clue about reality. And then they start to develop wisdom until it comes up and joins together. And when it joins together, that’s the moment where you enter into Nibbana. Now, another way, and one that most teachers nowadays will encourage of their students is to develop both together. So at the same time that you’re developing calm, that you’re focusing on an object is we have people sit and do meditation, for example, watching the rising and falling of the stomach or other people watch the nose or so, to focus on reality as well, but to develop to do it in a concentrated way as well. So at the same time as you’re developing insight, you’re also developing concentration. And so they still come together and you still need both of them and they still lead you to into Nibbana. But they come up together. There’s a third way. And the Buddha taught is where you practice to see things clearly first without any concentration. So this might be where you’re studying and when you’re thinking a lot, when you’re examining reality, but you don’t have much concentration and then you start to quiet your mind down afterwards. So first vipassana and then samatha. There’s one sutta when Buddha taught about these differences, the different ways of becoming enlightened. And this is where a lot of the controversy in Buddhism comes from. Because everyone wants to say that no, no, only this way is right or only that way is right. But the point being that there are these two aspects of meditation practice and observation suggests that they can be developed individually but eventually have to balance out and come together in order to lead one to enlightenment. So I think (this is) one answer on how many meditation techniques, you can say how many types of meditation or aspects of the meditation practice are there? There’s two aspects.

One thought on “Hỏi & Đáp Thiền: Có bao nhiêu kiểu thiền Phật giáo?

Leave a Reply