10 cách xây dựng lòng tự trọng cho con trẻ

Tác giả: Sarah Henry

Dịch từ bài viết gốc từ Babycenter.com tại đây.

Nuôi dưỡng lòng tự trọng cho con trẻ có vẻ như là một trách nhiệm nặng nề đối với các bố, mẹ. Nên nhớ rằng, cảm giác bản thân có giá trị sẽ đặt nền tảng cho tương lai của con bạn, khi chúng được chuẩn bị để có thể thử thách những điều mới mẻ bằng chính bản thân chúng.

Lòng tự trọng đến từ việc có ý thức về bổn phận, việc tin tưởng rằng chúng ta có khả năng, và việc biết rằng đóng góp của chúng ta được trân trọng và có giá trị.

Jane Nelsen, đồng tác giả chuỗi bài Positive Discipline (Kỷ luật tích cực).

“Như bất cứ ba, mẹ nào đều biết, lòng tự trọng là một trải nghiệm thoáng qua nhanh,” Nelsen. “Một vài lần chúng ta cảm thấy tốt về bản thân và một vài lần khác chúng ta không cảm thấy như vậy. Những gì chúng ta thực sự cố gắng dạy con trẻ của chúng ta là những kỹ năng sống như khả năng đáp trả lại những khó khăn trong cuộc đời.”

Mục tiêu của bạn trong vai trò ba, mẹ là đảm bảo rằng con bạn phát triển lòng tự hào và sự tôn trọng bản thân – ở chính trong con người của con bạn và từ trong các gốc rễ văn hoá của con bạn – cũng như sự tin tưởng vào khả năng của đứa trẻ để xử lý các thách thức trong cuộc sống (mà đối với một em bé 5 tuổi thì thách thức đó có thể là viết lại những chữ viết hoa một cách chính xác). Sau đây là 10 chiến lược đơn giản giúp tăng lòng tự trọng của con trẻ.

1. Một tình thương yêu vô điều kiện. Lòng tự trọng của một đứa trẻ sẽ phát triển với một sự hết lòng mà không đòi hỏi gì với một thông điệp: “Mẹ yêu con, bất kể con là ai và bất kể con làm gì.” Con bạn hưởng được nhiều lợi ích nhất khi bạn chấp nhận cháu như bản thân con người thực của cháu, bất chấp thế mạnh của cháu, những khó khăn của cháu, tính khí của cháu hoặc khả năng của cháu.

Nên bạn cần rộng rãi tình yêu của bạn dành cho cháu. Dành cho cháu nhiều ôm ấp, vỗ về, những nụ hôn và những cái vỗ nhẹ vào vai. Và đừng quên nói với cháu về việc bạn yêu cháu nhiều bao nhiêu.

Khi bạn phải khiển trách cháu, hãy cho cháu biết một cách rõ ràng rằng hành vi của cháu – chứ không phải là cháu – là không được chấp nhận. Ví dụ, thay vì nói: “Con là một đứa trẻ hư! Tại sao con không thể hành xử tốt?”, bạn nên nói: “Xô bạn Gabriel là không tốt. Điều đó có thể làm bạn đau. Con đừng xô như thế.”

2. Quan tâm và chú ý. Dành thời gian để cho con bạn một sự chú ý trọn vẹn. Điều đó gây ra những sự ngạc nhiên cho giá trị bản thân của con bạn, bởi vì nó gửi thông điệp đến cháu rằng ba, mẹ nghĩ rằng con quan trọng và quí giá.

Không cần phải mất rất nhiều thời gian. Việc này có thể là dành một khoảnh khắc để dừng kiểm tra email nếu cháu đang cố gắng nói chuyện với bạn, hoặc tắt TV đủ lâu để có thể trả lời một câu hỏi của cháu. Khi giao tiếp với cháu, việc trao đổi qua ánh mắt cần phải được thể hiện rõ ràng rằng bạn đang thực sư lắng nghe những gì cháu đang nói.

