Site icon Viet Hung

Hỏi & Đáp Thiền: Điều tra “nhân”?

Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng

Câu hỏi: Khi hành thiền, tôi luôn muốn điều tra suy nghĩ của tôi. Tại sao tôi lại cảm nhận như vậy? Nguyên nhân của nỗi sợ hãi trong tôi là gì? Điều gì là nguyên nhân? Liệu đó có phải là một điều nên làm?

Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.

Bài pháp ngắn này nằm trong chương trình Monk Radio và được đăng tải trên Youtube vào ngày 19/03/2015. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=HKFSgacZHdc

Sư Yuttadhammo: Bạn cần phải hiểu mục đích của hành thiền là gì. Việc tìm kiếm nguyên nhân của sự việc không phải là mục đích thực sự của việc hành thiền. Dù rằng điều đó là thú vị. Chúng ta cần xem xét khiếm khuyết trong những gì bạn nói.

Thực tại giống như một dòng sông. Mọi thứ “chảy” theo trật tự. Nhưng mặt khác, điều đó khá là phức tạp. Nên việc nói rằng X là nguyên nhân của Y chỉ là một sự hiểu biết giản lược về cách mọi thứ vận hành. Nếu bạn ngồi đó và nói rằng, “Ok, tôi đã giận dữ sáng nay. Và nguyên nhân là bởi do tôi không chánh niệm và tôi đã cho phép trải nghiệm của tôi dẫn đến sự giận dữ.” Đó là một phần của câu chuyện. Câu hỏi ở đây là, “tại sao lúc ban đầu bạn đã thất niệm? Điều gì đã xảy ra giữa thời điểm bạn thất niệm và thời điểm bạn có sự giận dữ?” Có nhiều điều đã xảy ra trong khoảng thời gian đó. Xác định một việc cụ thể như là nguyên nhân bằng cách vận dụng trí óc như vậy có một giá trị nào đó. Bởi vì bạn sẽ bảo mình rằng, bạn nên chánh niệm hơn nữa. Và điều đó có xảy ra trong khi hành thiền. Nhưng đó không phải là hành thiền. Điều đó không giải quyết vấn đề.

Thực ra, hành thiền bắt đầu với việc nhận diện ra các nguyên nhân tạm thời. Như vậy, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc kế tiếp, nhìn thấy nguyên nhân xảy ra trước kết quả. Nhưng điều đó vẫn rất giới hạn, là những hiểu biết căn bản rất sơ bộ. Sự hiểu biết đó chưa đủ. Đó không phải là lý do thực sự của việc thực hành. Đó không phải là tuệ giác, cái nhìn sâu sắc nhất. Tuệ giác sâu sắc nhất là thấy được sự việc xuất hiện (sinh) do bởi một nguyên nhân, thấy được mọi việc phụ thuộc vào nhau. Không phải nguyên nhân là gì, mà là thấy sự việc sinh và diệt, đến và đi, thấy vô thường, thấy dukkha (đau khổ). Đau khổ là bởi do không thể thoả mãn được, do bởi vô thường, vô ngã. Điều đó chính là Dhamma (Pháp), chính là các kinh nghiệm. Đó là điều chúng ta cần quan tâm nhất. Bởi vì nguyên nhân của khổ đau chỉ đơn giản là sự dính mắc vào sự vật. Như vậy, nhân và quả không trực tiếp “trói” với nhau như vậy. Sự tham muốn được gây ra bởi do chúng ta thấy sự vật có vẻ như ổn định, thoả mãn, và có thể kiểm soát được.

