Sách nào hay để học Phật pháp?

fullsizeoutput_ae37.jpeg

Gần đây, tôi nhận được câu hỏi này từ một người bạn. Thiết nghĩ, có lẽ cũng có nhiều người có câu hỏi tương tự, nên tôi chia sẻ lại đây để mọi người cùng tham khảo.

Anh Hung oi,

Cam on anh rat nhieu vi cac bai viet gan day ve hanh phuc. Em doc va ngo ra duoc rat nhieu dieu va thay hanh phuc hon. Em co gap mot vai ban o ben Anh va ho cung rat thich nghien cuu them ve Phat Giao, de co duoc inner peace va inner happiness. Anh co the recommend giup em mot vai cuon sach hay ve chu de nay bang tieng Anh de em order tang cho cac ban duoc khong a? Em cam on Anh nhieu!

Anh oi, em thay cai list nay. Anh co the tu van gium em cuon nao la phu hop nhat cho nguoi nhap mon khong a? 12 Buddhist Books To Read On Your Path To Enlightenment

Thực tế mà nói, khó có thể nói cái nào là phù hợp, cái nào là không phù hợp. Bởi vì mỗi một con người chúng ta quá khác nhau. Nên có một số điểm sau tôi sẽ đề nghị mọi người lưu ý.

  • Về con đường hạnh phúc, cần phải bắt đầu bằng mong muốn thực sự và nghiêm túc tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân, mong muốn học hỏi thực sự, với một sự kiên trì và một tâm trí rộng mở để học hỏi.
  • Về câu trả lời cho một con đường hạnh phúc đích thực, đến thời điểm này, tôi tin và chỉ tin vào một con đường duy nhất mà Đức Phật đã để lại cho muôn vàn đời sau. Tuy nhiên, đó cũng là điều thách thức. Con đường theo dấu chân Phật này có vẻ như khác nhau một cách rất là tinh tế đối với mỗi một người chúng ta.
  • Và điều này cũng đúng với đối việc tìm kiếm sách vở phù hợp. Có những cuốn sách, tôi học được nhiều điều tâm đắc và sâu sắc. Nhưng khi tôi tặng cho nhiều người, thực tế là nó lại là một cuốn sách “dở” cho họ. Họ thậm chí không hiểu những gì tác giả đã gửi vào trang sách. Và chắc chắn là không cảm nhận được một điều gì có ích, ngoại trừ việc… bối rối :).

Như vậy thì cần phải làm gì? Nếu muốn tặng cuốn sách nào, bạn cần phải … đọc qua cuốn sách đó trước. Và bản thân bạn là người vừa hiểu cuốn sách, vừa hiểu bạn của bạn nên mới có thể chọn lựa sách tặng cho phù hợp. Có lẽ đó là con đường hợp lý nhất.

Còn trên phương diện chung chung, tôi có thể đề nghị một số thứ như sau:

  • Đọc theo các tác giả được đánh cao. Trong danh sách 12 cuốn ở trên, tôi mới chỉ đọc được 1 cuốn trong đó mà thôi (là cuốn này Mindfulness In Plain English – và cuốn này rất hay). Nên tôi không đánh giá danh sách trên được. Nhưng tôi biết khá nhiều tác giả trong danh sách này và đã có đọc qua một vài cuốn của họ. Tôi nghĩ tôi sẽ đề xuất các tác giả mà tôi biết này, dựa trên những gì tôi đã đọc và học được trong suốt thời gian gần 10 năm tìm hiểu và thực hành Phật pháp vừa qua. Tôi cũng đề nghị thêm 1 số tác giả khác (xem bên dưới).
  • Nếu là nhập môn và là người phương Tây (hoặc được đào tạo theo phong cách phương Tây), tôi đề nghị nên tìm sách của những tác giả như: Jack Kornfield, Sharon Salzberg, Joseph Goldstein. Đó là những tác giả đương đại và có cách thức tiếp cận, giải thích phù hợp với cái mà mọi người vẫn gọi là “giải thích một cách khoa học”. Nên mọi người sẽ dễ tiếp cận hơn được với kiến thức về Phật pháp mà không bị “xù lông”.
  • Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn nữa thì tìm đến các tác giả là các bậc tăng, ni Phật giáo như Sư Bhante Henepola Gunaratana, hay còn gọi là Bhante G., (là tác giả cuốn Mindfulness in plain English). Sư có thêm 1 vài cuốn khác, cuốn nào cũng nên tham khảo. Một tác giả khác là Sư Ajahn Brahm. Sách của Sư thì không nhiều. Nên tìm đọc tất cả các sách của Sư. Và đối với Sư Ajahn Brahm, thực tế thì không cần mua sách, nếu bạn có thể nghe, hiểu được tiếng Anh. Bạn có thể lên Youtube, tìm từ khoá “Ajahn Brahm” và nghe hết các bài Pháp của Sư thì cũng là quá đủ rồi :).
  • Nếu muốn chuyên sâu hơn nữa, thì tìm tiếp sách và bài nói của các Ngài Ajahn Chah (là thầy của Sư Ajahn Brahm), Ngài Sayadaw U. Jotika (là thầy của Thầy tôi) hoặc các bài giảng Pháp của Thầy tôi tại trang web Sư Tâm Pháp. Nếu bạn thấy phù hợp ngay với các sách của Ngài Ajahn Chah, Ngài Sayadaw U. Jotika, hoặc Sư Tâm Pháp thì … không còn cần tìm gì nữa. Vì tất cả các điểm trọng yếu của Phật pháp đều được các Ngài chỉ ra rồi. Đủ sâu để đi sâu, mà lại không quá nhiều để có thể bắt đầu thực hành ngay.

Tóm lại, theo kinh nghiệm của tôi thì nên tìm sách để đọc theo các tác giả được đánh giá cao. Thứ tự thì như trên.

  • Bạn nên đọc qua rồi hãy gửi tặng quà đến bạn bè. Điều đó sẽ phù hợp hơn. Và khi bạn muốn tặng quà, tôi nghĩ bạn cũng muốn chắc chắn là quà có giá trị :).
  • Không cần tặng quá nhiều :). Bắt đầu với chừng 3 cuốn. Và người đọc sẽ tìm thấy cuốn phù hợp, tác giả phù hợp, sau quá trình đọc. Và thường thì trong các cuốn sách của các tác giả đó, họ lại đề cập đến những tác giả khác mà người đọc có thể thấy phù hợp để tham khảo thêm.
  • Rồi từ đó, người đọc, với tâm cởi mở và kiên trì tìm hạnh phúc sẽ tự tìm đến với các kiến thức về hạnh phúc.

Các cuốn sách cụ thể hơn mà tôi đã đọc qua (với các tác giả tôi đề nghị ở trên) và sẳn sàng đề nghị đến các bạn bao gồm:

4 thoughts on “Sách nào hay để học Phật pháp?

  1. Tôi có vài băn khoăn và phát nguyện muốn được học đạo Sư Tâm Pháp nhưng chắc không đủ nhân duyên nên chưa gặp được.

    1. Nếu đã phát nguyện rồi thì bạn đã làm những gì cho đúng với nguyện vọng đó? Tuỳ vào những gì đã làm thì cũng sẽ thể hiện tâm nguyện nhiều hay ít, sâu hay cạn. Và cũng tuỳ vào đó để duyên lành có thể đến hay không. Nếu chưa gặp được thì ít nhất nếu bạn có thể nghe đều đặn khoảng 100 bài Pháp của Thầy thì cũng như là đã gặp được Thầy rồi. Chúc bạn thuận lợi.

Leave a Reply