Khi bạn đang phải lu xu bu và không có thời gian cho cháu, hãy cho cháu biết điều đó mà không phớt lờ nhu cầu của cháu. Bạn hãy nói: “Hãy cho mẹ biết tất cả những gì về bức tranh con đã vẽ, và sau đó, khi con nói xong, mẹ cần phải nấu bữa ăn tối cho nhà mình.:

3. Dạy về các giới hạn. Thiết lập một số nguyên tắc hợp lý cho cháu. Ví dụ, nếu bạn bảo cháu con phải ăn snack trong bếp, đừng cho phép cháu lòng vòng trong nhà với kẹo bánh và trái cây vào ngày hôm sau.

Việc biết rằng một số nguyên tắc gia đình được thiết lập một cách cứng rắn sẽ giúp cháu cảm thấy an toàn hơn. Điều này có thể cần bạn lặp lại rất nhiều lần với cháu, nhưng cháu sẽ bắt đầu sống với mong đợi của bạn sớm thôi. Chỉ cần rõ ràng và nhất quán.

4. Hỗ trợ những rủi ro lành mạnh. Khuyến khích con bạn khám phá những thứ mới lạ, như thử một món ăn mới, tìm kiếm bạn mới, hoặc đạp xe ba bánh. Cho dù luôn có khả năng thất bại, không có rủi ro sẽ có ít cơ hội cho thành công.

Nên cần để cháu thí nghiệm một cách an toàn, và cố gắng chống lại ý nghĩ can thiệp. Ví dụ, cố gắng không “giải cứu” cháu nếu cháu có biểu hiện căng thẳng nhẹ khi khám phá một đồ chơi mới. Ngay cả việc nhảy vào và nói: “Ba sẽ làm cho con” có thể nuôi dưỡng sự phụ thuộc và giảm bới sự tự tin của cháu.

Xây dựng lòng tự trọng cho cháu bằng cách cân bằng giữa việc cần phải bảo vệ cháu với việc cháu cần giải quyết các nhiệm vụ mới.

5. Hãy để những sai lầm xảy ra. Dĩ nhiên, mặt trái của việc cho cháu lựa chọn và chấp nhận một số rủi ro là có đôi khi con của bạn sẽ chắc chắn phạm sai lầm. Đó là những bài học quý giá để xây dựng sự tự tin cho cháu.

Nên nếu cháu đặt đĩa đồ ăn quá gần cạnh bàn và đĩa nghiêng đổ xuống đất, khuyến khích cháu nghĩ về việc cháu nên làm khác đi như thế nào vào lần tới. Bằng cách đó lòng tự trọng của cháu sẽ không giảm đi và cháu sẽ hiểu rằng đôi khi phạm sai lầm là chuyện bình thường và chấp nhận được.

Khi bạn phạm phải sai lầm ngu ngốc, thừa nhận điều đó, đề nghị của Daniel Meier, giáo sư trợ giảng về giáo dục cơ sở trường Đại học tiêu bang San Francisco. Thừa nhận và sửa chữa lại từ những sai lầm của bạn gửi một thông điệp mạnh mẽ đến con của bạn – điều đó giúp con bạn dễ dàng hơn để chấp nhận thiếu sót của chính bản thân cháu.

6. Cổ vũ sự tích cực. Mọi người phản ứng tốt với sự khuyến khích, nên cần nỗ lực để xác nhận những việc tốt mà con bạn làm mỗi ngày trong tầm nghe của cháu. Ví dụ, bạn nói với bố cháu: “Joshua đã rửa rau cho buổi ăn tối đó.” Con bạn sẽ được ấm áp trong ánh sáng của lời khen của bạn và phản ứng phấn khởi của bố cháu khi nghe về việc này.

Và cần phải cụ thể. Thay vì khen: “Làm tốt lắm.”, khen: “Cảm ơn con đã đợi một cách rất kiên nhẫn trong hàng đợi.” Điều đó sẽ tăng cường ý thức về sự hoàn thành và giá trị bản thân của cháu và cho cháu biết chính xác những gì cháu đã làm đúng.