Khi bạn thấy (bản chất) sự vật không như vậy, bạn buông bỏ chúng. Và khi bạn buông bỏ chúng, bạn trở nên tự do. Khi bạn tự do, bạn có thể xác nhận bạn tự do. Không cần phải làm thêm điều gì nữa. Vậy nó (việc điều tra nhân) có hữu ích không? Có, mặc dù có thể được cho là có một số lợi ích về trí óc, bởi vì bạn sẽ tự nhủ bản thân không nên như thế nữa, hoặc không phán xét bản thân nữa. Nó cho phép bạn có được một sự phân tích “siêu việt”, cho phép bạn chỉnh sửa việc thực hành. Điều này được gọi là [tiếng Pali] và cho phép bạn thành công. Tại thời điểm đó, bạn không thực sự hành thiền. Bởi vì bạn không quan sát sự việc một cách đơn giản như nó đang là (đang xảy ra). Bạn đang nghiền ngẫm trong “tấm gương trí óc” về những gì đã xảy ra. Bạn nghiền ngẫm, chế biến kí ức của sự việc. Và điều đó là khiếm khuyết (của việc thực hành). Nhưng nó không phải là vấn đề lớn nhất. Vấn đề lớn nhất là các kí ức. Điều này xảy ra như thế này, như thế này, như thế này, tất cả đều ở trong quá khứ. Và điều đó không thể thay thế được cái nhìn sâu sắc thực sự (tuệ giác thực sự). Như vậy nó (việc điều tra nhân) không phải là sai, không phải là tệ, nhưng cũng không phải là việc hành thiền.

Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.

Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.

English Transcript (quickly jotting down)

Quetion: When I meditate, I always want to investigate my thought, why I’m feeling that, what is the reason of my fear? What is the cause of this? Is it a good thing to do?

You have to understand what the purpose of meditation is. That’s finding out the cause of things is not the true purpose of meditation. It’s interesting. But we have to see the flaw in what you’re saying. The reality is like a river, everything, it goes in order, right? But on the other hand, it’s quite complex. So to say X is the cause of Y is a simplistic understanding of how things work. If you sit there and what you’re talking about is saying, ‘OK, I’m I’m angry this morning’. And the cause is that I was unmindful, you know, and I allowed experience to lead to anger. That’s that’s one part of the story. The question is, why were you unmindful in the first place? And what happened in between the time when you were unmindful and the time when you got angry? There’s many things going on. Pinpointing one specific thing as saying this is a cause, intellectually, it has some value then because you say, oh, well, then I should be more mindful.

And that sort of thing does happen in meditation. But that’s not meditation. It doesn’t solve the problem. In fact, meditation does begin by identifying momentary causes. So from one moment to the next, seeing what cause precedes what result. But it’s still a very limited, very preliminary basic understanding. That understanding is also not enough. It’s not the true reason for practicing. It’s not the highest insight. Highest insight is to see that things arise based on a cause, to see things are dependently reason. That’s it, not what was the cause, but to see the things arising and ceasing it comes and then it goes. So that’s to see impermanence. It’s also to see dukkha, which means an inability to satisfy because it’s impermanent and non self to see that there’s no essence to it. It’s about the Dhamma itself, about the experience itself. That’s what we’re most interested in. Because the cause of suffering is simply attachment to things, so cause and effect doesn’t directly,  indirectly can be useful, but directly does not tie into that. The craving is simply caused by seeing that things are stable, satisfying and controllable.

Once you see that things are not that, then you let go of them. And when you let go of them, you become free. When you’re free, you say I’m free. Nothing more needs to be done. So is it useful? Yes, arguably that has some intellectual benefit because it’s going to say, well, then I shouldn’t do that or I shouldn’t judge myself. It allows you to be a sort of a meta analysis that allows you to adjust your practice. This is what we call [Pali word] and allows you to succeed. So there’s a benefit to it. I don’t think that it’s a replacement to meditation. It’s not, it’s a non meditative process. At that moment, you’re actually not meditating. Because you’re not observing things simply as they are. You’re reflecting on the mirror intellectualizing about them. You’re reflecting, processing your memories of things which in fact can be flawed. But that’s not the biggest problem. The biggest problem is it’s memories. This happened like this happened like this, which is all in the past. And it cannot be a replacement for true insight, so not wrong, not bad, but not in segment.

Exit mobile version