Tại sao bạn cần phải đọc sách?

Tôi tạo ra bài chia sẻ này bằng tiếng Anh, sau khi thấy được lợi ích quá lớn lao trong việc đọc sách. Ở đây, tôi dịch lại tiếng Việt bài chia sẻ này với một mong muốn có thể truyền cảm hứng đến những ai là người Việt, và chưa có thói quen đọc. Đáng lẽ thói quen tốt này phải được xây dựng từ khi chúng ta còn bé. Không may rằng phong cách giáo dục hiện tại lại chưa làm được điều này. Nên việc cổ xuý cho thói quen đọc sách là điều cần thiết cho mỗi một người Việt. Hy vọng những ai chưa có thói quen đọc sách sẽ bắt đầu cầm sách lên và đọc sau khi nghe câu chuyện của tôi. Những ai đã có thói quen đọc sách, tôi hy vọng sẽ tiếp tục đọc để sống một cuộc sống ý nghĩa hơn.

4 thoughts on “Tại sao bạn cần phải đọc sách?

  1. Thanks anh. Em cũng cố gắng đọc sách nhiều lần, nhưng đều bỏ cuộc vì bản thân không thể tập trung sâu vào. Hoặc do em không tìm được quyển sách với chủ đề mà em muốn hoặc cần phải đọc hay rõ ràng hơn là em cũng không biết em thích đọc về gì. Anh có thể cho em lời khuyên về những cuốn sách hay chủ đề nào có thể giúp em trong việc luyện tập cũng như rèn luyện kiến thức vì chính em cũng đang rối và không định hướng và nhận ra được đam mê hay sở thích về cái mình muốn và cần.
    Hy vọng nhận dược phản hồi từ anh. Thanks.

  2. Anh nghĩ là m cần trả lời câu hỏi em muốn gì trước? Thường thì chúng ta có một số mong muốn đại loại như:
    – Để giải trí hoặc thư giãn. Như vậy thì đọc truyện, báo, tạp chí, … là phù hợp.
    – Để học hỏi và cải thiện kiến thức về chuyên môn
    – Để học hỏi và cải thiện kiến thức về kinh doanh
    – Để học hỏi và cải thiện kiến thức về các kỹ năng về phát triển cá nhân, kỹ năng lãnh đạo
    – Để học hỏi và tìm kiếm hạnh phúc
    Nếu em thực sự biết em mong muốn gì thì em có thể tìm các cuốn sách tương ứng. Sự mong muốn của bản thân là động lực giúp em đọc. Đôi khi cũng chẳng phải là mong muốn, mà là công việc và cuộc sống cần em phải đọc một số cuốn. Và em cần phải kỷ luật bản thân để mà đọc thôi. Nên tập trung đọc về 1 chủ đề cho thấu đáo. Và thường thì khi bắt đầu đọc về một chủ đề nào đó, sẽ hơi chậm trong giai đoạn đầu. Nhưng khi em đã quen dần với từ vựng, ngữ nghĩa, và các phương pháp thì thường các cuốn sau sẽ nhanh hơn nhiều. Cần sự kiên trì. Không có việc gì là dễ dàng cả. Mà cần phải rèn luyện, đầu tư và bỏ mồ hôi, công sức vào đó. Chúng ta chỉ nhận được sự tưởng thưởng xứng đáng với công sức chúng ta đã bỏ ra mà thôi, nhé. Nên nếu em muốn có lợi ích nhiều thì cần phải bỏ công sức ra nhiều, đầu tư và kiên trì cho việc đọc.
    Anh thì hồi trước hay đọc sách về phát triển cá nhân, và phát triển kỹ năng lãnh đạo cũng như cách xây dựng một công ty thành công. Giờ thì anh hoàn toàn tập trung vào các sách bàn về hạnh phúc cá nhân.
    Nếu em muốn biết thế mạnh của em, mong muốn của em, em có thể tham khảo 3 cuốn này: Strengths Finder 2.0, Finding Your Element by Ken Robinson, Thirteen Things Mentally Strong People Don’t Do by Amy Morin.
    Chúc em mọi điều thuận lợi.

  3. – Có lý do gì đặc biệt đằng sau con số 14 không ạ? hay là ông thầy MBA của anh tự đúc rút ra từ thống kê/kinh nghiệm/quan sát cá nhân?
    Việc bắt đầu bằng một con số cũng hay. Có nghĩa rằng xuất phát điểm là sự quyết tâm nâng tầm hiểu biết thông qua việc đọc một số lượng sách nhất định trong lĩnh vực.

    – Cách mà em vẫn làm là bắt đầu từ một điểm xuất phát (một cuốn sách, bài viết, phóng sự,…) sau đó đọc/tìm hiểu lan rộng ra. Và trong trường hợp này sẽ để cho law of attraction dẫn dắt. Sau một thời gian thì đâu đó các dots tự kết nối lại thành một mạng lưới thông tin. Cách này cho được một lượng kiến thức rộng về chủ đề, nhưng không có chiều sâu.

    1. 14 chỉ là một con số đề nghị thôi. Thường thì đọc quá 5 cuốn là đã quá nhiều rồi. Và chính là do đam mê, mới đọc được. Và khi đã đọc được 5 cuốn về 1 chủ đề rồi thì các cuốn tiếp theo đọc nhanh được.

Leave a Reply