7. Lắng nghe hiệu quả. Nếu con bạn đang cố gắng kể cho bạn nghe một điều gì đó, dừng lại và lắng nghe những gì cháu nói, ngay cả nếu bạn không hiểu được tất cả những gì cháu nói. Cháu cần biết rằng những suy nghĩ và cảm giác của cháu là quan trọng.

Giúp cháu thoải mái với cảm xúc của cháu bằng cách dán nhãn chúng. “Ba hiểu rằng con buồn vì con phải tạm biệt với các bạn của con.:

Bằng cách chấp nhận cảm xúc của cháu mà không phán xét, bạn xác nhận cảm nhận của cháu và cho cháu biết rằng bạn tôn trọng những gì cháu nói. Nếu bạn chia sẻ cảm xúc của bạn (“Ba nôn nóng về việc đi sở thú”), cháu sẽ có tự tin để diễn tả cảm xúc của bản thân cháu.

8. Tránh so sánh. Những bình luận như: “Tại sao con không tử tế được như Peter?” sẽ chỉ làm cho con bạn cảm thấy xấu về bản thân cháu. Ngay cả những so sánh tích cực như: “Con là cầu thủ giỏi nhất” cũng có tiềm năng phá hoại bởi vì một đứa trẻ có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hình ảnh này.

Nếu bạn cho cháu biết bạn đánh giá cao và hiểu rõ giá trị của cháu bởi vì sự duy nhất của bản thân cháu, thay vì so sánh với những bạn khác, cháu sẽ có khả năng trân trọng bản thân cháu hơn.

9. Cảm thông. Nếu con của bạn thất vọng bởi vì cháu không làm được những việc mà bạn cháu có thể (“Con không thể bắt bóng được như Sophia!”), bạn hãy biểu thị sự cảm thông đối với cháu và sau đó nhấn mạnh một trong những điểm mạnh của cháu. Ví dụ, “Sophia giỏi bắt bóng. Và con thì lại giỏi vẽ tranh.”

Điều này có thể giúp chon bạn học được rằng tất cả chúng ta đều có điểm mạnh và điểm yếu, và rằng cháu không cần phải hoàn hảo để có thể cảm thấy tốt về bản thân cháu.

10. Khuyến khích. Mỗi một đứa trẻ cần sự hỗ trợ của những người thương yêu xung quanh với thông điệp: “Ba tin tưởng ở con. Ba thấy nỗ lực của con. Cứ thế tiếp tục nhé con.” Khuyến khích có nghĩa là xác nhận sự tiến triển – không chỉ là tưởng thưởng cho thành tính. Nên nếu con của bạn đang loay hoay cài khoá đồng hồ, bạn có thể khuyến khích: “Con đang cố gắng nhiều và con sắp xong rồi.” tay vì: “Không phải như thế. Để Ba làm cho.”

Có một sự khác nhau giữa khen và khuyến khích. Một bên tưởng thưởng cho nhiệm vụ trong khi một bên là tưởng thưởng cho người làm (“Con đã làm xong việc đó.” khác với “Ba tự hào về con.”) Khen ngợi có thể làm đứa trẻ cảm thấy rằng cháu “tốt’ chỉ khi cháu làm một việc gì đó một cách hoàn hảo.

Khuyến khích thì khác, xác nhận sự nỗ lực. “Nói cho ba biết về bức tranh của con. Ba thấy con thích màu tím.” hữu ích hơn là nói: “Đó là bức tranh đẹp nhất mà ba đã từng thấy.” Quá nhiều lời khen có thể làm mất đi sự tự trọng bởi vì nó có thể tạo áp lực để thực hiện và thiết lập một nhu cầu liên tục để nhận được sự phê chuẩn từ người khác.

Do đó, nhỏ giọt trong sự khen ngợi một cách thận trọng và khuyến khích một cách rộng rãi: Làm vậy sẽ giúp con bạn lơn lên để có cảm giác tốt về bản thân.

Leave a Reply